Ca dao- Cổ tích
"Đọc xuôi" như thế đã "xuôi" chưa?
14:39 | 31/12/2021

KHUÊ VĂN

Trên "Sông Hương - số 1 - Nhâm Thân 92 "Đọc xuôi một bài ca dao nói ngược" của ông Đỗ Lai Thúy. Đó là một bài báo thú vị. Tuy nhiên, bài báo vẫn còn nhiều điều cần được tiếp tục trao đổi.

"Đọc xuôi" như thế đã "xuôi" chưa?
Ảnh: internet

Là một người có tham gia sưu tầm nghiên cứu văn chương dân gian ở một địa phương vốn có khá nhiều loại "Vè nói ngược", tôi xin trao đổi với tác giả bài báo một đôi điểm, mà bản thân còn thấy là hơi... "sái".

TRƯC HẾT NÓI V CM HỨNG, GIỌNG ĐIỆU CHUNG CỦA BÀI CA DAO

Trong cách đọc xuôi của mình, ông Đỗ Lai Thúy, xem bài ca dao nói ngược như một bức tranh về "thân phận của người nông dân Việt trong làng xã c truyền của họ - một xã hội tiểu nông nửa công xã, nửa phong kiến với nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, tù đọng bế tắc"... "mọi bậc thang giá trị bị đảo lộn". Bức tranh vẽ lên chủ yếu là "không khí nặng nề, u uẩn"... với "nn trời đen kịt", và sự "dày đặc của bóng tối"... v.v...

Có thể đây là một cách đọc sâu sắc (?). Chỉ đáng tiếc rằng, khi theo đuổi say sưa với những ý tưởng sâu sắc (?) của mình, tác giả bài báo đã quên bẵng đi rằng đây là một bài đồng dao nói ngược. Tức là một bài hát vui của trẻ em ngày trước. Không ai phủ nhận được tính chất ngụ ngôn của bài ca dao. Nhưng dù có tính chất ngụ ngôn, thì tính chất ngụ ngôn ấy vẫn chịu sự quy định của phong cách thể loại - những bài hát vui chơi theo li nói ngược.

Những bài hát vui chơi này, như soạn giả Vũ Ngọc Phan trong "Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam", đã nhận xét rất đúng: "...nó như các bài học thường thức, nhưng lại vn vè và nội dung thường vui, phn nhiều ngộ nghĩnh, làm cho trẻ em thích thú, mun nghe". Nói cách khác, những bài hát ấy không chỉ là văn chương nghệ thuật dân gian, mà còn là, trước hết là khoa học giáo dục dân gian.

Trong số các bài hát ấy, những bài hát mà phần lời được diễn đạt bằng lối nói ngược có một vẻ ngộ nghĩnh đặc biệt bởi cấu trúc nói ngược của nó. Nó gần như là một loại câu đố, đố vui để hiểu, để nhớ, để ý thức sâu sắc hơn về các mối quan hệ của sự vật tồn tại xung quanh, về thế giới tự nhiên, xã hội, loài vật, con người.

Cho nên, rất đơn giản, cách đọc xuôi theo đúng tinh thần thể loại phải là phục nguyên lại những quan hệ thuận trên cơ sở tháo tung các quan hệ nghịch ở bài hát mà sắp xếp lại theo đúng quan hệ lôgích thông thường của tự nhiên, cuộc sng. Điều này tự thân nó có rất nhiều ý nghĩa. Nhưng tiếc thay, tác giả bài báo, đã vô tình hay hữu ý, quên mất không hề quan tâm đến.

Tuy nhiên, do các bài hát nói ngược này, xuất phát từ óc quan sát cùng những ấn tượng, kinh nghiệm về tự nhiên, về loài vật, về con người, người sáng tác đã mang theo và gửi gắm ít nhiều tâm sự, thái độ của mình, của nhân dân trước cuộc đời, thời cuộc. Bởi thế trong một số trường hợp, các bài hát này còn mang tính chất ngụ ngôn. Nhưng dù có ngụ ngôn đi chăng nữa, cảm hứng chung, giọng điệu chung vẫn là lạc quan, vui tươi, hồn nhiên, có th thâm trầm nhưng không u uẩn, xám xịt, nặng nề như tác giả bài báo đã trình bày.

Quả tình ngay cả khi đọc bài ca dao này, tôi vẫn cảm thấy có một nụ cười hồn nhiên, hóm hỉnh, đôi khi có thâm trầm, lắng đọng nhưng không bao giờ tắt đó là nụ cười toát ra từ những thay bậc đổi ngôi kiu:

Một đàn cào cào đui đàn cá rô
Thóc giống cắn chuột trong bồ

từ những nhm ch cái oái oăm kiểu:

Con bò thì đậu ngọn tre
Con chim chích chòe kéo cày khư khư (trong một bài khác)

hoặc: Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong

(Trâu thì làm sao ngồi lọt trong cong?: mà bốc gạo làm gì?: Chuột, kéo cày sao được?) Từ những hành vi của một anh chàng ng nào đó "đào ao bằng chi, quét nhà bằng mai" - Nhất là, nụ cười toát ra từ hình tượng người dàn cảnh, người bịa chuyện tày trời mà nhẹ như bỡn rất tài hoa.

V KẾT CẤU, BỐ CỤC CỦA BÀI CA DAO:

Khi đọc xuôi bài ca dao, ông Đỗ Lai Thúy đã chọn cách phân tích theo bố cục, hình tuyến tĩnh tại. Điều này bộc lộ qua cách diễn đạt của ông: "Bài ca dao mở đầu bằng...", "kế đó bài ca dao tiến ngay đến đỉnh điểm...” và dựa vào sự tương hỗ giữa các phần trong bố cục ấy, tác giả kết luận:

"... Nhưng rồi bài ca dao được chốt lại bng những câu khng định sự ngược đời vẫn còn đang tiếp tục tồn tại. Và bằng điều đó, tác giả như mun nhấn mạnh rằng cái mơ ước kia vẫn ch là mơ ước, rằng cái đốm sáng lung linh kia không xua tan được bóng ti mà chỉ làm cho người ta cảm thấy sâu sc dày đặc của bóng tối".

Đọc lướt qua, dễ tưởng rằng cách phân tích theo bố cục này là chấp nhận được, và kết luận kia là hữu ý, sâu xa. Nhưng nếu trở lại với đặc trưng loại thể tính nguyên hợp của sáng tác dân gian, sẽ thấy cách làm ấy là bất cập, kết luận kia là võ đoán.

Trong các sáng tác dân gian, các bài đng giao về cá tôm, hoa trái và về các chuyện ngược đời như bài ca dao này, thường có một b cục rất không n định. Bố cục đó, cùng với độ dài, dung lượng của bài hát, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố ngoài tác phẩm. Chẳng hạn, tùy thuộc vào sự lựa chọn, trí nhớ, khả năng ứng tác của người "hát", người "kể", người nghe; tùy thuộc vào bối cảnh không gian, thời gian, điệu thức âm nhạc, diễn xướng mỗi nơi mỗi lúc mà thay đổi (thêm vào, bớt đi, đảo trình tự...).

Riêng với loại bài đồng dao nói ngược như trường hợp đang bàn b cục lại càng không n định. Tự thân mỗi cặp đối lập xây dựng trên quan hệ nghịch biểu hiện nghịch cảnh như:

- Voi kia nằm ở gầm giường
Cóc kia đánh giặc bốn phương nhọc nhằn

- Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bc gạo vào ngồi trong cong" đã có tính độc lập tương đối, khi đứng trong toàn bài, và khi đứng biệt lập chúng đủ tư cách là một tác phẩm.

Chính vì vậy, chúng rất thuận lợi cho việc "lắp ráp", tháo gỡ, để rồi mỗi cặp có thể tham gia vào nhiều bài khác nhau (1) hoặc đứng ở những vị trí khác nhau trong cùng một bài (2), nhờ vào sự liên kết của vnđiệu. Độ dài ngắn của các bài cũng có thể co dãn từ một cặp đến tối đa n cặp(3). Lại có thể có thêm lời mở đầu đại loại công khai khẳng định chuyện nói ngược như: "Nghe vẻ nghe ve nghe vè nói ngược"(4). Có thể có lời kết đại loại khẳng định sự thật được trình bày trong bài. Chẳng hạn "Vụ này rắc rối - lắm kẻ dèm pha - ấy vậy nhưng mà - trăm phần sự thật (5)" v.v...

Như thế, hơn ở đâu hết, hơn mọi thể loại, các bài đồng dao nói ngược mang một đặc điểm chung của thể loại là: Bố cục, dung lượng không ổn định, ít nhiều mang tính lắp ráp, lâm thời. Như vậy làm sao có thể phân tích theo lối văn bn viết của văn học thành văn kiểu:..."Mở đầu bằng..."; "Kế đó... đỉnh điểm..." nhưng rồi, bài ca dao được chốt lại bằng những câu khẳng định sự ngược đời vẫn còn đang tiếp tục tồn tại"; "bằng điều đó" - tức bằng bố cục - "tác giả như muốn nhấn mạnh" điều nọ điều kia... như tác giả Đỗ Lai Thúy đã làm?

Và, một cách đọc xuôi như cách đọc xuôi của ông Đỗ Lai Thúy, liệu đã xuôi chưa?

4.1992
K.V
(TCSH51/09&10-1992)

            >>Đọc xuôi một bài ca dao nói ngược

---------------------
Chú thích:
(1), (2), (3): - Trong “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, loại đồng dao, nói ngược được chép khá nhiều. Trong các bài đó, cặp quan hệ nghịch về "cào cào - cá rô", "Lươn - Trám", xuất hiện trong 3 bài khác nhau. Các cặp "Thóc giống - chuột"; "đòng đong, cân cấn - cò"; "lúa mạ - bò"; "cỏ - trâu"... xuất hiện trong 2 bài khác nhau. Trình tự sắp xếp các cặp hầu như rất lỏng lẻo, miễn là đảm bảo được vần, điệu.

- Có bài chỉ gồm 2 dòng lục bát (tức là chỉ có 1 đến 2 cặp quan hệ nghịch "Châu chấu đuổi các chích chòe - Cỏ dày đồng nội cắn què mõm trâu". Bài ca dao mà ông Đỗ Lai Thúy giới thiệu cũng được soạn giả Vũ Ngọc Phan đưa vào đây, khác một vài chữ; và có thêm 2 câu ở cuối bài cùng với một dấu chấm lững (…) báo hiệu còn có khả năng tiếp nối:
… "Đàn ông to vú, đàn bà rậm râu
Hay sủa thì trâu, hay cày thì chó..."

(4), (5) "Vè nói ngược” Khánh Hòa: (Xin trích chép ra một trường hợp tiêu biểu để tiện kiểm chứng):
“Nghe vẻ nghe ve - Nghe vè nói ngược... Ngựa đua dưới nước, thuyền chài trên cao - Đòn xóc bổ cau, chìa vôi đốn củi - Nấu cơm bằng sỏi - ăn gỏi bằng đinh - Vôi quệt với hành, trầu ăn với cá… Hoa trái đi tìm, bướm ong nằm đợi -... - Vụ này rắc rối - Lắm kẻ dèm pha - Ấy vậy nhưng mà - Trăm phần sự thật!".

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng