UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt "Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020".
Đề án được thực hiện với tổng kinh phí gần 82 tỷ đồn. Trong đó ngân sách địa phương gần 42 tỷ đồng, ngân sách trung ương 20 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp.
Theo đó, mục tiêu đặt ra đến năm 2020: có 100% chất thải nguy hại phát sinh tại các cơ sở sản xuất- kinh doanh được kê khai, báo cáo theo đúng quy định; 70% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường; 100% chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường; 100% các cơ sở y tế tuyến Trung ương, cơ sở y tế tuyến tỉnh, các cơ sở y tế tuyến huyện và các cơ sở y tế tư nhân thực hiện xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Từ nay đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung cho chương trình truyền thông nâng cao nhận thức trong quản lý chất thải nguy hại; xây dựng hệ thống thông tin quản lý chât sthair nguy hại; xây dựng khu xử lý chất thải nguy hại (chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế nguy hại, chất thải nông nghiệp nguy hại và các loại chất thải nguy hại khác) tỉnh Thừa Thiên Huế; đầu tư hoàn thiện Khu xử lý các loại chất thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế (với các công nghệ xử lý ác quy, lọc dầu, bóng đèn và các loại chất thải nguy hại khác); mua sắm phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại chuyên dụng; đầu tư các hệ thống xử lý nước thải cho 8 bệnh viện, cơ sở y tế; đầu tư lò đốt cho 02 huyện miền núi.
PV