Huế luôn luôn mới
Nghiệm thu và bàn giao công trình di tích lịch sử Lăng Mộ-Miếu thờ Đặng Hữu Phổ
08:36 | 05/05/2016

Phòng Văn hóa và Thông thông tin huyện Quảng Điền vừa tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo di tích Mộ-Miếu Đặng Hữu Phổ, hạng mục Miếu thờ.

Nghiệm thu và bàn giao công trình di tích lịch sử Lăng Mộ-Miếu thờ Đặng Hữu Phổ

Đặng Hữu Phổ sinh ngày 19/1/1854 tại làng Bác Vọng, là con trai của Phò mã Đặng Huy Cát và công chúa Tĩnh Hòa. Năm 24 tuổi ông thi đỗ cử nhân khoa Mậu Dần được bổ chức Thị độc học sĩ Hàn Lâm Viện. Sau khi thực dân Pháp chiếm Nam kỳ lục tỉnh, chúng toan tính điều quân vào Huế. Trước tình hình đó triều đình Huế lần lượt ký các hiệp ước Harmand (25/8/1883), hiệp ước Patenotre (06/6/1884). Một số bộ phận những người yêu nước lúc bấy giờ đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đưa Ưng Lịch lên ngôi lấy hiệu là Hàm Nghi phát “Chiếu Cần Vương” kêu gọi khắp nơi đứng lên đấu tranh. Chiếu Cần Vương được phát ra các sĩ phu khắp nơi đứng lên hưởng ứng trong đó có hai cha con Đặng Huy Cát và Đặng Hữu Phổ. Nhưng được một thời gian thực dân Pháp ra tay đàn áp dã man cuộc nổi dậy, hai cha con ông bị bắt, ông bị xử tử tại bến đò Quai Vạt vừa tròn 31 tuổi, cha ông chịu án trảm giam hậu. Sau khi bị hành hình, thi thể ông được nhân dân đưa đi an táng nằm bên cạnh mộ ông (Công chúa Tĩnh Hòa) tại làng Bác Vong, xã Quảng Phú. Cảm phục trước khí tiết của ông, nhân dân làng Bác Vọng đã lập miếu thờ ngay tại nơi ông mất gọi là "Thị độc miếu" cách lăng mộ khoảng 1m, trước mặt miếu là bến đò Quai Vạc (đò 3 bến).

Với những giá trị và ý nghĩa đó, di tích lịch sử Mộ-Miếu Đặng Hữu Phổ được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 52/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/12/2001.

Hoàng Hoa

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng