Đời sống văn nghệ
Ngôi nhà giấu tên
10:30 | 10/05/2010
VŨ HUẾGiải phóng đã tới năm 78, ba năm sau miền Nam nói chung và thành thị nói riêng, hàng hóa chẳng còn thứ gì “giá rẻ như bèo” (kể cả là nhà, đất). Huống gì tôi không phải hạng có tiền rủng rỉnh (ngoài lương), thành có muốn cái gì cũng khó.
Ấy vậy mà tôi lại là “Nhà báo”, phụ trách cả một phòng thời sự của Đài truyền hình thành phố, gần hai chục phóng viên lúc đầu.

Cùng năm - năm 78. Đài có một anh tên Đinh Hà từ bên Thông tấn chuyển sang làm thư ký giám đốc. Tổng biên tập Đài ông Nguyễn Kim. Cánh nhà báo chúng tôi có một đặc điểm là dễ quen nhau. Có anh quen rồi thì thân, thân rồi thì... Đinh Hà cho tôi vay được cây vàng “ròng” bốn con chín, không ràng buộc bất cứ một điều kiện nào có trả, không thôi để làm cái vốn mua nhà sau khi anh hỏi sơ sơ tôi, biết tôi không có tiền ngoài lương. Nhưng như đã nói, năm 78 hàng chẳng có thứ gì giá rẻ nhà đất một cây sao mua nổi tôi đã toan trả lại Đinh Hà nhưng sau lại nghĩ: Cầm làm cái vốn để bán bóng bay. Tuy nhiên cầm (và đã bán vàng ra thành tiền” tôi mới té ngửa: Ai bán? Trong lúc vợ và con tôi còn ở ngoài Bắc. Chẳng lẽ lại đi... “cho thuê vốn” lấy tiền lời. Và, lại một lần nữa tôi toan trả lại bạn nhưng sau tôi lại “nghĩ tiếp”; Hãy để đấy xem đã...

Ngày hôm sau tới Đài, tôi đưa chuyện Đinh Hà cho mượn ra hỏi ý kiến anh em trong phòng, có một cậu tên Liêm phóng viên mới ra trường rất trẻ lòng dạ thẳng thuột nói tôi chẳng cần dè dặt:

- Anh nghỉ hưu đi

Tôi quay hỏi cậu ấy nghiêm túc;

- Cậu nói thật đấy chứ?

- Thật, Liêm vẫn cứ thẳng thuột.

- Vì sao?

- Anh tuổi 55 rồi lại còn thương binh nay anh ốm, mai anh đau. Lại còn “Cựu nhà báo”, anh nghỉ hưu được rồi.

Tôi lại hỏi lại Liêm:

- Mình hỏi thật cậu nhá: Ngoài những cái “không thể chối ấy ra”, thì trách nhiệm mình phụ trách phòng với Đài, với anh em không đến nỗi để các cậu chê chứ?

- Anh mà không thương tật, cậu ấy vẫn tuồn tuột bộc bạch- phụ trách phòng chúng em còn thích nữa có. Tội một nỗi là sức khỏe...

Rồi quả đúng thế thật, tôi được Ban giám đốc Đài cho nghỉ hưu, Đinh Hà xuống thay tôi.

Cái năm bắt đầu nghỉ, tôi đi bán bóng bay như đã tính toán thật thấy là quá được: Một vốn bốn lời. Có tháng vào ngày lễ, một vốn năm lời, hơn năm lời mà nhàn. Dụng cụ chỉ là chiếc xe đạp với bình khí nén Hi- đrô tôi bán suốt hai năm chẳng cần vợ với con. Năm 80 tôi đã có ra số tiền quy ra vàng gấp năm lần số vàng Đinh Hà cho mượn, tôi mua được căn nhà nho nhỏ điện ra Bắc cho vợ dẫn con vào thẳng, làm một gia đình đúng nghĩa “đồng bộ” vợ chồng...

Trong hai năm ấy, có một năm và có một ngày tôi nhớ có hai ông cháu ông già đi từ xa tới tôi trên vỉa hè thành phố, trời tháng sáu ban trưa. Ông già đầu bạc, tóc trắng như cước vuốt ngược, mắt ông đeo đôi tròng kính trắng, phong độ. Ông mặc bộ đồ sơ- vin áo thắt trong, chân ông đi giầy da bóng. Còn cháu bé gái đi theo ông tuổi độ 9, 10 mặc áo liền váy đầm (cũng xinh). Tới tôi ông già nhìn bóng trước, mới nói cháu bé gái sau:

- Con thích quả nào?

Cháu bé gái nheo đôi mắt ngoài nắng, ngẫm một lát nói ông:

- Quả này này, tức cháu chỉ vào quả bóng màu đỏ tươi rói tôi bơm căng to nhất “đàn” buộc dây, treo lơ lửng trên cái ghi đông xe. Ông già dường chỉ đợi có vậy, lúc ấy mới quay qua tôi ông nói:

- Anh bán cho cháu quả này. Mấy tiền cơ?

- Dạ thưa hai đồng ạ - tôi nói

- Hai đồng cơ à - ông già chê. Nhưng tôi vẫn thấy ông móc túi lấy tiền ra trả đủ cho tôi hai đồng, xin lấy bóng cho cháu. Xong ông cháu dắt nhau đi. Nhưng chỉ đi có đoạn - tôi thấy rõ như thế - ông dắt cháu quay lại. Tới tôi lần thứ hai, ông không mua thêm bóng (cũng không đổi). Mà nhìn bằng cái nhìn thiện cảm, ông hỏi tôi tiếng ấm:

- Xin lỗi. Tôi hỏi khí không phải. Có phải anh là Quỳnh, Trung Đình Quỳnh không? Nếu anh Trung Đình Quỳnh thì tôi là Ngọc, Lâm Quang Ngọc thầy dạy của anh đây, anh Quỳnh còn có nhớ?

Lúc ấy, thú thật tôi cũng mới để ý kĩ tới ông già. Thì ra đúng là thầy Ngọc thật, thầy dạy tôi những năm trước đây tôi học trường Đại học Tổng hợp ngoài Bắc, chưa đi B. Tôi lính quýnh kéo ghế mời thầy ngồi, mua nước mời thầy uống, hỏi thầy sao lại vào đây. Sức khỏe, vợ con thầy? Cháu bé gái kia với thầy quan hệ là sao?...

Trả lời tôi thầy cho tôi biết: Thầy được Bộ điều vào tăng cường khâu cán bộ giảng dạy cho trường thành phố. Thầy được Nhà nước phong tặng danh hiệu giáo sư đã lâu lâu. Thầy hỏi tôi có biêt ai là Đinh Hà nhà báo? Tôi trả lời thầy: Biết. Nhưng là Đinh Hà nào. Đinh Hà “tây” (người Tây Ninh), Đinh Hà “treo” (cũng như treo bút), Đinh Hà “hòa” (người Biên Hòa) còn gọi “Đinh Hà cho mượn”. Đinh Hà nào cũng là nhà báo, thầy hỏi Đinh Hà nào. Thầy hỏi tôi “Sao lại có Đinh Hà cho mượn?”. Trả lời thầy tôi nói “Vì anh tốt, giúp con vốn liếng làm ăn để nhớ ơn, con gọi anh ấy vậy”. Thầy lại hỏi: “Đinh Hà ấy hẳn thoáng?”. Trả lời thầy: “Anh ấy thoáng, rất thoáng thưa thầy. Người Biên Hòa, phường Tân Tiến đẹp trai, da trắng, mắt sâu râu quai nón, thông minh lắm thầy ơi...”

Nghe vậy thầy cười reo “Ôi vậy thì đúng là Đinh Hà thầy cần, Quỳnh giúp thầy với nhé”...

Hôm ấy thầy đưa tôi địa chỉ của thầy, miếng bìa cứng màu in chữ đậm tên thầy: Giáo sư Lâm Quang Ngọc nhà dãy H, lầu 2, phòng số 5 khu chung cư VẪN BIẾT (mãi ngoại vi thành phố). Thầy hẹn tôi tới chơi, thầy sẽ cho tôi biết về Đinh Hà cho mượn của tôi.

Thì ra đúng Đinh Hà cho mượn thật. Anh là đứa học sinh miền Nam năm 66- 67 được trên chọn cho Bắc học trường tôi học trước đó nhiều khóa, vẫn thầy Ngọc chủ nhiệm. Nhưng cái năm tôi học, con gái thầy Lâm Vân Anh đang còn học phổ thông. Năm Đinh Hà học, học cùng con gái thầy một lớp. Đinh Hà với Lâm Vân Anh học ngang tài ngang sức nhau (với đàn hay hát giỏi). Nhưng rồi cũng lại chỉ vì tại “cái ngang tài ngang sắc (với đàn hay hát giỏi ấy) mà họ bước vào “vùng cấm” lúc nào không hay. Đến khi chuyện vỡ lở ra, Đinh Hà “cao chạy xa bay” bằng một lệnh điều anh trở vào Nam gấp tăng cường cho báo chí trước đó đã cả tháng và trước cả năm cuối anh thi ra trường, để lại hậu quả cho thầy Ngọc một gia cảnh hết sức bi thương: Vợ thầy buồn con gái chết, cô Lâm Vân Chi. Lâm Vân Anh đẻ con xong (là cháu bé gái thầy Ngọc dắt) cũng chết do băng huyết, mình thầy “Gà trống nuôi cháu” cho đến ngày thầy gặp được tôi thuật lại câu chuyện.

Và thưa các bạn tôi đã trở lại vào Đài truyền hình tìm gặp Đinh Hà nói lại chuyện thầy Ngọc. Thoạt đầu anh nhớ ra. Nhưng chỉ ít phút sau anh nhận với tôi anh “có” với Lâm Vân Anh, “linh tính” thấy Anh có bầu. Nhưng chỉ là “linh tính” thoáng qua, không nghĩ là chuyện bi thương đến như vậy, nhường ấy... Và, cũng xin thưa các bạn, anh đã bắt tôi dẫn anh đi ngay tới khu chung cư xin được tạ lỗi cùng thầy, nhận con Đinh Thị Thu Buồn cái tên sau khi được tôi cho tin - anh tự đặt lấy cho con.

Còn tôi (cũng vẫn xin thưa các bạn) tôi đã trả anh cây vàng vay, bàn anh bỏ thêm ra ít nữa (giấu tên) lấy danh nghĩa Đài truyền hình nơi anh công tác, xây tặng thầy căn nhà tình nghĩa bởi rằng thầy, một giáo sư (cũng từng là bộ đội bị thương trong) nhiều cống hiến, rất xứng đáng được nhà, nói gì anh là “con” thực hiện lấy cái đạo lý xưa giờ: “Tôn sư trọng đạo”, may thay anh đã nge ra, khen tôi “Sáng kiến hay”...

Nay thì căn nhà đã có từ lâu rồi, gần 20 năm cạnh Đài, đường... ngay trung tâm thành phố anh ở với thầy, với con Thu Buồn phục vụ, căm sóc thầy lúc tuổi cuối đời.

“May nữa” anh chưa lấy vợ, tránh được sự rắc rối biết đâu “Con anh con tôi” với là dì ghẻ... “May nữa”: Bố mẹ anh định cư tại Mĩ, chắc chẳng bao giờ về”. May nữa..."

Ngôi nhà giấu tên, biết bao giờ mới kể...

Hiệp Hòa- Biên Hòa. Tháng 4- 2000
V.H
(138/08-00)



Các bài mới
Các bài đã đăng