Ngay sau khi Nghị định được ban hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với các ban ngành liên quan và UBND huyện Phú Vang, Phú Lộc tích cực triển khai thực hiện.
Đến nay đã có tổng số 103 cá nhân có đơn đăng ký tham gia đóng mới, nâng cấp tàu cá, trong đó, đóng mới 48 chiếc (3 cá nhân xin đóng tàu vỏ thép) và 55 cá nhân xin nâng cấp cải hoán tàu cá (Thừa Thiên Huế được phân bổ 45 chiếc); Đã tổ chức 03 chủ tàu đến các tỉnh Thái Bình, Nam Định và thành phố Hải Phòng tham quan mô hình tàu vỏ thép và ký hợp đồng nguyên tắc với đơn vị đóng tàu vỏ thép; UBND tỉnh công bố 02 cơ sở đóng tàu đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ gỗ có tổng công suất máy chính từ 400 cv trở lên theo Thông tư 26/2014/TT-BNN, đồng thời, phê duyệt danh sách 24 tàu dịch vụ khai thác hải sản thường xuyên hoạt động dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy từ 400 CV trở lên
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt danh sách 05 cá nhân tham gia chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ (Quyết định 2484/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 - đợt 1/2014, Quyết định 2763/QĐ-UBND ngày 29/12/2014– đợt 2/2014, Quyết định 540/QĐ-UBND ngày 18/3/2015 – đợt 1/2015).
Như vậy, đến thời điểm này đã có 05 trường hợp các Ngân hàng thương mại cam kết cho vay: 16.558.000.000 đồng. Trong đó, chỉ mới giải ngân 6.4 tỷ cho 02 trường hợp (01 chiếc đã hạ thủy và 01 gần gần hoàn thiện), số còn lại hơn 10 tỷ của 03 trường hợp đang hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị giải ngân để vay đóng mới; Có 07 tàu cá xa bờ tham gia bảo hiểm tai nạn thuyền viên, bảo hiểm thân tàu. Hiện Sở đang tiếp nhận hồ sơ từ Công ty Bảo Việt Thừa Thiên Huế và phối hợp với Sở Tài chính báo cáo UBND Tỉnh phê duyệt chi trả phí bảo hiểm cho theo quy định của Nghị định 67/2014/NĐ-CP.
PV