Hệ thống tường thành kinh thành Huế là một trong những di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993. Hiện nay vẫn còn rất nhiều người dân sinh sống, dựng nhà cửa ngay trên các bờ thành này.
Tình trạng khai thác cát sạn trái phép ở thượng nguồn sông Hương gây ô nhiễm nguồn nước, sạt lở bờ sông... kéo dài nhiều năm nay. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn và yêu cầu từng địa phương, cơ quan chức năng xử lý ngiêm các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cát sạn trái phép vẫn không giảm mà ngày càng nghiêm trọng hơn.
Chỉ đi vào khai thác vài tháng sau khi được UBND tỉnh TT-Huế cấp phép, khu vực mỏ cát rộng lớn thuộc vùng chân núi xã Lộc Tiến (huyện Phú Lộc) đang khiến dân địa phương hết sức lo ngại, do những hố “tử thần” từ khai khoáng gần bên khu dân cư không được bảo vệ, cảnh báo có thể gây nguy hiểm chết người bất cứ lúc nào.
Theo báo cáo từ Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn - Túy Loan đi qua tỉnh Thừa Thiên-Huế và Tp.Đà Nẵng tiến độ giải phóng mặt bằng rất chậm.
Nhiều cơ sở gây ô nhiễm ở tỉnh Thừa Thiên - Huế không chịu khắc phục hậu quả khiến cuộc sống người dân khổ sở.
4 cây chà là tuổi đời trên 100 năm, có nguồn gốc từ quần đảo Canary đang được trồng ở Thừa Thiên - Huế đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng nếu không có phương án bảo tồn hợp lý.
Giữa năm 2015, UBND tỉnh TT - Huế mới ban hành giấy phép cho Cty TNHH SX&DV Hải An được thăm dò khoáng sản quặng sắt Laterit làm phụ gia xi măng ở khu vực Động Đá, xã Phong Thu, huyện Phong Điền. Thế nhưng, trước đó DN này đã ngang nhiên khai thác, vận chuyển khoáng sản đi tiêu thụ trái phép... nhưng các cơ quan chức năng không kiểm tra, xử lý.
Dù UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế liên tục ra quân chấn chỉnh, đồng thời ban hành quy hoạch khai thác cát, sỏi và bến bãi tập kết nhưng tình trạng khai thác trái phép vẫn liên tục diễn ra trên sông Hương.
Tình trạng thiếu nước sạch trong mùa khô không phải chuyện hiếm ở Thừa Thiên - Huế, nhưng đến bao giờ người dân mới có nước sạch để sinh hoạt thì chưa có câu trả lời. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng này, hàng trăm hộ dân ở những thôn, xã vùng ven đô Huế như Thủy Bằng, Phú Sơn (thị xã Hương thủy) đang thiếu nước trầm trọng, dù chỉ cách TP Huế chừng 10 - 15 cây số.
Theo dự kiến, trạm thu phí (TTP) QL1A qua đoạn TT-Huế do Công ty TNHH Trùng Phương (trụ sở tại Đà Nẵng) làm chủ đầu tư sẽ hoàn thiện và đưa vào sử dụng vào tháng 8-2015. Tuy nhiên, do vướng mặt bằng nên gói thầu này đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện.
Những hố cát sâu hoắm sau khi khai thác nằm sát nhà dân. Người dân sống trong hoang mang vì lo sợ nguy cơ sạt lở đất... là câu chuyện của 17 hộ dân vùng kinh tế mới ở TT – Huế.
Được đầu tư xây dựng trên 20 tỉ đồng, công trình chợ đầu mối Phú Hậu (phường Phú Hậu - TP Huế) hoàn thành hứa hẹn sẽ là điểm buôn bán mới của hàng trăm tiểu thương địa phương. Thế nhưng, vừa mới hoàn thành chưa đưa vào sử dụng, công trình này đã xuất hiện hàng chục vết nứt, nẻ, dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng…
Mấy ngày gần đây, nhiều lao động bất hợp pháp quê xã Vinh Hà, H. Phú Vang, TT-Huế đang làm thợ xây ở Angola ngậm ngùi lần lượt trở về quê vì họ không chịu nổi cảnh cướp bóc, đánh đập, làm ăn khó khăn...
Vùng ven biển Thừa Thiên Huế từng một thời hấp dẫn chủ đầu tư khi một loạt dự án khu nghỉ dưỡng ven biển được thiết lập tại đây. Thế nhưng đến nay thì nhiều dự án này đều “chết yểu” gây lãng phí tài nguyên môi trường.
Những năm trước đây, TT-Huế luôn là địa phương dẫn đầu về số lượt khách du lịch (DL) trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Thế nhưng, đến nay tình hình đã thay đổi.
Sau một thời gian tạm lắng, đến nay một số khu vực ven biển ở huyện Phú Lộc và vùng đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, lại xuất hiện nhiều nhóm người đến từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi... đổ về để săn lùng địa sâm (giun biển) bán cho thương lái Trung Quốc nhằm thu lợi.
Theo yêu cầu của Bộ GTVT, ngày 30-6-2015, tỉnh TT-Huế phải hoàn tất công tác bàn giao mặt bằng để thi công dự án (DA) cao tốc La Sơn- Túy Loan qua địa phương này.
Ngày 9.6, Công ty CP vật liệu xây dựng 368 (Công ty 368) đóng tại thôn Thủy Cam, xã Lộc Thủy (H.Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế), vẫn chưa thể tiếp tục nổ mìn để khai thác đá sau khi bị người dân ngăn cản thi công.
Đứng trước nguy cơ biến mất của các nhà vườn cổ có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thông qua đề án hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị cho khoảng 40 nhà vườn cổ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì đề án này vẫn chưa sát với thực tiễn. Điều ấy cũng đồng nghĩa rằng, công tác bảo tồn nhà vườn cổ ở Huế vẫn còn rất nan giải...
Hàng loạt tác phẩm bị hư hỏng, xuống cấp hay vô phương cứu vãn, trong khi việc trưng bày đang hơ hớ, nguy cơ mất cắp rất cao.