Đời sống văn nghệ
Trần Áng Sơn - trang sách đời vừa khép lại
07:35 | 11/07/2014

NGÔ ĐÌNH HẢI

Nhà văn Trần Áng Sơn sinh ngày 12/7/1937 tại Hải Phòng, lớn lên ở Huế, trưởng thành ở Sài Gòn, mất ngày: 18/5/ 2014.

Trần Áng Sơn - trang sách đời vừa khép lại

Trước 1975, ông có thơ văn đăng trên các báo, tp chí: Bông Lúa, Nhân Loi, Văn Ngh Tin Phong, Ph N Nam K, Tiu Thuyết Chn Lc… Sau 1975, thơ văn đăng trên các báo, tp chí: Sông Hương, Tha Thiên Huế, Văn Hóa Huế, Văn Ngh Nguyn Đình Chiu, Văn Ngh Tp. H Chí Minh… Và in chung trong các tuyn tp: 700 Năm Thơ Phú Xuân, 1.000 Năm Thăng Long… Cuc đời ông có gn 50 tác phm đã xut bn, gm tiu thuyết, thơ, biên kho, hi c văn chương, chân dung tác gi văn hc.  


Buổi sáng, tôi đến muộn, chiếc bàn cà phê quen thuộc mà chúng tôi vẫn thường ngồi với nhau đông đủ hơn mọi ngày, có một cái ghế trống, một ly cà phê đen và một nén nhang đang cháy dở, chỗ của anh Trần Áng Sơn! Anh vừa mới bỏ anh em, bè bạn chiều qua! Và chúng tôi ngồi lại, trong cái sinh hoạt cũ, vẫn cố tình coi như có anh. Vẫn nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, để như thấy anh còn ngồi đó, trầm ngâm, nói cười nhỏ nhẹ, lâu lâu góp một vài câu, nhẹ nhàng và hóm hỉnh…

Biết sinh tử là chuyện thường tình, bởi muốn mà được sao? Và cho dù chúng tôi cố tình tránh né mấy đi nữa, thì nỗi buồn vẫn cứ lan rộng, nó lãng đãng chung quanh như làn khói của nén nhang ai đó đã thắp, nó len lỏi vào trong từng con người ngồi đây, khói làm cay mắt và kỷ niệm với anh làm chúng tôi xót xa…

Trần Áng Sơn là một người trầm lặng, cái trầm lặng gai góc và chịu đựng, rất dễ thấy điều này trong tác phẩm của anh, đôi lúc nó lại làm cho những trang viết của anh phảng phất sự bỡn cợt và giễu nhại, cái bỡn cợt châm biếm và cay cay vị đời, làm cho người đọc hơi khó chịu nhưng thích thú!

Tình thân của tôi và anh cũng bắt nguồn từ những điều “khó chịu” như vậy. Anh hay gọi tôi là… “đồng hương” và… “đồng nghiệp cũ”, cái từ “đồng hương” của anh nghe còn tàm tạm dù nó có vẻ hơi kỳ cục! Chỉ là do cái nơi sinh của tôi và anh: Hải Phòng, nhưng tôi thì hoàn toàn mù tịt, vì theo thầy mẹ vào Nam từ ngày còn ẵm ngửa! Anh thì khác, anh đi mà mang theo cả một vùng trời tuổi thơ thương nhớ của mình. Những lúc ngồi riêng lẻ, anh hay kể cho tôi nghe về miền quê trong ký ức đó, nó luôn đẹp và đeo đẳng theo anh mãi! Để rồi khi in xong tập truyện “Hi Phòng, dòng sông tui thơ” (Nxb. Văn Nghệ - 2007), anh đem cho tôi và nói “Đọc đi!” rồi… hết! Anh ít nói tới mức làm cho người đối diện có cảm giác như anh đang để dành “sức” cho những trang viết!... Gần 50 tác phẩm đã xuất bản, cả cuộc đời Trần Áng Sơn là để cầm viết! Anh viết “khỏe” nhưng không hề dễ dãi với mình, kể cả những quyển truyện viết để mưu sinh, anh cũng gửi gắm vào đó những nghĩ suy và tình cảm rất thật…

Còn “đồng nghiệp cũ” thì khôi hài thấy rõ, tôi nhỏ hơn anh tới mười mấy tuổi, ngày anh đã thành danh thì tôi mới chập chững học đòi viết lách, lúc tôi “khoe” với anh mấy truyện ngắn đăng ở tờ Văn Nghệ Tiền Phong viết vào những năm mới 15 - 16 tuổi mà ngày đó, người phụ trách trang văn nghệ này là Lý Thụy Ý “biên tập” gần nát bét, anh đã cười, cái tiếng cười hiếm hoi và ít gặp ở anh: “Tôi cũng viết ở đó, vậy mình là… đồng nghiệp cũ rồi!”. Tôi biết anh chọc tôi nhưng tôi vui vì khó khăn lắm mới thấy anh có được những giây phút sảng khoái như thế này…

Cái đêm tôi ra mắt tập thơ “Nh ơi!” sau hơn 20 năm không viết ở Cà phê Guitar Gỗ của Châu Đăng Khoa, anh khệ nệ mang tặng tôi bức tranh sơn mài to tướng, và lý do anh nói cũng rất ngắn gọn: “Ông Rừng vẽ đẹp hơn tôi!…” Thế thôi!

Buổi chiều trở về từ đám tang của anh, tôi mở lại quyển truyện dài “Thương Tích” anh tặng năm 2012, đọc lại cái đề tựa của anh “…Những gì tôi nhìn, tôi thấy, tôi nghe, chỉ là một phần của nửa sự thật ở phía bên này… Nhưng nước mắt là của quê hương tôi… Trong tiểu thuyết tất cả đều hồi sinh để đi nốt chặng đường cuối cùng của thân phận… Đã có một thời như thế…” …Ở phần đề tặng anh viết: “Thân tặng Ngô Đình Hải, xin ghi nhận và cám ơn!”… Và tôi khóc! Khóc vì nhớ tới cái khí khái và nghĩa tình của anh, tôi có làm được gì cho anh đâu, ngoài câu nói thật lòng: “In đi anh, tôi muốn đọc và tôi tin mọi người cũng muốn đọc!…” Chỉ có vậy mà anh cũng nhớ…

Ôi! Ông anh tôi!... Ôi! Cái tháng năm nghiệt ngã!... Ở những ngày này của tháng năm. Một vài cơn mưa nhỏ bất chợt của Sài Gòn không xua đi được cái nóng cháy da khi ra đường, cuộc sống hối hả và quay cuồng với đủ mọi thứ cơm áo, càng làm cho hơi thở oi bức và ngột ngạt hơn. Cái tháng năm làm cho tôi ghét tôi hơn bao giờ hết! Nó thôi thúc, nó làm sống lại những kỷ niệm, và nó làm tôi đau vì mất bạn… Tháng năm năm ngoái, tôi vĩnh biệt thi sĩ Đoàn Vĩnh Phúc trong những giọt nước mắt của bạn bè, và khuôn mặt ngây ngô chưa biết gọi cha của đứa bé con anh… Rồi ở tháng năm này, tôi sẽ còn ngồi, còn phải đối diện với cái chỗ trống không của nhà văn Trần Áng Sơn ở quán cà phê quen thuộc, vẫn ra vào nhìn bức tranh hình con diều lơ lửng treo giữa nhà, mà tự trách mình sao ngu ngốc không nhìn thấy quỹ thời gian hạn hẹp của anh… Tôi ghét phải viết những dòng chữ này biết chừng nào, thứ ngôn từ nhỏ nhoi và vô nghĩa với cái tình của Trần Áng Sơn cho tôi… Xin cho tôi được cảm ơn tấm lòng của bạn bè gần xa và… Lạy Trời! Xin cho những câu chữ ngô nghê này của tôi như một nén hương lòng thắp lên cho anh, xin cho đời còn ấm mãi một cái tên, cái tên của một người dù với hơn 40 truyện ngắn dài, vẫn còn ở trong “cơn mộng du của thi ca”…

Trần Áng Sơn khó tính ai cũng biết. Không phải khó với mọi người mà là khó với chính mình, khó với câu chữ của mình. Dù làm thơ, hay viết văn anh đều viết với sự cẩn trọng và trung thực. Và cũng chính cái trung thực đó đã làm thành những “gợn sóng” khi anh viết “Nhng trang sách khép m” (Nxb. Trẻ - 2002), 3 tập sách với gần 100 khuôn mặt văn nghệ miền Nam, một vài người được anh nhắc đến có đôi chỗ không hài lòng, nhưng biết sao được, Trần Áng Sơn là thế! Giờ thì không còn cơ hội nữa… Trang sách đời của anh đã vĩnh viễn khép lại! Cũng như tôi vĩnh viễn mất đi một người anh, một người bạn văn nghệ chí tình! Nhưng tôi tin rằng những trang sách thực của anh vẫn còn trong lòng người đọc, nó sẽ còn được mở ra bởi bạn bè và những người yêu mến anh… như cái “tuyên ngôn thơ” của anh: “Tất cả đều sẽ qua đi, chỉ duy nhất cái tình là còn mãi”… Mãi mãi… Vĩnh biệt anh!… Trời ơi!… Sao tôi nhớ và thương anh quá đỗi!

N.Đ.H
(SDB13/06-14)








 

Các bài mới
Các bài đã đăng