Festival nghề truyền thống Huế
Khai mạc không gian trưng bày các sản phẩm nghề thủ công truyền thống Việt Nam, thành phố Gyeongju và trang phục Kimono
22:06 | 28/04/2015

SHO - Chiều ngày 28/4, ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2015 tiến hành khai mạc không gian trưng bày các sản phẩm nghề thủ công truyền thống Việt Nam, thành phố Gyeongju (Hàn Quốc) và trang phục Kimono (Nhật Bản) tại Bảo tàng Văn hóa Huế 25 Lê Lợi, thành phố Huế. 

Khai mạc không gian trưng bày các sản phẩm nghề thủ công truyền thống Việt Nam, thành phố Gyeongju và trang phục Kimono
Ông Ida - giám đốc công ty Shue (bìa phải) cùng nghệ nhân Lê Văn Kinh (bìa trái) trong phòng trưng bày trang phục Kimono

Đến tham dự lễ khai mạc có sự hiện diện của ông Nguyễn Văn Thành - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND thành phố Huế; ông Park-ki-do - Giám đốc phòng kinh tế thương mại thành phố Gyeongju; ông Ida - giám đốc công ty Shue, Nhật Bản; nghệ nhân ưu tú Lê Văn Kinh;... cùng nhiều vị lãnh đạo và nghệ nhân trong và ngoài nước.
 

Nghi thức cắt băng khai mạc triễn lãm

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đăng Thạnh Uỷ viên TVTU - Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Huế cho biết: “Phòng trưng bày các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của các nghệ nhân Việt Nam, thành phố Gyeongju, thành phố Saijo (Hàn Quốc) và trang phục Kimono của công ty Shue (Nhật Bản) là dịp để thành phố và Tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường giao lưu thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước châu Á; qua đó, góp phần tạo sự gần gũi, đoàn kết và phát triển các thương hiệu sản xuất hàng thủ công truyền thống của Việt Nam và các đối tác quốc tế.”   

Qúy đại biểu tham quan không gian trưng bày Trúc Chỉ

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong triễn lãm vô cùng phong phú về chủng loại và tinh xảo về chất lượng. Qua đó thể hiện được sự tài hoa, khéo léo của người nghệ nhân. Đặc biệt nổi bật trong không gian trưng bày đó là các tác phẩm thêu thủ công của nghệ nhân ưu tú Lê Văn Kinh và áo kimono Nhật Bản.

20 tranh thêu tác phẩm "Cáo tật thị chúng" - Mãn giác thiền sư bằng 20 thứ tiếng khác nhau 
của nghệ nhân Lê Văn Kinh

 
Tranh thêu thi phẩm "Tẩu lộ" (Đi đường), bản dịch tiếng Việt trong tập thơ "Ngục trung nhật ký" (Nhật ký trong tù) của Chủ tịch Hồ Chí Minh
 
Tác phẩm thêu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (trên); Sen - Quốc hoa (dưới)
 
Các trang phục Kimono trong triễn lãm

Đồng thời, một giá trị văn hóa mới của Huế đó là Trúc Chỉ cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm, chú ý. Với sự mộc mạc, độc đáo của mình, các tác phẩm Trúc Chỉ đã làm không ít khách tham quan đã phải thán phục trước đôi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân tạo ra chúng.

Các tác phẩm nghệ thuật Trúc Chỉ

Ngoài ra, còn rất các sản phẩm thủ công đặc sắc khác như tranh thêu của nhà thiết kế Phương Bùi; trang phục cung đình của nghệ nhân Vũ Văn Giỏi; kim hoàn của nghệ nhân Trần Duy Mong.

Tranh thêu Hạc và Hoa 
 
Long bào được phục chế bởi cơ sở thêu Vũ Giỏi, thực hiện bởi 8 nghệ nhân thêu liên tục trong vòng 14 tháng. Vải và các phụ liệu, phụ kiện được tìm mua ở tận Ấn Độ.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến các sản phẩm nghề độc đáo đến từ xứ sở kim chi Hàn Quốc.

Các vật lưu niệm được trưng bày
 
Tác phẩm Tremeori, kiểu tóc dành cho mỹ nữ thời đại Joseon

Triễn lãm lần này đã góp phần quảng bá những nét độc đáo trong làng nghề truyền thống của mỗi quốc gia. Qua đó, xây dựng một mối quan hệ kinh tế, văn hóa bền vững để cùng nhau hợp tác đưa nghề thủ công mỹ nghệ lên một tầm cao mới.

Nhật Hoàng - Phương Anh 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng