Chuyện Cố đô
Châu Cặn - người đưa tiễn các linh hồn
08:35 | 19/09/2013

Một vụ tai nạn giao thông xảy ra, người đi đường tặc lưỡi: “Rứa là có người sắp đi gặp ông Cặn”. Nhậu đến hồi “mù” mắt nhưng vẫn còn muốn “dzô” nữa, bạn nhắc khéo: “Coi chừng uống nữa là đi gặp ông Cặn”. 

Châu Cặn - người đưa tiễn các linh hồn
Ông Châu Cặn.

Ông bạn già bị bệnh nan y, tôi cố làm vui mà an ủi, bạn cười, nước mắt chảy dài: “Tau sắp đi gặp ông Cặn rồi, sợ lắm...”. Ông Cặn là ai mà tên tuổi nổi như “hung thần” vậy?


Tên đầy đủ của ông là Châu Cặn, năm nay 78 tuổi, hiện đang sống tại 103 đường Tống Duy Tân (phường An Cựu, thành phố Huế). Thuở nhỏ, cũng như bao đứa trẻ khác cùng trang lứa ở thành phố Huế, mỗi khi khóc nhè, tôi thường bị người thân đem ông Cặn ra để... nhát ma, dù tôi chưa thấy ông bao giờ.


Và tôi đã mang nỗi sợ hãi và ám ảnh về ông suốt mấy chục năm cho đến một ngày, tôi quyết tâm phải đi gặp cho được ông để xem thế nào. Thấy tôi cứ nhìn chăm chăm soi mói sau cái bắt tay chào hỏi, ông hỏi: “Chú ni lạ hè, ông Cặn cũng là người chớ có phải ma quỷ chi mô mà nhìn dữ rứa?”. Tôi không đáp mà chỉ cười tủm tỉm. Hoá ra “nổi ám ảnh” về ông của tôi cũng... chỉ có thế. Chỉ khác, so với tuổi xưa nay hiếm, ông còn mạnh khoẻ và minh mẫn đến bất ngờ.

Nghề tiễn đưa người đã khuất

Nếu tôi không nhầm thì trong “từ điển” về các ngành nghề ở Việt Nam, người ta không nhắc đến nghề của ông - nghề “tiễn đưa một số phận – một linh hồn”, hay nói cách khác dễ hiểu hơn là nghề lo hậu sự cho người chết. Có thể hình dung công việc của ông Cặn thế này: Khi có một người chết, gia chủ đến báo và hợp đồng với ông Cặn. Ông nhận lời và có mặt theo đúng ngày giờ đã hẹn để làm công việc tẩm liệm.

Sau khi người chết đã nằm yên trong quan tài, ông “đạo diễn” cho người nhà về các nghi lễ như phục tang, cúng viếng... Sau đó lại đúng ngày giờ đã hẹn, ông có mặt cùng “quân” của mình để phụ trách khiêng quan tài ra xe tang, đưa tang, rồi khiêng quan tài từ xe tang xuống mộ. Trước đó, ông đã kiêm luôn cả việc đào mộ và cuối cùng là chôn, rồi xây mộ hay lăng tùy theo yêu cầu của gia đình. Nói tóm lại là mọi chuyện ông lo tất, gia chủ không phải lo gì nhiều.

 

“Đó là nói vắt tắt, chớ nôm na trong đó nhiều chuyện thuộc về bếp núc dài dòng lắm” - ông nói - “Ví dụ như người chết có gia đình để 3 ngày, nhưng có gia đình để đến 1 tuần, thậm chí đến 15 ngày để chờ con cháu ở xa về đông đủ. Trong những trường hợp như thế này, liệm thế nào để không bốc mùi là cả một vấn đề.

Hay như việc có nhiều gia đình yêu cầu ở trên quan tài khi đưa phải có để mấy cây nến nhưng không thắp và tất nhiên là đế nến không dính vào nắp quan tài. Họ yêu cầu là chúng tôi phải khiêng làm sao để... nến không rơi! Rồi người chết theo đạo phật thì xe tang phải trang trí thế nào, người chết theo Thiên chúa giáo thì nghi lễ phải ra làm sao. Ở Huế có đặc điểm là các nơi chôn cất người chết thường ở trên núi cao, cho nên yêu cầu là khi khiêng quan tài lên núi làm sao để không nghiêng, không trước cao, sau thấp...

Đó là mới nói về tính chất công việc, chưa kể đến chuyện khổ không biết để mô cho hết vì giờ giấc không ổn định, một ngày đôi khi có đến năm, sáu gia đình mời...”. Thấy tôi há hốc mồm, ông cười lớn: “Là ví dụ rứa thôi, chớ nói hết dài dòng lắm. Bản chất của nghề ni là không chỉ làm “đẹp lòng” người chết mà còn làm đẹp lòng cả người đang sống. Dân gian thường nói ai chê đám cưới, ai cười đám ma, là họ nói rứa thôi, chớ chẳng may mình làm có điều chi sơ suất, thiên hạ người ta cười chê gia chủ ghê lắm. Mà họ cười gia chủ tức là gián tiếp cười mình, cười vào uy tín và công việc của mình”.

Lần hồi quá khứ, ông bảo là nghề chọn tui chớ không phải tui chọn nghề. Năm 16 tuổi, vì nhà nghèo nên ông phải đi theo phụ việc lặt vặt cho một người cũng làm nghề như ông bây giờ để kiếm cơm. Sau một thời gian “theo dõi”, thấy ông tính tình hiền lành, ham việc lại sáng dạ, nên “ông chủ” quyết định cho ông theo để học nghề sau này kiếm sống. Kể từ đó, đời ông gắn liền với nghiệp “tiễn đưa”. Ông kể: “Cùng thời với tui có 5 người cùng làm nghề như tui, nhưng giờ tất cả đã về với ông bà ông vải, và con cháu họ chẳng ai theo nghiệp cha cả, nên chừ cả thành phố ni chỉ còn mỗi tui”.

“Thương hiệu” ông Cặn

Cha ông bảo “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” quả là không sai. Gần suốt một đời ông, và bây giờ là các con ông, nghề “tiễn đưa” đã mang lại cho gia đình ông một cuộc sống khá sung túc. Nếu như những năm trước giải phóng, ông Cặn chỉ “làm ăn” nhỏ lẻ, thì kể từ khi đất nước thống nhất đến nay, ông “làm ăn” ngày càng quy mô và chuyên nghiệp hơn.

Đến thời điểm này, có thể nói, dịch vụ “tiễn đưa” của ông Cặn hoạt động như một Công ty TNHH mà ông là giám đốc, các con trai ông gồm Châu Thống, Châu Thể, Châu Hiệp là các phó giám đốc phụ việc, điều hành hơn 200 “công nhân” chuyên về đưa tang, làm công, ăn lương theo “sản phẩm”.

Điều quan trọng hơn cả là ông đã biến được hai chữ “ông Cặn” thành một thương hiệu số một trong ngành “tiễn đưa” của Thừa Thiên - Huế. “Ở Huế thời gian gần đây có một số người làm nghề “tiễn đưa” (hầu hết là quân của ông Cặn ra làm ăn riêng), nhưng họ làm không chuyên nghiệp và quy mô, nên ông Cặn vẫn là số một, vẫn chiếm hơn 80% “thị phần người đã khuất”.

Ngoài những người chết trẻ, chết bất đắc kỳ tử, còn lại hầu hết người già ở Huế trước lúc chết, người mô cũng bắt con cháu ghi âm hoặc viết thứ yêu cầu phải mời bằng được ông Cặn đến “tiễn đưa” mới yên bề nhắm mắt. Đặc biệt không chỉ ở thành phố Huế và các vùng ven, thương hiệu ông Cặn đã phát triển ra tận Quảng Trị và vượt đèo Hải Vân vào đến Đà Nẵng. Mấy năm gần đây, ông thường xuyên được mời đi “tiễn đưa” ở hai tỉnh đó lắm “ - một người thân của ông đã bật mí với tôi như vậy.

Hỏi thì ông cười giải thích: “Nói thương hiệu thương hiết chi đó thì hơi quá, nhưng đúng là ở Huế ni, nói ông Cặn thì từ người già cho đến trẻ con ai cũng biết tiếng. Cũng bởi tui coi trọng và biết sống chết với nghề tui đang làm. Tui có một nguyên tắc, nếu người chết đã già thì tui coi như cha mẹ, còn trẻ thì coi như bạn bè, trẻ hơn nữa thì coi như con cháu.

Đặc biệt là khi đã nhận lời người ta thì phải tâm niệm rằng việc của gia đình họ thì cũng là việc của gia đình mình, dù có khó khăn gian khổ tới mô cũng phải gắng hết sức để hoàn thành. Tui nói điều này là bởi không phải ai cũng chết mời tui cũng bình thường. Có người chết tan xương nát thịt vì tai nạn, có người phình to như bao bố, mùi hôi cả một vùng vì ngâm nhiều ngày dưới nước, có người thì chết vì nhiễm HIV, bà con, lối xóm ai cũng đứng xa bịt mũi... Có lẽ vì rứa mà tui được người ta coi trọng chăng?”.

Trong suốt câu chuyện, phải lựa lúc ông vui nhất để luôn mồm nói xin lỗi và sau đó hỏi ông một chuyện cũng ám ảnh tôi không kém hai chữ “ông Cặn”.

Tôi hỏi: “Dân gian đồn theo lôgíc rằng làm bác sĩ thì ngày đêm cầu mong cho thế gian có nhiều người ốm, làm thợ đóng quan tài thì trông cho có nhiều người chết để bán, còn ông, ông làm nghề “tiễn đưa” thì ông có khi nào buồn vì lâu quá chẳng thấy ai mời đi “tiễn đưa” không?”. Phải im lặng một khoảng lâu ông mới trả lời: “Khó trả lời chú quá. Nhưng tui tâm niệm như ri, mạng sống quý lắm, cây cỏ còn muốn sống chớ riêng gì con người. Việc đến thì làm, việc không đến thì thôi, ai lại đi mong có nhiều người chết, tội lỗi lắm”.

Cũng bởi suốt đời đi “tiễn đưa” có lẽ phải đến hàng nghìn, hàng vạn con người, nên ông Cặn còn là một “chuyên gia hàng đầu” trong việc tìm kiếm mồ mả. Ai chết chôn ở chỗ nào, ngày tháng bao nhiêu, chôn ở đâu trong thành phố này từ trước giải phóng cho đến bây giờ ông đều nhớ vanh vách. Bao nhiêu năm qua, ông đã giúp rất nhiều gia đình trong nam ngoài bắc, thậm chí cả nước ngoài tìm lại những bộ hài cốt đã thất lạc do chiến tranh ly loạn.

Ông nói, đời tui vinh dự nhất là đã góp công cùng nhiều người cao niên khác ở Huế chỉ chính xác cho chính quyền biết mộ của bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác Hồ - ở núi Bân (phía tây nam Huế). Và sau này khi người ta làm phim tài liệu về đám tang bà ở Huế, ông đã làm “đạo diễn” về phần nghi lễ và cung cấp đạo cụ.

Chưa gặp được ông thì tôi bị ám ảnh, nhưng gặp được rồi, tôi lại lẩn thẩn tự hỏi, nếu một sớm mai thức dậy, tự nhiên “ông Cặn” và cái “Công ty TNHH tiễn đưa” của ông biến mất thì thành phố này sẽ ra sao nhỉ? Chắc là không đến nỗi phải loạn vì người chết không có ai chôn cất, nhưng tự tôi vẫn thấy Huế sẽ mất mát một cái gì đó lớn lắm nhưng không thể cắt nghĩa được.

Ông Châu Cặn.

Ông Châu Cặn.

Ông bạn già bị bệnh nan y, tôi cố làm vui mà an ủi, bạn cười, nước mắt chảy dài: “Tau sắp đi gặp ông Cặn rồi, sợ lắm...”. Ông Cặn là ai mà tên tuổi nổi như “hung thần” vậy?
Tên đầy đủ của ông là Châu Cặn, năm nay 78 tuổi, hiện đang sống tại 103 đường Tống Duy Tân (phường An Cựu, thành phố Huế). Thuở nhỏ, cũng như bao đứa trẻ khác cùng trang lứa ở thành phố Huế, mỗi khi khóc nhè, tôi thường bị người thân đem ông Cặn ra để... nhát ma, dù tôi chưa thấy ông bao giờ.
Và tôi đã mang nỗi sợ hãi và ám ảnh về ông suốt mấy chục năm cho đến một ngày, tôi quyết tâm phải đi gặp cho được ông để xem thế nào. Thấy tôi cứ nhìn chăm chăm soi mói sau cái bắt tay chào hỏi, ông hỏi: “Chú ni lạ hè, ông Cặn cũng là người chớ có phải ma quỷ chi mô mà nhìn dữ rứa?”. Tôi không đáp mà chỉ cười tủm tỉm. Hoá ra “nổi ám ảnh” về ông của tôi cũng... chỉ có thế. Chỉ khác, so với tuổi xưa nay hiếm, ông còn mạnh khoẻ và minh mẫn đến bất ngờ.
Nghề tiễn đưa người đã khuất
Nếu tôi không nhầm thì trong “từ điển” về các ngành nghề ở Việt Nam, người ta không nhắc đến nghề của ông - nghề “tiễn đưa một số phận – một linh hồn”, hay nói cách khác dễ hiểu hơn là nghề lo hậu sự cho người chết. Có thể hình dung công việc của ông Cặn thế này: Khi có một người chết, gia chủ đến báo và hợp đồng với ông Cặn. Ông nhận lời và có mặt theo đúng ngày giờ đã hẹn để làm công việc tẩm liệm.
Sau khi người chết đã nằm yên trong quan tài, ông “đạo diễn” cho người nhà về các nghi lễ như phục tang, cúng viếng... Sau đó lại đúng ngày giờ đã hẹn, ông có mặt cùng “quân” của mình để phụ trách khiêng quan tài ra xe tang, đưa tang, rồi khiêng quan tài từ xe tang xuống mộ. Trước đó, ông đã kiêm luôn cả việc đào mộ và cuối cùng là chôn, rồi xây mộ hay lăng tùy theo yêu cầu của gia đình. Nói tóm lại là mọi chuyện ông lo tất, gia chủ không phải lo gì nhiều.

Một đám tang ở<a href= Huế. " src="upload/images/dam-tang-o-hue.jpg" style="width: 450px; height: 300px;" title="Một đám tang ở Huế. " />

“Đó là nói vắt tắt, chớ nôm na trong đó nhiều chuyện thuộc về bếp núc dài dòng lắm” - ông nói - “Ví dụ như người chết có gia đình để 3 ngày, nhưng có gia đình để đến 1 tuần, thậm chí đến 15 ngày để chờ con cháu ở xa về đông đủ. Trong những trường hợp như thế này, liệm thế nào để không bốc mùi là cả một vấn đề.

Hay như việc có nhiều gia đình yêu cầu ở trên quan tài khi đưa phải có để mấy cây nến nhưng không thắp và tất nhiên là đế nến không dính vào nắp quan tài. Họ yêu cầu là chúng tôi phải khiêng làm sao để... nến không rơi! Rồi người chết theo đạo phật thì xe tang phải trang trí thế nào, người chết theo Thiên chúa giáo thì nghi lễ phải ra làm sao. Ở Huế có đặc điểm là các nơi chôn cất người chết thường ở trên núi cao, cho nên yêu cầu là khi khiêng quan tài lên núi làm sao để không nghiêng, không trước cao, sau thấp...

Đó là mới nói về tính chất công việc, chưa kể đến chuyện khổ không biết để mô cho hết vì giờ giấc không ổn định, một ngày đôi khi có đến năm, sáu gia đình mời...”. Thấy tôi há hốc mồm, ông cười lớn: “Là ví dụ rứa thôi, chớ nói hết dài dòng lắm. Bản chất của nghề ni là không chỉ làm “đẹp lòng” người chết mà còn làm đẹp lòng cả người đang sống. Dân gian thường nói ai chê đám cưới, ai cười đám ma, là họ nói rứa thôi, chớ chẳng may mình làm có điều chi sơ suất, thiên hạ người ta cười chê gia chủ ghê lắm. Mà họ cười gia chủ tức là gián tiếp cười mình, cười vào uy tín và công việc của mình”.

Lần hồi quá khứ, ông bảo là nghề chọn tui chớ không phải tui chọn nghề. Năm 16 tuổi, vì nhà nghèo nên ông phải đi theo phụ việc lặt vặt cho một người cũng làm nghề như ông bây giờ để kiếm cơm. Sau một thời gian “theo dõi”, thấy ông tính tình hiền lành, ham việc lại sáng dạ, nên “ông chủ” quyết định cho ông theo để học nghề sau này kiếm sống. Kể từ đó, đời ông gắn liền với nghiệp “tiễn đưa”. Ông kể: “Cùng thời với tui có 5 người cùng làm nghề như tui, nhưng giờ tất cả đã về với ông bà ông vải, và con cháu họ chẳng ai theo nghiệp cha cả, nên chừ cả thành phố ni chỉ còn mỗi tui”.

Ông Châu Thể - con trai ông Cặn - dọn dẹp đội xe đưa tang chuẩn bị lên đường đi Đông Hà (Quảng Trị).

Ông Châu Thể - con trai ông Cặn - dọn dẹp đội xe đưa tang chuẩn bị lên đường đi Đông Hà (Quảng Trị).

“Thương hiệu” ông Cặn

Cha ông bảo “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” quả là không sai. Gần suốt một đời ông, và bây giờ là các con ông, nghề “tiễn đưa” đã mang lại cho gia đình ông một cuộc sống khá sung túc. Nếu như những năm trước giải phóng, ông Cặn chỉ “làm ăn” nhỏ lẻ, thì kể từ khi đất nước thống nhất đến nay, ông “làm ăn” ngày càng quy mô và chuyên nghiệp hơn.

Đến thời điểm này, có thể nói, dịch vụ “tiễn đưa” của ông Cặn hoạt động như một Công ty TNHH mà ông là giám đốc, các con trai ông gồm Châu Thống, Châu Thể, Châu Hiệp là các phó giám đốc phụ việc, điều hành hơn 200 “công nhân” chuyên về đưa tang, làm công, ăn lương theo “sản phẩm”.

Điều quan trọng hơn cả là ông đã biến được hai chữ “ông Cặn” thành một thương hiệu số một trong ngành “tiễn đưa” của Thừa Thiên - Huế. “Ở Huế thời gian gần đây có một số người làm nghề “tiễn đưa” (hầu hết là quân của ông Cặn ra làm ăn riêng), nhưng họ làm không chuyên nghiệp và quy mô, nên ông Cặn vẫn là số một, vẫn chiếm hơn 80% “thị phần người đã khuất”.

Ngoài những người chết trẻ, chết bất đắc kỳ tử, còn lại hầu hết người già ở Huế trước lúc chết, người mô cũng bắt con cháu ghi âm hoặc viết thứ yêu cầu phải mời bằng được ông Cặn đến “tiễn đưa” mới yên bề nhắm mắt. Đặc biệt không chỉ ở thành phố Huế và các vùng ven, thương hiệu ông Cặn đã phát triển ra tận Quảng Trị và vượt đèo Hải Vân vào đến Đà Nẵng. Mấy năm gần đây, ông thường xuyên được mời đi “tiễn đưa” ở hai tỉnh đó lắm “ - một người thân của ông đã bật mí với tôi như vậy.

Hỏi thì ông cười giải thích: “Nói thương hiệu thương hiết chi đó thì hơi quá, nhưng đúng là ở Huế ni, nói ông Cặn thì từ người già cho đến trẻ con ai cũng biết tiếng. Cũng bởi tui coi trọng và biết sống chết với nghề tui đang làm. Tui có một nguyên tắc, nếu người chết đã già thì tui coi như cha mẹ, còn trẻ thì coi như bạn bè, trẻ hơn nữa thì coi như con cháu.

Đặc biệt là khi đã nhận lời người ta thì phải tâm niệm rằng việc của gia đình họ thì cũng là việc của gia đình mình, dù có khó khăn gian khổ tới mô cũng phải gắng hết sức để hoàn thành. Tui nói điều này là bởi không phải ai cũng chết mời tui cũng bình thường. Có người chết tan xương nát thịt vì tai nạn, có người phình to như bao bố, mùi hôi cả một vùng vì ngâm nhiều ngày dưới nước, có người thì chết vì nhiễm HIV, bà con, lối xóm ai cũng đứng xa bịt mũi... Có lẽ vì rứa mà tui được người ta coi trọng chăng?”.

Trong khi đó ông Châu Hiệp - con trai út ông Châu Cặn

Trong khi đó ông Châu Hiệp - con trai út ông Châu Cặn - chuẩn bị lọng, áo mặc cho đội âm công (đội đưa đám tang). Ảnh: Đăng Khoa - H.V.M

Trong suốt câu chuyện, phải lựa lúc ông vui nhất để luôn mồm nói xin lỗi và sau đó hỏi ông một chuyện cũng ám ảnh tôi không kém hai chữ “ông Cặn”.

Tôi hỏi: “Dân gian đồn theo lôgíc rằng làm bác sĩ thì ngày đêm cầu mong cho thế gian có nhiều người ốm, làm thợ đóng quan tài thì trông cho có nhiều người chết để bán, còn ông, ông làm nghề “tiễn đưa” thì ông có khi nào buồn vì lâu quá chẳng thấy ai mời đi “tiễn đưa” không?”. Phải im lặng một khoảng lâu ông mới trả lời: “Khó trả lời chú quá. Nhưng tui tâm niệm như ri, mạng sống quý lắm, cây cỏ còn muốn sống chớ riêng gì con người. Việc đến thì làm, việc không đến thì thôi, ai lại đi mong có nhiều người chết, tội lỗi lắm”.

Cũng bởi suốt đời đi “tiễn đưa” có lẽ phải đến hàng nghìn, hàng vạn con người, nên ông Cặn còn là một “chuyên gia hàng đầu” trong việc tìm kiếm mồ mả. Ai chết chôn ở chỗ nào, ngày tháng bao nhiêu, chôn ở đâu trong thành phố này từ trước giải phóng cho đến bây giờ ông đều nhớ vanh vách. Bao nhiêu năm qua, ông đã giúp rất nhiều gia đình trong nam ngoài bắc, thậm chí cả nước ngoài tìm lại những bộ hài cốt đã thất lạc do chiến tranh ly loạn.

Ông nói, đời tui vinh dự nhất là đã góp công cùng nhiều người cao niên khác ở Huế chỉ chính xác cho chính quyền biết mộ của bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác Hồ - ở núi Bân (phía tây nam Huế). Và sau này khi người ta làm phim tài liệu về đám tang bà ở Huế, ông đã làm “đạo diễn” về phần nghi lễ và cung cấp đạo cụ.

Chưa gặp được ông thì tôi bị ám ảnh, nhưng gặp được rồi, tôi lại lẩn thẩn tự hỏi, nếu một sớm mai thức dậy, tự nhiên “ông Cặn” và cái “Công ty TNHH tiễn đưa” của ông biến mất thì thành phố này sẽ ra sao nhỉ? Chắc là không đến nỗi phải loạn vì người chết không có ai chôn cất, nhưng tự tôi vẫn thấy Huế sẽ mất mát một cái gì đó lớn lắm nhưng không thể cắt nghĩa được.

Theo LĐ

 

Các bài mới
Các bài đã đăng
Mẹ tôi (01/08/2013)