Huế luôn luôn mới
Thừa Thiên Huế: Quản lý chặt việc khai thác “giun biển - địa sâm - địa long - sá sùng”
09:57 | 09/07/2014

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Văn bản số 147/TB-KT&BVNL thông báo về việc khai thác “giun biển - địa sâm - địa long - sá sùng”.

Thừa Thiên Huế: Quản lý chặt việc khai thác “giun biển - địa sâm - địa long - sá sùng”

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã xác định 2 loại: loại nhỏ có tên khoa học Sipunculus nudus Linnaeus, dài khoảng 10cm, nặng 10-12g, thân tròn như ống, màu hồng nhạt, phần giữa thân có 30 sợi cơ dọc bao quanh, rất linh hoạt và loại to gọi là sá sùng chuối, tên khoa học Sipunculus sp, cũng họ sâu đất Sipunculidae, nặng tới 120g.

Việc quản lý khai thác đối tượng này cũng đang có mâu thuẫn ở 2 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: cho phép khai thác đối tượng từ 10cm trở lên và cấm khai thác hoàn toàn. 

Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản trong vùng đầm phá nội địa tỉnh Thừa Thiên Huế không cho phép người dân tỉnh ngoài vào tùy tiện khai thác và thẩm quyền cho phép khai thác nguồn lợi thủy sản đầm phá, theo Quy chế quản lý khai thác thủy sản đầm phá Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định 4260/2005/QĐ-UBND ngày 19/12/2005), UBND tỉnh chỉ phân cấp cho UBND cấp huyện. Vì vậy, trong công văn, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã có những yêu cầu như: UBND các xã, thị trấn đầm phá ven biển không tùy tiện cho phép người ngoại tỉnh vào khai thác đối tượng mới này, cần ngăn cấm triệt để; Không khuyến khích nhân dân địa phương khai thác đối tượng này, chờ thông tin trả lời từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

PV

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng