Sân khấu Huế
Những nhầm lẫn đáng tiếc
15:50 | 14/12/2021

VĂN LANG

Lâu nay, có nhiều người do có sự lưu tâm thể loại kịch dân ca nên đã viết một số bài đăng lên các báo và tạp chí, đặc san để phản ánh, động viên, khích lệ.

 

Những nhầm lẫn đáng tiếc
Tranh của HS Tôn Thất Đào - Ảnh: tư liệu

Trước những việc làm đầy thiện cảm ấy, những anh chị em hoạt động sân khấu dân ca kịch lấy làm vui mừng và đã thầm tỏ lòng biết ơn. Tiếc rằng, bên cạnh tấm lòng ưu ái đó lại có những nhầm lẫn quan trọng - có thể nói là đáng phàn nàn nữa - cần được đính chính cho đúng sự kiện lịch sử. Dưới đây là mấy trường hợp.

Trong bài "Giữ gìn và phát triển kịch dân ca" của đồng chí Thanh Vân đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 5 - 7 - 87 (tr. 2) có đoạn viết: "... Sau bộ môn kịch dân ca bài chòi, các bộ môn kịch dân ca khác ra đời như kịch dân ca Nghệ Tĩnh, kịch dân ca Bình Trị Thiên..."

Nói như trên là nhầm to. Theo thứ tự thời gian thì nên nói đảo ngược lại là: sau bộ môn ca kịch Huế (nhiều người quen gọi là dân ca Bình Trị Thiên), các bộ môn kịch dân ca khác ra đời như kịch dân ca bài chòi, kịch dân ca Nghệ Tĩnh. Bộ môn ca kịch Huế sau bao năm thai nghén, đã chào đời từ năm 1920 (cách đây 72 năm, chậm hơn cải lương hai hoặc ba năm). "Trần Bồ" là vở ca Huế đầu tiên do Phường ca bộ Thu Nương (1) đưa lên sân khấu trình diễn tại một rạp hát ở tỉnh Quảng Ngãi. Sau đó một thời gian, gánh ca Huế đầu tiên mang tên Hồng Thu (có đủ phông màn, đạo cụ, y trang... như cải lương trong Nam) mới chính thức ra mắt bà con xứ Huế do gia đình nghệ sĩ Châu Huy Hà (thường gọi là Thầy Hà) sáng lập.

Từ đó, các gánh ca Huế khác nối tiếp nhau ra mắt công chúng miền Trung như gánh ca Huế Hương Bình, Kim Sanh, Kim Phúc, Đồng Thanh, Đô Thành, Văn Lang, Tân Tiến, Sông Hương, Việt Hưng... Còn đoàn dân ca LK 5, nay là đoàn dân ca kịch Thuận Hải, theo tôi biết thì được hình thành từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở LK5 (cũ). Trước Cách mạng tháng Tám, dãi đất miền Trung nói chung và các tỉnh LK5 nói riêng chỉ thấy có tuồng và các đoàn ca kịch Huế thường xuyên hoạt động, chứ không thấy ca kịch bài chòi.

Bài "Ca kịch Huế, món nghệ thuật đang tàn lụi" đăng trên Tạp chí Mỹ thuật thời nay - bộ mới số ba ra ngày 15-11-1990 của Tô Kiều Ngân (tr.87, 88) có đoạn viết: "...Gánh ca Huế nổi tiếng hi đó là gánh Kim Sanh do thầy Châu Văn Hà và cô gái là cô Nghè Minh và con trai là nhạc sĩ Châu Kỳ (hiện còn sống ở Sài Gòn) lập nên".

Lại một sự nhầm lẫn. Gánh ca Huế Kim Sanh là do ông Trước (có thân thích với dòng họ nhà vua) lập nên. Nhờ vậy, gánh ca Huế Kim Sanh được trang bị, sử dụng một số vật tư quý hiếm tồn kho ở Cung An Định (nơi bà Từ Cung ở lúc trước). Gánh ca Huế Hồng Thu mới đích thực do thầy Châu Huy Hà cùng với con cái trong gia đình sáng lập ra đầu tiên.

Bài báo còn có đoạn viết: "... Hiện nay, đoàn ca nhạc Huế hoạt động ở cố đô qua các buổi trình diễn, ch thấy đơn ca những bài lý, bài vè, Nam ai, Nam bình, Tứ đại cảnh, chu văn... chứ không hoặc chưa có hẳn một gánh ca kịch Huế nào chuyên ngh như gánh Kim Sanh ngày trước. Thnh thoảng, trên truyn hình Huế có diễn một đoạn ca kịch Huế ngắn như Thoại Khanh Châu Tun (do nữ nghệ sĩ Mộng Điệp đóng vai kép), nhưng đây ch là những ánh đèn yếu ớt không khỏi làm chúng ta nhớ lại một thời huy hoàng của ca kịch Huế".

Vì không tìm hiểu kỹ, đồng chí Tô Kiều Ngân đã nhìn nhận sự việc lẫn lộn giữa hoạt động Câu lạc bộ ca Huế (của phòng Văn Hóa T. T Thành phố Huế) và đoàn Ca kịch Huế (thuộc Sở Văn Hóa T.T Tỉnh Bình Trị Thiên cũ trước đây, nay là tỉnh Thừa Thiên Huế). Sau ngày giải phóng, Phòng Văn hóa T.T Thành phố Huế thành lập Câu lạc bộ ca Huế. Mỗi tuần tổ chức một tối ca Huế theo phong cách thính phòng. Có bán vé thu tiền. Câu lạc bộ này, những ngày đầu có các ca sĩ Vân Phi, Thanh Hương, Thanh Tâm... do chị Minh Tâm, nguyên là diễn viên của đoàn ca kịch Huế Trị Thiên nghỉ hưu làm nòng cốt. Một thời gian dài, hoạt động của Câu lạc bộ ca Huế khá đều đặn, ngày càng có thêm nhiều anh chị em diễn viên của đoàn ca Kịch Huế - kể cả lớp trẻ - được mời đến tham gia. Do đó, ngoài những bài ca lẻ, thỉnh thoảng còn có cái trích đoạn rút ra từ các vở diễn của đoàn.

Riêng đoàn ca kịch Huế Trị Thiên (cũ) sau khi trở về quê cha đất tổ - nơi sinh dưỡng ra bộ môn - vẫn tiếp tục hoạt động. Nhiều năm, đoàn xây dựng được tiết mục mới, đồng thời hoàn thành kế hoạch biểu diễn doanh thu. Đoàn còn cố gắng tham gia một số cuộc liên hoan, hội diễn phục vụ những ngày kỷ niệm lớn. Như vậy, làm sao gọi là nó đang tàn lụi? Và ai là người vô trách nhiệm để cho bộ môn nghệ thuật độc đáo ấy sẽ phải tàn lụi? Tuy nhiên, chúng tôi cũng xác nhận rằng, những năm vừa qua và hiện nay, tổ chức và sự hoạt động của đoàn ngày càng yếu kém - thậm chí rất yếu kém hơn bao giờ hết. Và một sự thật khiến cho ai mến mộ bộ môn nghệ thuật ca Huế đều rất lo ngại cho đoàn đang ra sức chống chèo trước những khó khăn đầy thử thách nghiêm trọng. Cho dù vậy, theo tôi, chúng ta chưa nên vội kết luận là nó đang tàn lụi.

Báo Sân khấu Việt Nam số 2 (9/1990) - đặc san liên hoan sân khấu tuồng và kịch dân ca 1990, trong bài "Đoàn Kịch Thuận Hải" sẽ đến liên hoan vở "Cha con người hát rong” (tr. 17) của Vy Phương có đoạn viết: "... Từ những năm còn ở miền Bắc, đoàn đã ni tiếng với các vở: "Thoại Khanh - Châu Tuấn", "Tiếng sấm Tây Nguyên", "Tín hiệu trái tim", "Con gà chân chì..."

Thật là tai hại!

Đoàn Ca Kịch Huế chẳng những đang bị lãng quên dần theo năm tháng của thời gian (!?), nay bạn Vy Phương lại tước mất những thành tựu đáng giá của đoàn trước đây, thì còn gì đáng buồn hơn! Nói cho đúng là bạn Vy Phương nhớ lầm. Một sự nhớ lầm suýt nữa ban phụ trách cùng anh chị em diễn viên trong đoàn té xỉu khi nghe tin ấy! Bởi vì, những khán giả ca Huế ở Hà Nội nói riêng, ở miền Bắc nói chung và hàng vạn quân giải phóng ở Trường Sơn (trên mặt trận Trị Thiên Huế hồi chống Mỹ), mấy ai quên các vở "Con gà chân chì", "Tín hiệu trái tim" là những vở diễn xuất sắc của Đoàn Ca kịch Huế Trị Thiên trước đây (thời gian do Bộ Văn hóa(cũ) trực tiếp quản lý).

Mới hay rằng, có nhiệt tình mà thiếu sâu sát thì tất yếu sẽ phản ánh sai sự thật. Mong rằng sẽ không còn những bài viết thiếu thận trọng như thế.

V.L
(nguyên Trưởng đoàn kiêm ch đạo nghệ thuật Đoàn Ca kịch Trị Thiên Huế)
(TCSH50/07&8-1992)

----------------------
(1) Ca bộ là ca có làn điệu bộ. Thu Nương là tên của một nữ ca sĩ Huế nổi tiếng một thời ca tri âm.

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng