ĐỖ MINH ĐIỀN - ĐỖ NGỌC BẢO THƯ
1. Lời dẫn
Phát xuất từ sự tương cận về lịch sử, văn hóa và địa dư, Việt Nam là một trong số các quốc gia/ vùng lãnh thổ được người Hoa lựa chọn dừng chân lập nghiệp từ rất sớm. Ghi nhận từ chính sử, quá trình nhập cư của người Hoa trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, biểu hiện khác nhau về quy mô, tính chất, nhưng dường như gắn liền với những đợt biến động chính trị, xã hội diễn ra ở Trung Hoa lục địa. Vào khoảng thế kỷ XVII, nhà Thanh thay thế triều Minh [1644], phong trào “kháng Thanh phục Minh” của tầng lớp quan quân liên tiếp thất bại, mở đầu cho làn sóng di cư của người Hoa. Trong bối cảnh đó, Huế là địa bàn tiếp nhận không ít tộc họ tỵ nạn đến từ vùng duyên hải nam Trung Hoa.
Ra đi để kiếm tìm vùng đất dung thân, bước chân người Hoa in dấu khắp mọi miền lãnh thổ nước Việt. Không ồ ạt, nhưng liên tục và đều đặn, tiến trình tụ cư người Hoa ở Huế góp phần bổ sung một nguồn nhân lực khá lớn, hình thành khối cộng đồng dân cư, nắm giữ vai trò rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế và xã hội. Trên những chuyến thuyền vượt biển, bên cạnh tầng lớp quan lại, trí sĩ, tăng nhân, người lao động, thợ thủ công… là sự hiện diện đông đảo của đội ngũ thương nhân. Hoạt động kinh doanh buôn bán, một mặt kế thừa và tiếp nối nguồn sinh kế truyền thống, đồng thời nhanh chóng xác lập vị thế của người Hoa trên vùng đất mới, nơi vốn được xem là “đệ nhị cố hương”.
Bước đầu khảo sát hệ thống văn bia được khắc dựng ở Hội quán Quảng Triệu và kết quả điền dã, bài viết này hy vọng sẽ góp thêm nguồn tư liệu đáng tin cậy, qua đó, nhận diện hình ảnh và đời sống kinh tế của cộng đồng người Hoa ở Thừa Thiên Huế.
2. Hiệu buôn người Hoa qua khảo sát văn bia ở Hội quán Quảng Triệu
Hội quán là dạng thiết chế văn hóa, một phần ký ức lưu dân được cộng đồng người Hoa theo dòng di dân sang lưu trú ở Việt Nam thiết dựng. Đây là địa điểm những cư dân Hoa kiều tha hương gặp gỡ, đồng thời nơi thực hành một số nghi lễ thường niên(1).
Tọa lạc ở địa chỉ số 223 đường Chi Lăng (phường Phú Cát, Thành phố Huế), Hội quán Quảng Triệu (廣肇會館) là cơ ngơi do tập thể những Hoa kiều đến từ phủ Quảng Châu (廣州) và Triệu Khánh (肇慶), thuộc tỉnh Quảng Đông trong quá trình chuyển cư đến sinh sống, lập nghiệp ở Huế tạo dựng. Căn cứ nội dung văn bia “Bổn hội quán trùng tu tiểu dẫn” (本會館重修小引) thì Hội quán Quảng Triệu được các vị Tiên hiền đồng sáng lập vào năm Giáp Ngọ [1894], niên hiệu Quang Tự thời nhà Thanh (本會館 由先賢創建始於光緒甲午年).
Hội quán, có thể nói là dấu hiệu nhận diện đặc trưng, khu biệt khối cộng đồng Hoa kiều với bất kỳ cư dân sở tại. Hội quán không chỉ là trung tâm quy ngưỡng tâm linh, mà hơn thế, đó là cầu nối cho những người đồng hương hội ngộ, gắn kết tình cảm. Thật đúng như lời nhắn nhủ “nghị đôn tang tử” (毅 敦桑梓): thắt chặt tình quê nơi xứ người - vẫn được treo trang trọng trên các gian thờ của Hội quán.
2.1. Văn bia “Sáng kiến Quảng Triệu hội quán các thiêm đề phương danh khai liệt” (創建廣肇會館各 簽題芳名開列)(2).
Văn bia Sáng kiến Quảng Triệu hội quán các thiêm đề phương danh khai liệt |
Văn bia này được ốp thẳng vào tường của tiền điện, bia có kích thước: chiều cao 77 cm, rộng 111 cm. Căn cứ dòng lạc khoản: Đại Thanh Quang Tự nhị thập tứ niên, Tuế thứ Mậu Tuất cát nhật (大清 光緒二十四年歲次戊戌吉日), thì tấm bia này được lập vào năm Mậu Tuất, niên hiệu Quang Tự [nhà Thanh] thứ 24, tức năm Thành Thái thứ 10 [1898].
Nội dung tấm bia kê khai danh tính tất cả những cá nhân, tổ chức đóng góp tiền bạc ở một số tỉnh thành lúc bấy giờ, như Huế (順京), Hiện Cảng/Đà Nẵng (峴港)(3),Thanh Hóa (清化省), Nghĩa An/Nghệ An (義安省), Quảng Trị (廣治省), Quảng Nam (廣南 省), Quảng Ngãi (廣義省), Quảng Bình (廣平省), Bình Định (平定省), Khánh Hòa (慶和省). Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu phần ghi chép liên quan đến Thừa Thiên Huế:
[Nguyên văn]
創建廣肇會館各簽 題芳名開列
順 京
和 利 酒 稅 司 助 銀 壹 千 四 百 九 十 五 元 七 毛 五 仙。 德 和 號 助 銀 貳 百 大 元。羅 天 泰 助 銀 壹 百 八 十 元。 泰 安 堂 助 銀 壹 百 六 十 七 元 四 仙。林 子斌 助 銀 壹 百 五 十 元。程 春 田 助 銀 壹 百 五 十 元。鴻 昌 號 助 銀 壹 百 五 十 元。星 記 號 助 銀 壹 百 大 元。英 記 廠 助 銀 壹 百 大 元。燦 興 號 助 銀 七 十 五 元。遂 昌 號 助 銀 七 十 五 元。
同 仁 堂 助 銀 七 十 五 元。合 興 號 助 銀 七 十 五 元。 安 盛 興 助 銀 七 十 五 元。萬 利 廠 助 銀 七 十 大 元。廣 安 隆 助 銀 七 十 大 元。星 記 號 助 銀 五 十 大 元。永 興 鴉 片 二 公 司 助 銀 五 十 元。昌 記 號 助 銀 四 十 五 元。 粵 隆 號 助 銀 四 十 五 元。中 和 堂 助 銀 四 十 五 元。廣 德 安 助 銀 四 十 五 元。合 記 號 助 銀 四 十 五 元。廣 怡 昌 助 銀 四 十 五 元。均 和 興 助 銀 四 十 五 元。 何 昭 記 助 銀 四 十 元。陳 珍 記, 和 合 廠 已 上 各 助 銀 三 十 元。
關 沛 楊, 岑 廣 記, 羅 錦 繡, 梁 寶 山, 羅 星 衢, 黃 濟 美, 鄭 秀 庭, 梁 梅 溪, 關 焯 雲, 何 柱 石, 黃 光 儀, 伍 重 第, 張 義 臣, 鄺 根 池, 已 上 各 助 銀 貳 十 元。成 昌 號, 澹 永 昌, 岑 弼 庭, 陳 秀 峰 已 上 各 助 銀 十 五 元。葉 敬 堂, 彭 柏 侶, 劉 益 臣, 梁 萼 蘊, 程 仁 卿, 范 國 記, 方 慶 記, 蒲 松, 關 阮 氏, 程 惠 田, 彭 次 文, 姚 念 修, 麥 桂 芳, 區秀柟, 梁 昭, 羅 春 生, 羅 熾 記 已 上 各 助 銀 十 元。
曾 啟 科 八 元。曾 啟 祥 七 元。梁 勝 七 元。羅 興, 黃 欽,葉 坤, 鄺 庚, 關 壽 明, 邵 益 貴, 呂 仕 昌, 李 彤 […], 朱 治 勝, 李 福 亭, 馮 根 福, 黃 瑞 山, 梁 學 如, 李 焯 然, 姚 佳 記, 鄺 官, 啟昌 號, 曾 澤 宣, 劉 謙 益, 同 昇 昌, 軑 梁[…], 梁七, 關 成 載 ,黃 鏞 江, 朱 士 標,已 上 各 助 銀 五 元。伍 關 玩 四 元。袁 燿 堂四 元。
余 耀 南, 高 耀 雲, 陳 蔭 記, 梅 長, 劉 耀 南, 岑 緒 基, 李 世, 福 記, 張 列, 簡 福, 梁 高, 李 建 英, 鄧 熾, 吳 春, 林 湜 泉, 梁 敬 田,鄺 祐,錢寶 昌, 岑 林, 彭 配 章, 程 問 農, 鄭 敬 寬, 鄭 照 輝, 洗 章 漢, 岑 應 南, 曾 仲 科, 黃 少 雲, 劉 嘉 昌, 李 添 祥, 何 卓 卿, 已 上 各 助 銀 三 元。
洗 㝎,李 良, 何 艷 儀, 陳 桂, 黃 開 記, 張 福 記, 劉 維 鴻, 黃 錦, 羅 喜, 袁 舀, 陳 章, 吳 天 葵, 江 記, 關 挺, 李 蘇, 袁 群 宗, 胡 伯 煥, 李 六, 何 鳳 華, 劉 注 賢, 梁 清, 陳 龍 爵, 鄭 官, 林 金 銳, 蔡 潤 饒, 蔡 潤 餉, 梁 芬, 郭 葆 聰, 余 文 彬, 鄭 成, 吳 理, 梁 俊, 鄭 國, 陳 士, 林 十 一, 張士 彥, 陳 唐, 陳 玉, 游 森 元, 譚 永, 已 上 各 助 銀 貳 元。興 利, 黃 位, 譚 立, 余 牛 記, 興 利 號, 鄭 文 已 上 助 銀 壹 元。
[Tạm dịch]
Văn bia đề danh công đức những người sáng lập Hội quán Quảng Triệu
[Kinh đô Huế]: [Công] Ty thuế rượu Hòa Lợi góp tiền 1.495 đồng bạc 7 hào 5 xu, hiệu Đức Hòa góp tiền 200 đồng bạc lớn, La Thiên Thái góp tiền 180 đồng bạc, Thái An đường góp tiền 167 đồng bạc 4 xu, Lâm Tử Bân góp tiền 150 đồng bạc, Trình Xuân Điền góp tiền 150 đồng bạc, hiệu Hồng Xương góp tiền 150 đồng bạc, hiệu Tinh Ký góp tiền 100 đồng bạc lớn, xưởng Anh Ký góp tiền 100 đồng bạc lớn, hiệu Xán Hưng góp tiền 75 đồng bạc, hiệu Toại Xương góp tiền 75 đồng bạc.
Đồng Nhân đường góp tiền 75 đồng bạc, hiệu Hiệp Hưng góp tiền 75 đồng bạc, An Thịnh Hưng góp tiền 75 đồng bạc, xưởng Vạn Lợi góp tiền 70 đồng bạc lớn, Quảng An Long góp tiền 70 đồng bạc lớn, hiệu Tinh Ký góp tiền 50 đồng bạc lớn, hai [công] ty nha phiến Vĩnh Hưng góp tiền 50 đồng bạc, hiệu Xương Ký góp tiền 45 đồng bạc, hiệu Việt Long góp tiền 45 đồng bạc, Trung Hòa đường góp tiền 45 đồng bạc, Quảng Đức An góp tiền 45 đồng bạc, hiệu Hiệp Ký góp tiền 45 đồng bạc, Quảng Di Xương góp tiền 45 đồng bạc, Quân Hòa Hưng góp tiền 45 đồng bạc, Hà Chiêu Ký góp tiền 40 đồng bạc. Trần Trân Ký, xưởng Hòa Hiệp: tất cả [người] trên góp tiền 30 đồng bạc.
Quan Bái Dương, Sầm Quảng Ký, La Cẩm Tú, Lương Bảo Sơn, La Tinh Cù, Hoàng Tế Mỹ, Trịnh Tú Đình, Lương Mai Khê, Quan Trác Vân, Hà Trụ Thạch, Hoàng Quang Nghi, Ngũ Trọng Đệ, Trương Nghĩa Thần, Quảng Căn Trì, tất cả [người] trên góp tiền: 20 đồng bạc. Hiệu Thành Xương, Chiêu Vĩnh Xương, Sầm Bật Đình, Trần Tú Phong, tất cả [người] trên góp tiền: 15 đồng bạc. Diệp Kính đường, Bành Bá Lữ, Lưu Ích Thần, Lương Ngạc Uẩn, Trình Nhân Khanh, Phạm Quốc Ký, Phương Khánh Ký, Bồ Tùng, Quan Nguyễn Thị, Trình Huệ Điền, Bành Thứ Văn, Diêu Niệm Tu, Mạch Quế Phương, ÂuTú Nam, Lương Chiêu, La Xuân Sinh, La Xí Ký, tất cả [người] trên góp tiền: 10 đồng bạc.
Tăng Khải Khoa 8 đồng bạc, Tăng Khải Tường 7 đồng bạc, Lương Thắng 7 đồng bạc. La Hưng, Hoàng Khâm, Diệp Khôn, Quảng Canh, Quan Thọ Minh, Thiệu Ích Qúy, Lữ Sĩ Xương, Lý Đồng Khố[…], Châu Trị Thắng, Lý Phước Đình, Phùng Căn Phúc, Hoàng Thụy Sơn, Lương Học Như, Lý Trác Nhiên, Diêu Giai Ký, Quảng Quan, hiệu KhảiXương, Tăng Trạch Tuyên, Lưu Khiêm Ích, Đồng Thăng Xương, Đại Lương […], Lương Thất, Quan Thành Tái, Hoàng Dung Giang, Châu Sĩ Tiêu: tất cả [người] trên góp tiền: 5 đồng bạc. Ngũ Quan Ngoạn [góp tiền] 4 đồng bạc, Viên Diệu đường [góp tiền] 4 đồng bạc.
Dư Diệu Nam, Cao Diệu Vân, Trần Ấm Ký, Mai Trường, Lưu Diệu Nam, Sầm Tự Cơ, Lý Thế, Phúc Ký, Trương Liệt, Giản Phúc, Lương Cao, Lý Kiến Anh, Đặng Xí, Ngô Xuân, Lâm Thực Tuyền, Lương Kính Điền, Quảng Hựu, Tiền Bảo Xương, Sầm Lâm, Bành Phối Chương, Trình Vấn Nông, Trịnh Kính Khoan, Trịnh Chiếu Huy, Sái Chương Hán, Sầm Ứng Nam, Tăng Trọng Khoa, Hoàng Thiếu Vân, Lưu Gia Xương, Lý Thiêm Tường, Hà Trác Khanh, tất cả [người] trên góp tiền: 3 đồng bạc.
Sái Định, Lý Lương, Hà Diễm Nghi, Trần Quế, Hoàng Khai Ký, Trương Phúc Ký, Lưu Duy Hồng, Hoàng Cẩm, La Hỷ, Viên Thao, Trần Chương, Ngô Thiên Thái, Giang Ký, Quan Đĩnh, Lý Tô, Viên Quần Tông, Hồ Bá Hoán, Lý Lục, Hà Phụng Anh, Lưu Chú Hiền, Lương Thanh, Trần Long Tước, Trịnh Quan, Lâm Kim Nhuệ, Thái Nhuận Nhiêu, Thái Nhuận Hướng, Lương Phân, Quách Bảo Thông, Dư Văn Bân, Trịnh Thành, Ngô Lý, Lương Tuấn, Trịnh Quốc, Trần Sĩ, Lâm Thập Nhất, Trương Sĩ Ngạn, Trần Đường, Trần Ngọc, Du Lâm Nguyên, Đàm Vĩnh, tất cả [người] trên góp tiền: 2 đồng bạc. Hưng Lợi, Hoàng Vị, Đàm Lập, Dư Ngưu Ký, hiệu Hưng Lợi, Trịnh Văn, tất cả [người] trên góp tiền: 1 đồng bạc.
2.2. Văn bia “Bổn Hội quán trùng tu tiểu dẫn” (本會館重修小引)(㝎).
Văn bia Bổn Hội quán trùng tu tiểu dẫn |
Bia được lập vào năm Nhâm Dần [1962], Dân Quốc thứ 51 (民國五十一年歲次壬寅仲冬吉旦). Bia làm bằng đá cẩm thạch trắng, chữ quét sơn đỏ, được ốp thẳng vào tường, với kích thước: chiều cao 120cm, rộng 80cm. Văn bia này phương danh tất cả cá nhân, tập thể ở Thuận Hóa (順化), Đà Nẵng (峴港), Hội An (會安), Quảng Trị (廣治), Tây Cống (西貢), Đề Ngạn (堤岸), Đông Hà (東河) đã đóng góp tiền tài, vật lực sùng tu Hội quán.
Chúng tôi xin tạm liệt kê dưới đây một số công ty, cửa hàng, hiệu buôn tại Huế được khắc trên bia: hiệu Quảng Lai (廣來號), hiệu Thuận Hưng (順興號), hiệu Đông An (東安號), hiệu Tường Lợi (祥利號), hiệu Vượng Quốc (旺國號), Công ty Hiệp Lợi (合利公司), hiệu Nam Phong (南豐號), hiệu Tài Ký (財記號), hiệu Quảng An (廣安號), hiệu Phúc Tân (福新號), hiệu Tân Hoa (新華號), hiệu Hòa Sanh (和生號), hiệu Nguyên Mậu (源茂號), hiệu Thường Nga (嫦娥號), hiệu Công Đại (公大號), hiệu Hiệp Lợi (合利號), hiệu Ái Mỹ (愛美 號), hiệu Phúc Xuân (福春號), hiệu Long Ký (隆記號).
3. Một số nhận xét (Thay cho lời kết):
Nội dung văn bia SKQTHQ phản ánh rõ nét bức tranh cư dân Hoa kiều với quá trình di trú khá ổn định. Như thế, vào cuối thế kỷ XIX, cộng đồng người Hoa sinh tụ và lập nghiệp ở địa bàn vùng Huế phát triển rất mạnh mẽ, với sự góp mặt của rất nhiều dòng họ nổi tiếng: Bành, Tăng, Quang, Sầm, La, Diệp, Phùng, Trình, Trịnh, Lưu, Lương, Dư, Trần, Ngô, Cao, Diêu… Hai tấm bia được khắc dựng cách nhau gần 65 năm, nhưng có thể thấy sự gắn kết mật thiết giữa những người đồng hương ở Huế với một số địa phương: Đà Nẵng (峴 港), Hội An (會安), Tây Cống/Sài Gòn (西貢), Đề Ngạn/Chợ Lớn (堤岸), Đông Hà (東河), Thanh Hóa (清化省), Nghĩa An/Nghệ An (義安省), Quảng Trị (廣治省), Quảng Nam (廣南 省), Quảng Ngãi (廣義省), Quảng Bình (廣平省), Bình Định (平定省), Khánh Hòa (慶和省). Và, với hai tấm bia nói trên, tinh thần “tương thân tương ái”,đoàn kết của người Hoa không chỉ giới hạn riêng lẻ ở nội bộ các tỉnh thành.
“Hiệu buôn” mà chúng tôi đề cập đến trong bài viết, là khái niệm có nội hàm tương đương với: cửa hiệu, tiệm buôn hay cửa hàng…, vẫn được dùng phổ biến, nhằm nói đến những cơ sở buôn bán (có quy mô khác nhau), phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu thụ hàng hóa tại chỗ. Hiệu buôn người Hoa ở Huế, có thể hiểu, là tất cả cơ sở kinh doanh hoạt động ở Huế lúc bấy giờ, do người Hoa sở hữu. Việc xác định các hiệu buôn ở Huế chúng tôi căn cứ vào một số từ đi kèm như: ký (記), hiệu (號), đường (堂). Đây là cách mà người Hoa sử dụng để đặt tên cho các bảng hiệu của mình. Trường hợp dùng chữ “ký”, hoặc “hiệu” rất khó để nhận biết chính xác lĩnh vực hay mặt hàng buôn bán chủ lực. Riêng đối với chữ “đường”, đa số đều gắn liền với các tiệm thuốc Bắc.
Văn bia SKQTHQ ghi nhận ít nhất là 20 hiệu buôn “có giấy phép kinh doanh” tại Huế, bia HQTT cung cấp cho chúng không dưới 27 cửa tiệm. Đó là chưa kể đến hệ thống các xưởng sản xuất và một số hiệu buôn mà chúng tôi chưa thể tra cứu được. Dĩ nhiên, đó chưa hẳn là con số chuẩn xác tuyệt đối. Bước đầu khảo sát, tất cả hiệu buôn vào thời kỳ đó chủ yếu hoạt động ở Bao Vinh, phố Hàng Bè, phố Gia Hội và nhiều nhất là phố Chợ Dinh, nơi được mệnh danh là “Chinatown” của Huế.
Cho đến cuối thế kỷ XIX, người Hoa ở Huế tham gia kinh doanh khá nhiều lĩnh vực, từ quy mô nhỏ lẻ (tiệm ăn, tửu lầu, cửa hàng) hoặc thiết lập các công ty thầu khoán, môi giới: nha phiến (thuốc phiện), rượu, thuốc lá, đường, lúa gạo, muối, tiêu, dâu tằm, vải lụa, vàng mã, sơn mài... Ở Đà Nẵng (峴港) họ còn mở Văn phòng Tài chính Ngân hàng (滙理銀行办房), khai thác Than đá (煤礦办房). Riêng [Công] Ty thuế rượu Hòa Lợi (和利酒稅司) có chi nhánh ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Khách quan mà nói, thì sự tham gia kinh doanh buôn bán của người Hoa đã góp phần kích thích hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong kinh doanh người Hoa rất xem trọng chữ “tín”, dường như giá cả trên cùng tuyến phố đã được người Hoa niêm yết nội bộ. Không ai bán thấp hơn hay cao hơn so với giá đã được ấn định. Tương tự, một số kỹ thuật sản xuất được xem ngón nghề “độc quyền” của các tộc họ và không bao giờ truyền ra bên ngoài. Hiệu buôn người Hoa là sản nghiệp “truyền đời” của nhiều thế hệ trong cùng một gia tộc. Hiệu Toại Xương được “kế tục” không dưới 3 thế hệ của dòng họ Trần, với vai trò trung gian mua bán lúa gạo, ngũ cốc. Trong khi đó Tinh Ký hiệu chuyên sản xuất bánh bao, nổi tiếng một thời. Rất nhiều món ăn hấp dẫn: hoành thánh, phá lấu, khâu nhục, lục tàu xá, xí mà, lương phấn (hay còn gọi lường phảnh)… gắn liền với tên tuổi của các cửa hàng, tiệm ăn ở Huế lúc bấy giờ như: Thành Xương, Trân Ký (gia tộc họ Trần), La Xí Ký, Khải Xương, Xán Hưng, Hồng Xương, Việt Long, Trung Hòa đường (thuốc Bắc, tạp hóa), Quảng Di Xương, Xương Ký…
Qua đây có thể thấy rằng, hai văn bia ở Hội quán Quảng Triệu là cứ liệu vô cùng giá trị xét trên nhiều phương diện (lịch sử, kinh tế, văn hóa, nhân vật, địa danh). Do có quá ít tư liệu để tra cứu và xác minh “lý lịch” của các hiệu buôn, nên trong bài viết này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin tư liệu, hy vọng sẽ góp phần gợi mở cho những chuyên khảo về sau.
Đ.M.Đ - Đ.N.B.T
(SHSDB39/12-2020)
----------------------
1. Theo thông lệ, hàng năm Hội quán Quảng Triệu vẫn duy trì đều đặn các nghi lễ: Lễ Cương Chước (畺酌禮) tổ chức vào mồng 07 tháng Giêng (Âm lịch), lễ Nguyên Tiêu (元宵 禮) ngày 15 tháng Giêng, lễ Thổ Địa (土地禮) ngày 02 tháng 02, lễ Thanh Minh (清明禮), lễ Thiên Hậu (天后旦) ngày 23 tháng 03, lễ Đoan Ngọ (端午節) ngày mồng 05 tháng 05, lễ Quan Công (關帝節) ngày 24 tháng 06, lễ Vu Lan (盂籣節) ngày 14 tháng 07, lễ Tài Bạch (財帛旦) ngày 22 tháng 07, lễ Trung Thu (中秋節) ngày 15 tháng 08, lễ Tất niên và Táo quân được tổ chức vào ngày 23 tháng 12. [Tư liệu điền dã, tháng 3/2020].
2. Từ đây xin được viết tắt: Sáng kiến Quảng Triệu Hội quán (SKQTHQ).
3. Hiện Cảng (峴港) đây là cách mà những người Hoa ở vùng Quảng Đông vẫn thường dùng để định danh về Đà Nẵng hiện nay.