Huế luôn luôn mới
Thừa Thiên - Huế: Còn nhiều bất cập trong công tác giao đất, giao rừng tại miền Trung
08:30 | 03/12/2013

Đó là nhận xét của PGS.TS Hoàng Mạnh Quân - Giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn khu vực vực miền Trung (CRD) tại hội thảo về “thực trạng giao đất rừng theo thông tư 38/2007 và thông tư liên tịch 7/2011 tại một số tỉnh miền Trung” vừa diễn ra tại thành phố Huế trong ngày 2/12.

Thừa Thiên - Huế: Còn nhiều bất cập trong công tác giao đất, giao rừng tại miền Trung
Hội thảo thực trạng giao đất rừng tại các tỉnh miền Trung thu hút nhiều nhà khoa học, giới nghiên cứu tham gia

Theo thống kê của Trung tâm phát triển nông thôn khu vực vực miền Trung (CRD), tại Việt Nam đến nay đã có 11,67 triệu ha rừng và đất rừng được giao trên toàn quốc chiếm tỷ lệ 71,8% tổng diện tích đất rừng của Việt Nam.

Giao đất giao rừng (GĐGR) đã góp phần đưa tỷ lệ che phủ rừng từ 23% năm 1983 tăng lên 39,9% năm 2012. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được. Công tác GĐGR đang còn nhiều vấn đề bất cập đó chính là công tác giao rừng vẫn chưa gắn liền với giao đất. Rừng chưa được giao một cách thực sự. GĐGR chưa đồng bộ còn chồng chéo.

Nhằm làm rõ những vấn đề bất cập trong việc GĐGR, Trung tâm Trung tâm và trường Đại học Nông Lâm Huế đã tiến hành nghiên cứu công tác GĐGR tại 4  tỉnh miền Trung là Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Qua nghiên cứu, điều tra, thực tế tại 4 địa phương này CRD đã đưa ra nhiều nhận định, trong đó rừng giao cho hộ gia đình quản lý ở các tỉnh còn khá thấp,  nhất là Hà Tĩnh chỉ chiếm 8,5%. Trong giai đoạn 1994 - 1999, rừng được giao chủ yếu là rừng trồng và đất lâm nghiệp chưa có rừng để trồng rừng.

Đặc biệt diện tích đất rừng thường giao cho người dân chủ yếu là rừng nghèo. Điển hình là rừng ở huyện Nam Đông, huyện Tuyên Hóa, huyện Kỳ Anh, rừng phục hồi  sau khai thác huyện Tây Giang, quyền lợi của chủ rừng đối với rừng tự nhiên chưa được quy định rõ ràng nên chủ rừng chưa đầu tư vào bảo vệ và và làm giàu rừng được giao.

Một số trường hợp giao rừng rất hình thức, chỉ giao trên giấy tờ, chủ rừng chưa xác định được ranh giới cụ thể. Ví dụ rừng tự nhiên giao rừng cho cộng đồng ở huyện Tây Giang năm 2003 - 2005, rừng tự nhiên giao cho cho nhóm và gia đình ở huyện miền núi Nam Đông các trường hợp này sai lệch giữa hồ sơ và thực tế.

Nhiều chủ rừng chưa biết được rõ ràng ranh giới của rừng được giao. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng còn chậm hoặc không được thực hiện. Nhiều trường hợp rừng phòng hộ được giao chưa phù hợp với đối tượng nhận rừng như giao rừng phòng hộ cho tổ chức kinh tế (ở huyện Hương Sơn) hoặc giao rừng sản xuất cho ban quản lý rừng phòng hộ (BQL Khu bảo tồn Kẻ Gỗ, Ngàn Sâu) dẫn đến việc chủ rừng gặp khó khăn khi quản lý các diện tích không đúng với chức năng nhiệm vụ.

Rừng được giao cho cộng đồng phổ biến hơn so với cộng đồng thôn như tại huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam rừng được giao cho 56 hộ cộng đồng thuộc 70 thôn (có những  cộng đồng gồm 2 thôn ) đều giao cho cộng đồng dân cư bao gồm nhóm hộ, câu lạc bộ khuyến nông…

Trước câu hỏi của một số phóng viên khi có ý kiến cho rằng rừng tại Thừa Thiên - Huế tập trung về tay các đại gia và người có chức, có tiền. Ông Võ Văn Dự - Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết:

Theo thông tin tôi biết, có một số doanh nghiệp đã tích tụ đất trồng rừng hàng trăm hécta nhờ mua lại quyền sử dụng đất của các hộ nông dân hoặc thuê đất của Nhà nước ở những nơi sản xuất còn rất khó khăn mà tại thời điểm đó, người dân chưa có điều kiện tổ chức sản xuất.

Một số trường hợp khác đã xin chính quyền địa phương khai hoang đất để trồng rừng cách đây hàng chục năm, vào thời điểm nhà nước đang khuyến khích mọi người dân trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc và lúc bấy giờ, hầu như chưa ai quan tâm đến việc trồng rừng. Còn nói việc rừng về tay người có chức, có tiền thì cần phải điều tra, xác minh cụ thể mới kết luận được rừng vào tay ai, có đúng với chủ trương giao đất, giao rừng của Chính phủ không để có hướng xử lý.

Nhìn nhận thực tế việc giao đất giao rừng tại miền Trung đang tồn tạo nhiều khó khăn trong đó các văn bản thực thi và điều hành còn nhiều vấn đề bất cập, chồng chéo. PGS.TS Hoàng Mạnh Quân cho hay: “Giao đất giao rừng là một chủ trương đúng đắn và là ‘cần câu’ quan trọng giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Do đó, các thông tư cần quy định cụ thể hơn về cơ chế tham gia trong giao đất giao rừng, đặc biệt là sự tham gia của người dân vì họ là người biết rất rõ đặc điểm khu rừng, vị trí và ranh giới”.

Cùng quan điểm trên, đại diện Trung tâm cũng cho rằng các ngành nên thống nhất quan điểm “giao rừng gắn liền với giao đất”, hoặc là “giao đất gắn liền với giao rừng.” Cùng với đó là giải quyết những trở ngại trong sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn với ngành tài nguyên và môi trường trong việc sử dụng bản đồ để lập hồ sơ giao đất giao rừng.

Theo giaoducthoidai.vn

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng