Nhịp điệu cuộc sống
Hội thảo “Chia sẻ kết quả nghiên cứu tri thức bản địa về những ảnh hưởng của thủy điện đến môi trường và cuộc sống của người dân”
15:35 | 04/12/2014

UBND huyện Phú Lộc đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Phát triển xã hội tỉnh tổ chức hội thảo “Chia sẻ kết quả nghiên cứu tri thức bản địa về những ảnh hưởng của thủy điện đến môi trường và cuộc sống của người dân”. 

Hội thảo “Chia sẻ kết quả nghiên cứu tri thức bản địa về những ảnh hưởng của thủy điện đến môi trường và cuộc sống của người dân”
Ảnh minh họa (internet)

 

Tại hội thảo, Nhóm nghiên cứu tại cộng đồng đã trình bày những kết quả nghiên cứu tri thức bản địa về những ảnh hưởng của việc xây dựng hồ Tả Trạch đến môi trường và cuộc sống của người dân địa phương; trong đó, chủ yếu là kết quả nghiên cứu về những thay đổi về môi trường và cuộc sống của người dân sau khi chuyến về sống tại Khu tái định cư bến ván để thực hiện Dự án hồ Tả Trạch, bao gồm cả những thay đổi tích cực như:  Đã đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng khang trang (trường Trung học cơ sở và Tiểu học với 06 phòng học; trường mầm non với 04 phòng học; Nhà sinh hoạt cộng đồng,  Trạm bưu điện, Trạm y tế thôn; Hồ chứa nước giữ độ ẩm; San lấp mặt bằng sân vận động và nền chợ; Trạm điện và đường dây 0,4KV phục vụ cho 04 thôn; Trạm cấp nước và hệ thống ống dẫn nước sinh hoạt; Hệ thống giao thông được kiên cố hoá và thảm nhựa...); hỗ trợ nhiều mô hình phát triển sản xuất (Dự án Phục hồi sinh kế, Dự án NAV, Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (WB3), Chương trình 167 xoá nhà tạm cho các hộ nghèo ở các vùng nông thôn…).

Được biết, tại nước ta nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định còn nhiều hạn chế và mang tính hình thức. Mặc dù các văn bản pháp lý hiện hành đều quy định bắt buộc việc thông báo cho các hộ dân trong vùng dự án về kế hoạch xây dựng công trình thủy điện, lộ trình thu hồi đất cũng như các chế độ về hỗ trợ, đền bù. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc họp của nhà đầu tư và chính quyền với người dân chỉ mang mục đích thông báo cho các hộ biết, tiếng nói của các hộ dân rất hạn chế. Ngay cả công tác công bố thông tin cũng chưa được thực hiện hiệu quả dẫn đến tình trạng phần lớn các hộ dân, đặc biệt là các hộ DTTS không nắm được vấn đề và chính sách liên quan. Hầu hết các dự án thủy điện đều đảm bảo sự tham gia của người dân vào công tác kiểm đếm và đo đạc phần diện tích đất ruộng, nhà ở, tài sản và hoa màu. Tuy nhiên, quá trình này mới chỉ mang tính hình thức. Bên cạnh đó, các hỗ trợ hậu TĐC phần lớn vẫn mang tính ngắn hạn và ở mức thấp trong khi quá trình ổn định cuộc sống và phục hồi sản xuất lại cần các hỗ trợ dài hạn có thể lên tới 5-10 năm. Số lượng các hỗ trợ cho người dân sau khi di dời tương đối nhiều, nhưng thiếu hiệu quả do không dựa trên nhu cầu thực tế, phong tục tập quán hay kỳ vọng của người hưởng lợi. Các hỗ trợ chuyển đổi nghề hay đa dạng hóa sinh kế cho người dân còn hạn chế. Cùng với đó, quá trình bố trí dân cư không hợp lý đã gây ra một số hệ lụy về vệ sinh môi trường...

PV

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng