Làng văn học và nghệ thuật Việt
Tác giả Học Phi tên thật là Chu Văn Tập, sinh tại Tiên Lữ, Hưng Yên. Từ năm 1944, tác giả Học Phi bắt đầu viết kịch và được biết tới qua những tác phẩm Người kỹ nữ ở Đông Quan, Cà sa giết giặc, Chị Hòa, Một đảng viên, Lúa mùa thu, Mở đường...
Trong số đó, vở kịch Ni cô Đàm Vân gây tiếng vang rất lớn và được nhiều đoàn sân khấu trên cả nước cùng dàn dựng.
Đến thời điểm cuối đời, ông đã viết được hơn 30 kịch bản sân khấu và 9 tiểu thuyết, chưa kể một vài kịch bản phim truyền hình.
Ông đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất và giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật vào đợt 1.
NSƯT Mộng Điệp sinh ra huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế. Trong những năm của thập niên 1940, nghệ sĩ Mộng Điệp đã đi biểu diễn khắp ba miền và qua tận Lào.
Bà cũng từng biểu trong Đại Nội Huế vào dịp lễ tứ tuần của Đoan Huy Hoàng Thái hậu (mẹ vua Bảo Đại).
Trong những năm chiến tranh, nghệ sĩ Mộng Điệp đã vinh dự ba lần biểu diễn cho Bác Hồ xem những vở diễn điển hình của ca kịch Huế.
Năm 1984, bà là nghệ sĩ đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế được nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.
Học giả Học Phi hưởng thọ 102 tuổi, nghệ nhân ca Huế Mộng Điệp hưởng thọ 96 tuổi.
Theo VTV