Huế luôn luôn mới
Đón đọc Sông Hương số 321 (tháng 11/2015)
09:09 | 06/11/2015

Với sự góp mặt của các tác giả Trần Nhuận Minh, Đỗ Lai Thúy,  Trương Đăng Dung, Mai Anh Tuấn, Hạ Nguyên, Hoàng Vũ Thuật, Nguyên Quân,  Lê Vũ Trường Giang, Hạo Nguyên, Võ Vinh Quang,  Nguyễn Nhã Tiên, Vương Kiều,  Trần Thị Tường Vy,  Vũ Dy, Nhất Lâm, Châu Thu Hà, Nguyễn Miên Thượng, Nguyễn Hàn Chung, Đông Triều, Phan Lệ Dung, Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Hữu Đống...

Đón đọc Sông Hương số 321 (tháng 11/2015)

Trong số những trang sáng tác, thơ tiếp tục mang đến những ấn tượng mới. Đặc biệt, một mục thơ mới vừa xuất hiện: Tự giới thiệu với Thơ. Tác giả đầu tiên của mục này cũng có nét khá thú vị khi tự giới thiệu: “sinh 1985, làm ruộng, không dùng điện thoại di động…”. Khó có thể ngờ được một anh nông dân thời nay có thể viết những câu thơ như thế này trên cánh đồng của mình: “Mùa đông còn lại gì nào… Tôi còn lại gì nào/ đơn độc, và/ tự do”… Trong số những trang văn, bút ký “Mùa vàng Mù Cang Chải” ấn tượng ở chỗ tác giả đã tường thuật từ cao đỉnh mù sương. Ở đó không chỉ có những ruộng bậc thang chín vàng rực rỡ, mà còn là những hoàng hôn đỉnh đèo, những mưa đám mây sơn cước, những hoa dại ngát hương rừng…; đặc biệt là những con người thích sống trong sương mù, làm bạn với mây, hào sảng và lãng mạn nhất miền Tây Bắc…

“Bàn về tên gọi “Đan Lăng”, “Đan Dương”, “Đan Dương Lăng”…” của cây bút trẻ Võ Vinh Quang là một nghiên cứu đáng lưu ý. Từ nghiên cứu này, ta có thể đặt câu hỏi: Có hay không cái tên riêng “Đan Dương, Đan Lăng” để chỉ cung điện lăng mộ vua Quang Trung hay đó chỉ là danh từ chung phiếm chỉ những công trình thuộc về vua chúa? Và nếu vậy, sẽ có một hướng mới nghiên cứu về lăng mộ vua Quang Trung trong tương lai? Đây cũng là vấn đề mà Sông Hương xin nêu để bạn đọc, các nhà nghiên cứu cùng tiếp tục trao đổi.

“Bước đầu phác thảo và nhận xét niên biểu văn chương Nguyễn Huy Thiệp” của Mai Anh Tuấn sẽ là món quà quý cho tất cả những ai quan tâm đến “văn chương Nguyễn Huy Thiệp”. Xin dẫn ra một trong những nhận xét đáng chú ý: “Không đợi đến ân sủng ngoại giao, NHT trở thành nhà văn Việt Nam đương đại có tính quốc tế đáng kể nhất và nhờ vị thế này, văn chương NHT được sử dụng như một tư liệu tìm hiểu Việt Nam của giới nghiên cứu Việt học trên thế giới”.

Một thuật ngữ xuất hiện từ rất lâu, nay đang được quan tâm trở lại, và ứng với một tên tuổi khá đặc biệt - Nguyễn Văn Huyên. Bài viết “Nhân học văn hóa - Nhìn lại Nguyễn Văn Huyên và từ Nguyễn Văn Huyên nhìn lại”, sẽ là cái nhìn đa chiều song rõ nét về một nhà khoa học. Nhiều bài học sẽ được chính bạn đọc rút ra khi đọc bài viết này của nhà phê bình Đỗ Lai Thúy.

Dưới đây là mục lục Sông Hương số 321: 

VĂN:

- QUẢ TIM CỦA MODIGLIANI - Hạo Nguyên

- MÙA VÀNG MÙ CANG CHẢI - Lê Vũ Trường Giang

- MÊ CUNG – Nguyên Quân

THƠ:

TRƯƠNG ĐĂNG DUNG – VŨ DY – HOÀNG VŨ THUẬT – NHẤT LÂM - NGUYỄN NHÃ TIÊN – TRẦN THỊ TƯỜNG VY  - CHÂU THU HÀ - NGUYỄN MIÊN THƯỢNG – NGUYỄN HÀN CHUNG – ĐÔNG TRIỀU – PHAN LỆ DUNG – VƯƠNG KIỀU – NGUYỄN VĂN PHONG – NGUYỄN HỮU ĐỐNG

NHẠC:

- THIÊN CHỨC THẦY- Nhạc: NGUYỄN VĂN THIẾT& Thơ: NGÀN THƯƠNG

-  TIẾNG HÁT XA QUÊ - Nhạc: Nguyễn Việt & Thơ: Lê An Tuyên

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:

- ĐỀ CAO TRÁCH NHIỆM CỦA VĂN NGHỆ SĨ TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH, LỐI SỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM - PGS, TS Nguyễn Hồng Vinh

- NHÂN HỌC VĂN HÓA - NHÌN LẠI NGUYỄN VĂN HUYÊN VÀ TỪ NGUYỄN VĂN HUYÊN NHÌN LẠI - Đỗ Lai Thúy

- TRUYỆN KIỀU, BẢN THÁNH KINH CỦA TÂM HỒN TÔI - Trần Nhuận Minh

- KHI LÊ VĂN NHƯỜNG DẮT CƠN MƯA ĐI CHƠI - Hạ Nguyên 

- THỰC HÀNH THƠ NHƯ LÀ THỰC HÀNH SỐNG - THƠ HỒ THẾ HÀ - MỘT TRẢI NGHIỆM CHƠI - Yến Thanh

HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA:

-  BÀN VỀ TÊN GỌI “ĐAN LĂNG”, “ĐAN DƯƠNG”, “ĐAN DƯƠNG LĂNG”... - Võ Vinh Quang

NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:

- BƯỚC ĐẦU PHÁC THẢO VÀ NHẬN XÉT NIÊN BIỂU VĂN CHƯƠNG NGUYỄN HUY THIỆP - Mai Anh Tuấn

- NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA TÍNH CÁCH VÀ HÀNH ĐỘNG NHÂN VẬT QUA HAI VỞ TUỒNG CUNG ĐÌNH SƠN HẬU VÀ NGỌN LỬA HỒNG SƠN - Trương Trọng Bình

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:

- NOBEL VĂN HỌC 2015 - SỨC MẠNH CỦA SỰ THẬT - Viễn Phương (Tổng hợp)

- TÌNH TRẠNG KHỦNG BỐ TRONG VĂN CHƯƠNG - Maurice Blanchot (Nguyễn Quốc Thắng dịch)

- Thư tín Sông Hương - 96

 Bìa 1: “Mưa 4”  - Tranh: LÊ VĂN NHƯỜNG

- Những khoảnh khắc đẹp: “Hoa học đường” - Ảnh: THÁI THỊ HOA NGHIÊM

- Minh họa:  ĐẶNG MẬU TỰU, NHÍM

BBT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng