Nhịp điệu cuộc sống
Triển lãm “Ngựa và Long mã”
09:07 | 24/01/2014

Chiều ngày 23/01, tại Trường lang Tử Cấm Thành, Đại Nội Huế. Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức triển lãm “Ngựa và Long mã”.

Triển lãm “Ngựa và Long mã”
Long mã biểu tượng đặc trưng của triều Nguyễn

 

Theo sử sách để lại, năm 1826, triều Nguyễn đã đặt ra Viện Thượng Tứ ở trong kinh thành để làm nơi nuôi dưỡng và huấn luyện ngựa. Triều đình đã quy định cụ thể về các hạng ngựa, chăn nuôi ngựa, mua ngựa, diễn tập ngựa…nhưng trong hoạt động quân sự triều Nguyễn không để lại dấu ấn gì đậm nét, phần lớn việc sử dụng ngựa và mã binh vào việc vận tải, chuyển phát thư tín, công văn, giấy tờ, sử dụng vào các dịp lễ như tế Xã tắc, Tế Giao…từ đó ngựa trở thành đội nghi thức không thể thiếu của triều đình cùng một số hoạt động khác. Đến triều vua Minh Mạng, hình ảnh con ngựa đã được chọn đúc trên Huyền Đỉnh và Anh Đỉnh của bộ Cửu Đỉnh. Cùng với thời gian, quá trình nhận thức thẩm mỹ và quan niệm triết lý, hình ảnh con ngựa đã chuyển hóa thành long mã. Long mã là hóa thân của kỳ lân, là sự kết hợp đặc biệt giữa rồng, lân và ngựa. Một linh vật có sừng và bờm của rồng, mình của con hươu xạ, đuôi bò, trán sói, thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa.

Trong nghệ thuật Huế, hình ảnh long mã xuất hiện nhiều nhất trên các bức bình phong và từ Festival Huế 2004, hình ảnh con long mã chính thức trở thành biểu tượng lô-gô của Festival Huế.

Trong không khí Xuân đến, năm Giáp Ngọ, triển lãm “Ngựa và Long mã” đã gợi cho chúng ta về một năm làm ăn phát đạt “Mã đáo, thành công” cũng như có những khoẳng khắc thú vị về hình ảnh con ngựa gắn với những truyền thống thẩm mỹ đặc trưng của vùng đất cố đô huế.
 

 

Theo thuathienhue.gov.vn

 

Các bài mới
Các bài đã đăng