Ca dao - Cổ tích
Vài ý kiến nhân đọc cuốn 'Văn học dân gian Bình Trị Thiên'
09:24 | 18/03/2016

NGUYỄN PHÚ PHONG

Nhân đọc cuốn Văn học dân gian Bình Trị Thiên - CA DAO DÂN CA, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1988, tôi có mấy nhận xét sau đây gọi là góp ý.

Vài ý kiến nhân đọc cuốn 'Văn học dân gian Bình Trị Thiên'
Ảnh: internet

Nhận xét của tôi chia làm 3 loại: 1- chỉ liên quan đến cuốn CA DAO DÂN CA; 2- liên quan đến loại sách có tính cách phương thổ ngữ như cuốn CA DAO; 3- liên quan đến các vấn đề ngôn ngữ học.

1. Trang 55, bài 170, câu 2: viết là: bởi CHƯA giàu có... cần phải sửa lại là: Bởi CHƯNG giàu có...

Trang 87: viết là:... xế anh đi tàu HÀNG, phải sửa lại là:... xế anh đi tàu HÀN. Trong chú thích (2) cũng vậy! Hàng: Đà Nẳng, phải viết: HÀN: Đà Nẵng.

Trang 58: bắt ốc, THÁI rau, tôi nghĩ: HÁI rau thì đúng hơn vì HÁI đối bắt chỉnh hơn là THÁIđầy một LOM, sửa lại đầy một LON - THÊ nô lệ, sửa lại: THUÊ nô lệ.

2. Cuốn sách có rất nhiều phương ngữ Bình Trị Thiên. Đó là đặc điểm và cũng là ưu điểm của nó. Tuy vậy đặc điểm và ưu điểm này chưa được khai thác triệt để và làm nổi bật lên. Muốn đạt đến mục đích này, chỉ cần làm mấy điều sau:

- Những từ nào thuộc phương ngữ BTT thì cho in chữ nghiêng tất cả, như vậy độc giả khỏi phải lầm lẫn.

- Đã là sách do cán bộ và sinh viên trường Đ.H.S.P. Huế chủ trương thì nên làm một phụ bản kê lại theo vần a b c những từ địa phương đã gặp trong sách với những lời giải thích thích đáng. Theo tôi, từ địa phương BTT chung qui chỉ có 2 loại:

+ Những từ thuộc vốn từ đặc biệt của BTT như trôốc "đầu"; chộ: "thấy" ; théc: "ngủ"...

Những từ thuộc vốn chung nhưng phát âm theo kiểu BTT nên thành ra từ BTT... tui: tôi, su: sâu, nác: nước...

Nếu làm được một phụ bản như vậy, thì rõ ràng là ngoài phần nội dung, các tác giả cuốn CA DAO còn miêu tả được tính độc đáo, bản sắc ngữ âm của phương ngữ BTT. Và cũng là một dịp cho sinh viên Huế, độc giả các nơi lưu ý, sưu tầm, nghiên cứu, giải thích ngữ ngôn của một vùng đất nước.

Trên phương diện làm cho rõ nét văn học dân gian BTT, cuốn CA DAO còn nhiều sơ sót hoặc vì vô ý, hoặc thiếu cái nhìn tổng quát nhất quán. Tôi xin nêu ra vài ví dụ:

- Nếu không vì nhu cầu hợp vần, thì tất cả những từ đâu phải đối lại là từ mới đúng tiếng BTT (trang 72, 77, 87...)

- Từ làm (tr.76) sửa lại mần mới đúng BTT.

- Tr.71, này phải sửa là ni.

- Tr.86, bao giờ đổi lại là mô chừ (trong câu: "Hình dung yểu điệu có đôi bao giờ", bao giờ có thể đổi lại thành răng chừ), vậy đổi là rứa.

- Tr.78, sao đổi lại là răng, tr.177, nào đổi lại là .

- Tr.88, 89 thật đổi là thiệt.
vân vân và vân vân.

3. Từ địa phương nỏ (tr.102) phải viết là mới đúng. Tại sao vậy? Vấn đề này phải giải thích theo ngữ âm học. Ai cũng biết là tiếng Việt Nam miền Bắc (vùng Hà Nội chẳng hạn) có 6 thanh. Trái lại một số phương ngữ rất lớn miền Nam, trong ấy có BTT, chỉ có 5 thanh vì không phân biệt hai thanh hỏi, ngã. Câu hỏi được đặt ra là trường hợp 2 thanh? và ~ nhập làm một thì phải ghi bằng ký hiệu nào:? hay ~. Theo tôi thì ghi bằng dấu ngã (~). Vì sao? Vì trong hiện tình tiếng Việt, những từ mang dấu ngã được phát âm với đặc tính của một thanh trắc gãy cao và trong những địa phương mà có sự sát nhập của hai thanh hỏi và ngã riêng biệt thành một thanh /hỏi-ngã/ chung thì thanh /hỏi-ngã/ chung nào có đặc tính của một thanh trắc gãy cao và vì thế phải được ghi bằng dấu ~(ngã). Có thể nói là trong tiếng Việt từ BTT trở vào Nam, không làm gì còn thanh trắc gãy (thuộc âm vực) thấp nữa và như thế trong chữ viết để ghi những từ địa phương của vùng này, dấu hỏi (?) bị loại trừ vì không có tương ứng trong phát âm. Vì vậy trong phương ngữ BTT không làm gì có từ nỏ mà chỉ có thể có từ thôi.

Qua những nhận xét trên, những chữ như ổng (nghĩa là ông ấy), bả (nghĩa là bà ấy) dùng để ghi lại những từ địa phương trong Nam đều viết sai cả. Nhưng cái sai này có lý do lịch sử của nó. Nguyên là có sự đảo ngược ở thế đối lập hai thanh hỏi và ngã:

Hệ thống thanh trước đây:

âm vực

cao

x ø

/

?

thấp

\

.

~


Hệ thống thanh trước đây:

âm vực

cao

ø

/

~

thấp

x \

.

?

(X) ø: thanh ngang không có dấu ghi.

Vì có sự đảo lộn âm vực giữa hai thanh hỏi và ngã nên mới có sự ghi lầm ỗng thành ổng, thành bả như trên chứ trong phương ngữ miền Nam không làm gì có những từ mang dấu hỏi nữa. Tôi e những người viết những chữ như ổng, bả căn cứ trên hệ thống thanh điệu của tiếng Việt trước đây rất lâu, chứ không dựa vào thế đối lập của hệ thống này để ghi một hiện tượng ngữ âm đã nằm trong một thế đối lập mới.

Trên đây, tôi chỉ ghi lại mấy ý kiến nhân đọc qua một cách có hệ thống cuốn CA DAO DÂN CA của NXB Thuận Hóa. Gọi là góp phần vào sự tìm hiểu tiếng Việt của một người ở xa đất nước, mà người ta quen gọi là Việt kiều.

N.P.P
(Đại học Paris 7)
(TCSH39/09&10-1989)





 

Các bài mới
Các bài đã đăng