Festival nghề truyền thống Huế
Triễn lãm bộ sưu tập Tinh hoa nghề Khảm xà cừ truyền thống của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn
12:34 | 28/04/2015

SHO - Sáng ngày 28/4, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, 15A Lê Lợi, TP. Huế đã diễn ra triển lãm bộ sưu tập “Tinh hoa nghề khảm xà cừ truyền thống” do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn dày công thực hiện. 

Triễn lãm bộ sưu tập Tinh hoa nghề Khảm xà cừ truyền thống của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn phát biểu trong triễn lãm

Đến tham dự triễn lãm có sự hiện diện của bà Đoàn Thị Thanh Huyền, Uỷ viên TVTU, Trưởng ban tuyên giáo tỉnh TT- Huế; ông Nguyễn Đăng Thạnh Uỷ viên TVTU - Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Huế... cùng nhiều lãnh đạo các ban ngành, nghệ nhân và các nhà nghiên cứu. 

Nghi thức cắt băng khai mạc triễn lãm

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, nghề khảm xà cừ được hình thành và phát triển trong cái nôi đồng bằng Bắc Việt trước đây cả ngàn năm. Dưới triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc sản phẩm mỹ nghệ xà cừ chỉ dành riêng cho vua, quan sử dụng, làm tặng phẩm ngoại giao hay xuất khẩu.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn giới thiệu bộ sưu tập cho quý khách

Bước sang thế kỉ 17, các chúa Nguyễn mang nghề khảm xà cừ vào Phú Xuân sau đó tiếp thu thêm kỹ thuật, mỹ thuật mới lạ của vùng đất này. Nghề khảm xà cừ ở Huế được Lê Quý Đôn ghi lại trong sách Phủ biên tạp lục như sau: “Tại xứ Thuận Hóa, người ta dùng xà cừ khảm vào bàn ghế, hộp quả, rương hòm, chuôi kiếm…”.

Triễn lãm trưng bày nhiều vật phẩm khảm xà cừ theo nhiều tầng lớp, mục đích sử dụng khác nhau như: mua bán trên thị trường, phục vụ quan lại, tiến vua v.v...

Đông đảo mọi người tham quan bộ sưu tập mỹ nghệ khảm xà cừ

Cùng nhìn ngắm những vật phẩm tinh xảo trong bộ sưu tập của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn:

Qủa làm bằng gỗ trắc cẩn ốc xà cừ trang trí theo đề tài "Bát tiên"
 
Chân dung Diên Lộc Quận Công do nghệ nhân Phạm Văn Khuê ở Hà Nam khảm
Khay làm bằng gỗ mun cẩn ốc xà cừ trang trí theo đề tài "Tam quốc chí"

Nhật Hoàng - Phương Anh 
 
 
 
 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng