Nhà máy sản xuất thuốc sát trùng thuộc Chi nhánh II - Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam chuyên sản xuất thuốc trừ sâu và các hóa chất khác dùng trong nông nghiệp đóng tại phường Phú Bài - thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ lâu đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường cho khu dân cư trong vùng.
Tổ chức tăng tiết hay dạy chuyên đề ngoại khóa (một hình thức dạy thêm trá hình) để thu từ hơn 300 đến hơn 500 ngàn đồng/tháng/học sinh với số tiền lên đến hàng tỷ đồng là những khoản thu nằm ngoài danh mục do Sở GD-ĐT tỉnh TT- Huế quy định mà lãnh đạo Trường THPT Cao Thắng đã áp dụng nhiều năm nay. Việc thu tiền tùy tiện của nhà trường khiến rất nhiều học sinh, phụ huynh và cả giáo viên nhà trường cùng bức xúc.
Tại các "xã lúa” của tỉnh Thừa Thiên- Huế nhiều năm qua có khá nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp, khiến sản xuất nông nghiệp gặp khó. Thời điểm này là lúc bà con nông dân phải xuống đồng để làm đất chuẩn bị gieo cấy lúa Đông Xuân. Nhưng nhiều cánh đồng ở Huế vẫn còn lênh láng nước, chưa được đấu úng nên nhiều nguy cơ vụ Đông Xuân sẽ gieo cấy chậm.
Có thể gọi bờ Bắc sông Hương (Huế) là “Thành phố Hoàng cung” được không? Tôi nghĩ là quá được, nếu…
Suốt 3 năm qua, 450 hộ dân thuộc Hợp tác xã (HTX) Thống Nhất, xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) lâm vào cảnh khốn khổ để tìm cách chống tiêu, ngập úng cho hơn 70ha đồng ruộng. Nguyên nhân chính là do 2 trạm bơm có tổng số vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng được bàn giao cho HTX này bị “đắp chiếu” từ năm 2011 đến nay vì không thể sử dụng được...
Khánh thành đã hơn 3 năm, với kinh phí đầu tư 29 tỉ đồng nhưng cảng cá Tư Hiền (tỉnh Thừa Thiên - Huế) không có tàu neo đậu, đang xuống cấp theo thời gian
Hàng trăm hộ dân nơi đây lại nơm nớp lo sợ vườn tược, nhà cửa và cả tính mạng bị nước cuốn trôi
Nhà gươl - một loại hình văn hóa vật thể có giá trị đặc sắc, là hồn cốt tiêu biểu của bản làng Cơ tu - đang dần biến mất lặng lẽ trên vùng cao Nam Đông (tỉnh TT-Huế), nơi có hơn một vạn đồng bào dân tộc thiểu số này đang sinh sống.
Bia “cung đình” tức những bia đá khắc những bài văn (gồm cả văn, thơ, phú, ký...) do đích thân các hoàng đế ngự chế hoặc do triều đình theo lệnh vua biên soạn và khắc dựng. Bia đá và văn bia cung đình thực sự là một di sản Hán Nôm rất quý hiếm, hầu như chỉ tập trung nhiều ở Thừa Thiên - Huế.
Thực tế đang diễn ra tại Huế với hàng loạt sách cổ, sách quý hiếm từ các nhà sưu tầm, nghiên cứu uy tín đang được ráo riết tìm mua. Chuyện mua bán chẳng ồn ào nhưng một phần gia tài văn hóa quan trọng của Huế nay đã lặng lẽ rời khỏi Huế.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho rằng: Các điểm di tích, lăng tẩm thuộc Trung tâm quản lý luôn bị nhiều kẻ xấu nhòm ngó. “Tuy nhiên đến nay, công tác bảo vệ ở các điểm di tích còn quá thiếu và yếu bởi Trung tâm không có nhiều kinh phí. Bằng chứng là vào thời Nguyễn, lăng vua Tự Đức có đến 200 lính canh, bảo vệ nhưng nay chỉ vỏn vẹn có 15 người thay nhau túc trực…”, ông Hải thừa nhận.
Mặc dù đã được các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan chức năng liên tục cảnh báo vềsự nguy hiểm đến tính mạng và sự nguy hại đối với môi trường sinh thái, tuy nhiên, hiện nay, tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện vẫn tiếp diễn ở nhiều địa phương trên địa bàn thị xã Hương Thủy.
Tại địa bàn thôn Thanh Phước (Hương Phong, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) phía cuối hạ nguồn sông Hương có nhiều đoạn bờ sông, bờ đê bị sóng đánh sập, cuốn trôi đất đai và đang dần lấn sâu vào con đường liên thôn.
Thôn Hòa Phong thời điểm này như “ốc đảo” giữa đồng ruộng nước mênh mông. Cuộc sống của hàng chục hộ dân nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn do con đường từ thôn Hòa Phong ngang qua thôn Tân Tô (xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) thi công dang dỡ.
Gần 10 năm tồn tại, bãi rác chôn lấp Thủy Phương, thuộc địa bàn phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế) mỗi ngày tiếp nhận trên 200 tấn rác thải rắn. Do hệ thống xử lý rác thải chưa đáp ứng được yêu cầu nên suốt nhiều năm qua, có trên 500 hộ dân ở quanh khu vực bãi rác phải sống cảnh khốn khổ vì ô nhiễm từ nguồn nước rò rỉ…
Thời gian gần đây, việc ngư dân dùng hóa chất để tẩy trắng lừ, cheo khiến nhiều loài thủy sản ở đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế có nguy cơ tuyệt chủng.
Hơn 40 hồ ở kinh thành Huế từng đóng vai trò quan trọng trong lưu thông đường thủy, vừa tạo cảnh quan, sinh thái, vừa giữ và thoát nước thải cho hơn 520 ha đất kinh thành.
Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng biến đối khí hậu, hiện tượng lũ lụt cục bộ xảy ra thường xuyên và kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực nội thành Huế.
Cơn bão số 11 vừa đi qua, dòng nước sông Hương dâng cao đục ngầu cuộn chảy, nước phá Tam Giang cũng đục ngầu trên sống gió…, nhưng chiếc đò chở khách tại bến đò Bao Vinh – Tiên Nộn và bến đò Vĩnh Tu – Cồn Tộc chỉ có vài cái phao tròn để… làm cảnh.
(SHO) - Cơn bão số 11 vừa qua, kèm theo lũ khiến Thừa Thiên Huế đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề về người và của.