Theo đó, mục tiêu của đề tài là có được công cụ dự báo theo thời gian trước về sự thay đổi môi trường nước và chế độ thủy văn-thủy lực vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, trong điều kiện có sự biến đổi về điều kiện tự nhiên do hoạt động kinh tế, công trình của con người.
Trong quá trình nghiên cứu, bằng phương pháp tiếp cận đa mục tiêu (thủy văn-sinh thái-kinh tế-xã hội-môi trường), đề tài đã xây dựng được mô hình dự báo chất lượng nước trên nền mô hình MIKE, mở ra hướng mới trong việc nghiên cứu dự báo sự thay đổi dòng chảy và chất lượng nước trên lưu vực sông Hương và đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, đồng thời làm cơ sở cho các nhà quản lý, nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược lâu dài trong công tác quy hoạch đối với các lưu vực sông Hương và đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
Theo TS Trần Hữu Tuyên, chủ nhiệm đề tài, trong quá trình thực hiện, với phương pháp nghiên cứu tiếp cận tổng hợp đa mục tiêu, nhóm tác giả đã đánh giá được mô hình chất lượng nước một chiều, hai chiều trên đầm phá và các sông thuộc hệ thống sông Hương. Ngoài ra, cùng với việc thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu trong khu vực là nền tảng, cơ sở thực tiễn trong việc sử dụng mô hình dự báo trên nền MIKE và phục vụ cho nuôi trồng thủy sản trên khu vực nghiên cứu nói riêng và các lưu lực sông khác ở Việt Nam nói chung.
PV