Festival Huế 2002
Gặp gỡ hai nghệ sĩ Pháp trong Festival 2002
15:53 | 26/08/2008
Trong Festival Huế 2002 vừa qua, cùng với đoàn 4 nước Asean (Inđônêxia, Lào, Thái Lan, Campuchia), Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp là người bạn đối tác đã tham gia rất nhiều chương trình khác nhau, với các đoàn nghệ thuật cùng những nghệ sĩ tiêu biểu nhất. Và công chúng yêu nghệ thuật cố đô đã bất ngờ... dành toàn bộ sự hâm mộ cho hai nghệ sĩ Ea Sola (vở múa "Khúc cầu nguyện") và nhạc trưởng Xavier Rist. Các buổi trình diễn của họ bao giờ cũng đông chật khán giả. PV TCSH đã có cuộc gặp gỡ cùng hai nghệ sĩ...


* EA SOLA - "KHÚC CẦU NGUYỆN" CHO NGƯỜI VÔ DANH

PV: Thưa chị, được biết chị là nghệ sĩ Pháp, nhưng đồng thời cũng là một người Việt như tất cả mọi người Việt khác. Xin chị cho biết ấn tượng của chị trong lần đầu tiên đến Huế? Và tại sao chị lại tham gia Festival Huế 2002?
NỮ NGHỆ SỸ MÚA EA SOLA: Huế là nơi cũng giống như mọi miền đất nước của Việt mà tôi đã đi qua, khi tôi đến, đến níu chân tôi và lòng tôi ở lại. Nhưng Huế còn là nơi đã đánh thức trong tôi bằng không khí linh thiêng và kiến trúc giản dị, lộng lẫy mà sang trọng của một thành phố cổ xưa về những cảm xúc, niềm tin được đồng cảm sẻ chia trong chính công việc mình đang làm. Cũng chính vì vậy, tôi tham dự Festival Huế - một cơ hội mở ra cho Huế lần này.
PV: Ngoài một cơ hội tốt nhiều mặt đang mở ra cho Huế, giữa 2 thành phố lớn Hồ Chí Minh và Hà Nội, điểm tụ hội Festival Huế 2002 phải chăng cũng là một cơ hội cho tất cả các nghệ sỹ và cho sự trình diễn nghệ thuật đương đại chính đáng của chị?
NỮ NGHỆ SỸ MÚA EA SOLA: Tôi nghĩ Festival là một chủ đề nghệ thuật. Và hình ảnh đất nước Việt trong khu vực và trên trường quốc tế cũng thể hiện một phần trong các dịp Festival như thế này. Tất cả các nghệ sĩ đang có một cơ hội để cất lên tiếng nói sáng tạo của mình nhưng không phải bất kỳ ai cũng ý thức được điều đó. Nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật đương đại gắn với cuộc đời mỗi người là hình ảnh tầm vóc của Festival hôm nay. Đã đến lúc phải để cho... 100% các nghệ sĩ tự nói lên điều này.
PV: "Khúc cầu nguyện" - vở múa do chị dàn dựng, đạo diễn và tham gia trình diễn được giới thiệu như một câu chuyện của ký ức - từ ký ức của một người để đến với ký ức của mọi người. Vậy nhân vật người vô danh trong tác phẩm cũng sẽ là đồng khán giả "Khúc cầu nguyện" chăng?
NỮ NGHỆ SỸ MÚA EA SOLA: Công việc của tôi là một công việc trừu tượng. Từ câu chuyện của mình, tôi muốn nói lên những mất mát đớn đau trong một đời người và chính tôi cũng không chuẩn bị khán giả là ai. Khán giả đó, có thể là chính tôi chăng? Khi tôi sáng tạo ra điều gì mới mẻ cho chính mình thì đó sẽ là nghệ thuật mới, là bản thân tôi.
PV: Chị đã xem các chương trình nghệ thuật trong Festival Huế 2002? Là "Người trong cuộc" chị có nhận xét gì không, thưa chị?
NỮ NGHỆ SỸ MÚA EA SOLA: Trong lĩnh vực nghệ thuật tôi thấy sân khấu, âm nhạc, nghệ thuật... của các đoàn trong khu vực là rất hay. Thông qua các chương trình của người ta, chúng ta sẽ có một cái gương để nhìn thấy chính mình. Về chất lượng, những phức điệu trong các chương trình đã tạo cho ta nhiều cảm xúc quan trọng giữa một bố cục Festival như thế này. Rất có thể những phức điệu đó sẽ là ngày mai của mỗi người nghệ sĩ, sẽ là ngày mai của chính họ.
PV: Ngày mai của chị sau chủ đề ký ức, sau "Khúc cầu nguyện" cuối cùng này là gì, thưa chị?
NỮ NGHỆ SỸ MÚA EA SOLA: 12 năm cho công việc, tôi đã khép lại một chuỗi dài ký ức, và chắc chắn, tôi sẽ lại bắt đầu một cái gì hoàn hoàn khác, có thể trên một miền đất nào đó thôi thúc trong tôi. Để rồi tôi lại sẽ trở về Việt cùng những câu chuyện mới.
PV: Xin cảm ơn và chúc chị tiếp tục thành công!

* XAVIER RIST: MUỐN GIỚI THIỆU ÂM NHẠC CHO CÔNG CHÚNG CỐ ĐÔ.

PV: Thưa anh, sau những đêm công diễn nhạc giao hưởng và âm nhạc hiện đại Việt Nam rất thành công, anh cảm thấy thế nào khi công chúng đã đến và vỗ tay như... vỡ cả khán đài?
NHẠC TRƯỞNG XAVIER RIST: Tôi cảm thấy rất phấn khởi. Sau đêm diễn, chị R.Chopinot đã kể cho tôi nghe về hình ảnh một người phụ nữ ôm con nhỏ ngồi chăm chú trong nhà hát theo dõi tôi cùng dàn nhạc giao hưởng Hà Nội trình diễn. Tôi rất xúc động với hình ảnh đó. Và trong công việc, mong muốn duy nhất của tôi là làm sao để giới thiệu được nghệ thuật âm nhạc cho công chúng cố đô, nơi hình như cũng không có nhiều điều kiện để tiếp xúc với âm nhạc thính phòng - giao hưởng.
PV: Bên cạnh một chương trình nhạc giao hưởng, giới thiệu các tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới, ông đã dành hẳn một nửa chương trình còn lại để giới thiệu âm nhạc hiện đại Việt ? Có lý do nào về sự lựa chọn và phân bố chương trình đó không thưa ông? Hay phải chăng đây chỉ là một sự đối sánh?
NHẠC TRƯỞNG XAVIER RIST: Đương nhiên, tôi đã trao đổi trước với người phụ trách. Bên cạnh nhạc giao hưởng, các tên tuổi lẫy lừng như G.Rossini, G.Bizet, N. Rimsky Korsakov... Tôi muốn giới thiệu âm nhạc Việt mới mẻ với 4 nhà soạn nhạc hiện đại. Một Nguyễn Cường mạnh mẽ và tuổi trẻ, Trần Kim Ngọc và Vũ Nhật Tân mới mẻ, Nguyễn Thiện Đạo được biết đến trên toàn thế giới. Đây là một sự khái quát về âm nhạc hiện đại Việt .
PV: Vậy là ông cũng đã có một đánh giá khái quát về âm nhạc hiện đại Việt , thưa ông?
NHẠC TRƯỞNG XAVIER RIST: Mỗi tác giả, tác phẩm mà tôi nói trên đều đa dạng và khác nhau. Hai nhà soạn nhạc Trần Kim Ngọc, Vũ Nhật Tân có thể xem là niềm hy vọng của âm nhạc hiện đại Việt . Họ còn rất trẻ, có ý tưởng, tất nhiên, trình độ kỹ thuật nếu so với khu vực và thế giới thì chưa phải là cao lắm. Họ còn phải học hỏi nhiều, phải vượt qua nhiều khó khăn của con người nghệ thuật. Trong thời đại này, để có một đĩa CD thì dễ, nhưng một CD âm nhạc thực sự thì đâu phải là đơn giản.
PV: Và với ngũ tấu bộ gõ "Pháo hoa", tại sao ông lại có sáng kiến thành lập ban nhạc gõ?
NHẠC TRƯỞNG XAVIER RIST: Tạo sao lại không, khi họ là những thanh niên chơi nhạc năng động, kỹ thuật khá và rất ham học hỏi. Từ 50 năm nay đã có các ban nhạc gõ nổi tiếng thế giới. Một bộ gõ Việt Nam, với những tiết tấu và phong cách Việt Nam, dàn nhạc gõ "pháo hoa" sẽ đưa ra những tác phẩm chưa bao giờ có.
PV: Ông có kế hoạch gì của ông trong hoạt động âm nhạc sau Festival này? Ông sẽ ở lại Việt Nam để tiếp tục công việc âm nhạc của mình trong 3 năm tới chứ, thưa ông?
NHẠC TRƯỞNG XAVIER RIST: Tất nhiên, tôi sẽ làm việc thường xuyên để đào tạo những người trẻ tuổi có năng lực trong lĩnh vực âm nhạc Việt . Kích thích cho họ có sự đam mê, sáng tạo âm nhạc. Đó là chương trình lớn nhất của tôi trong thời gian tới tại Việt .
PV: Xin cảm ơn nhạc trưởng.

Huế, 5/ 2002
LÊ THỊ MỸ Ý thực hiện
(nguồn: TCSH số 160 - 06 - 2002)

Các bài mới
Các bài đã đăng