Tiếng sông Hương
"Cát tặc" lên đời
09:41 | 31/07/2014

Hàng chục năm nay, những dòng sông ở Huế vốn yên bình đến lạ kỳ, bỗng chốc trở thành nơi khai thác cát sạn của cư dân sông nước. 

"Cát tặc" lên đời

 

Biết bao cuộc ẩu đã, tranh giành mỏ khai thác cát trên sông Hương, sông Bồ đã diễn ra khiến bờ sông sạt lở, người dân bất bình, chính quyền can thiệp, dư luận phản ảnh. 

Nói như lời ông Nguyễn Xuân - Chủ tịch UBND phường Hương Vân: Mỗi lần "nghe tiếng đò máy trong đêm chạy ngang địa phận của xã là y rằng chiếc máy điện thoại của tôi reng đến độ giật mình. Bất cứ giờ nào, anh em cùng phải thức đêm túc tực, thi nhau xua đuổi " cắt tặc" ra khỏi địa bàn ổn định đời sống nhân dân". 

Bây giờ đã khác, một ngày mới đã bắt đầu đến đối với những con người một thời được mệnh danh" cát tặc".

Trách nhiệm với dòng sông

Kể từ lúc thành lập Ban quản lý và khoanh vùng khai thác cát sỏi tập trung ở lòng sông Bồ (thuộc địa phận thôn Lại Bằng phường Hương Vân, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), cuộc sống của người người làm nghề trộm cát đã đổi khác. Họ được tự do khai thác cát sạn đúng nơi quy định. Việc làm này giúp họ vừa ổn định cuộc sống, vừa có trách nhiệm đóng thuế cho Nhà nước.

Có mặt tại điểm khai thác cát sởi ở sông Bồ, cách cầu đường sắt Hiền Sĩ 150m về phía thượng nguồn thuộc bãi bồi thôn Lại Bằng, chúng tôi nhận thấy có hơn 20 thuyền đang khai thác cát. Điều bất ngờ là khi thấy phóng viên đang ngồi trên thuyền tác nghiệp, những chủ đò vẫn rất vui mừng, chia sẻ niềm vui.

Nếu không được tận mắt chứng kiến, thì không thể ngờ được các chủ thuyền khai thác cát trước đây cánh phóng viên thường gắn tên "cát tặc" giờ đã trở thành nhừng người khai thác cát "danh chính ngôn thuận". Nhiều người còn tỏ ra vui mừng thấy chúng tôi ghi hình, chứ không bỏ chạy bạt mạng như ngày trước. 

Theo kế hoạch, địa điểm được UBND tỉnh cho phép khai thác thực hiện cách cầu Hiền Sĩ 150m về phía thượng nguồn đến bãi bồi thôn Lại Bằng (phường Hương Vân), chiều dài khoảng 1,4km; diện tích khai thác 10,6 ha; khối lượng khai thác gần 160 ngàn m3, tần suất khai thác 54 thuyền/ngày, mỗi thuyền khai thác 2 chuyến/ngày. 

Ngoài ra việc quy định chặt chẽ của Ban quản lý "Bãi cát cộng đồng" phường Hương Vân là các thuyền khai thác cát phải cách khu vực bờ sông 60m. Điều này hạn chế phần nào trình trạng sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến khu vực dân cư của xã Phong Sơn (huyện Phong Điền) và phường Hương Vân (thị xã Hương Trà).

Chủ thuyền cát Trần Hữu Nhật ở thị trấn Tứ Hạ kể: "Tôi khai thác cát chui ở thượng nguồn sông Bồ đã gần 20 năm rồi, cũng trên dưới 10 lần bị lực lượng công an phường Hương Vân và xã Phong Sơn xử phạt hành chính vì tội "ăn cắp tài nguyên".

Giờ bọn tôi muốn vào khai thác thì ghé trạm ban quản lý bãi cát cộng đồng, hướng dẫn, chỉ định, đóng lệ phí mua vé để khai thác. Không phải trước đây lén lút như trước kia, đêm khuya mô (nào) khai thác đôi mắt lúc nào cũng phải chằm chằm theo dõi lực lượng kiểm tra liên ngành có tìm đến không".

Đổi đời "phận cát"

“Mô hình khai thác cát sạn cộng đồng có nhiều ưu điểm, phù hợp với tình hình thực tế, giúp cho địa phương quản lý tốt tài nguyên và các vấn đề an ninh trật tự, đồng thời giải quyết việc làm, tạo sinh kế ổn định tại địa phương” - Ông Phan Ngọc Thọ,  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết

Việc triển khai mô hình thai thác cát sạn cộng đồng tại phường Hương Vân khiến cuộc sống của những người khai thác "cát chui" đã cải thiện đáng kể. Hiện không còn cảnh truy đuổi cát tặc diễn ra từ lúc 1 - 4 giờ sáng trên khu vực sông Bồ. 

Năm 2013, phường Hương Vân phát hiện 26 trường hợp khai thác cát trái phép, thu phạt 25,9 triệu đồng.  Sau 6 tháng thực hiện thí điểm mô hình khai thác cộng đồng ở thôn Lại Bằng phường Hương Vân, từ đầu năm đến nay mới phát hiện và xử lý 2 trường hợp khai thác cát chui. Ngoài ra các thuyền khai thác cát sỏi chỉ được khai thác trong khoảng thời gian từ 5 - 17 giờ hàng ngày, khối lượng khai thác theo tần suất dự kiến 437m3/ngày. 

Theo thống kê từ UBND phường Hương Vân, tổng số tiền thuế tài nguyên và phí môi trường trong 3 tháng đầu tiên triển khai dụ án thí điểm mô hình khai thác cộng đồng tại phường Hương Vân là 792, 7 triệu đồng, trong đó thuế tài nguyên 401 triệu đồng và phí môi trường 391,4 triệu đồng. 

Tuy nhiên, phương án phê duyệt chỉ cho phép bình quân 30 tàu thuyền sức chứa bình quân 15m3/thuyền, nhưng hiện nay tổng số tàu thuyền đăng ký khai thác tất cả có 54 thuyền. Do các chủ thuyền đăng ký khai thác đều sống bằng nghề khai thác cát sỏi không có nghề nghiệp ổn định nên UBND phường Hương Vân đang tạm thời tạo điều kiện cho cả 54 thuyền đang hoạt động khai thác.

Ông Nguyễn Xuân - Chủ tịch UBND phường Hương Vân - cho biết: "Trong số 54 thuyền đăng ký khai thác có 27 thuyền sức chứa từ 4 đến 10 m3, số còn lại có sức chứa từ 14 đến 20m3. 

Đối với những tàu thuyền có sức chứa nhỏ nếu chỉ khai thác hai chuyến/ ngày sẽ không đảm bảo cho cuộc sống của gia đình. Bởi vì mỗi m3 cát sau khi trừ chi phí còn lại bình quân khoảng 7.000 - 10.000 đồng, các hộ này chỉ sống bằng nghề khai thác cát, sỏi không có nghề khác nên không đảm bảo cuộc sống tổi thiểu.

Qua phản ánh của những người tham gia khai thác cát sỏi trên sông Bồ, hiện trong phạm vi giới hạn chiều dài của bãi 1.400m thì có khoảng 500m về phía hạ lưu của bãi trữ lượng cát sỏi đã cạn kiệt. Nên để đám bảo cho các hộ khai thác tập trung trong năm theo phương án thì trữ lượng tại bãi tập trung sẽ không còn đảm bảo. 

Theo giaoducthoidai

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng