Tác giả-tác phẩm
“Âm vang thời chưa xa” vẫn còn âm vang
MAI VĂN HOANTập I hồi ký “Âm vang thời chưa xa” của nhà thơ Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 1995. Đã bao năm trôi qua “Âm vang thời chưa xa” vẫn còn âm vang trong tâm hồn tôi. Với tôi, anh Xuân Hoàng là người bạn vong niên. Tôi là một trong những người được anh trao đổi, trò chuyện, đọc cho nghe những chương anh tâm đắc khi anh đang viết tập hồi ký để đời này.
Hoài Thanh với Huế
NGUYỄN KHẮC PHÊ giới thiệuNhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà phê bình Hoài Thanh (1909-2009)Chúng ta từng biết cố đô “Huế Đẹp và Thơ” một thời là nơi hội tụ các văn nhân, trong đó có những tên tuổi kiệt xuất của làng “Thơ Mới” Việt Nam như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên…; nhưng nhà phê bình Hoài Thanh lại đến với Huế trong một hoàn cảnh đặc biệt và có thể nói là rất tình cờ.
Yveline Féray, nhà văn Pháp độc đáo viết về Việt Nam
LÊ TRỌNG SÂM giới thiệuBà sinh ra và lớn lên ở Painpol và Saint-Malo, một đô thị cổ vùng Bretagne, miền đông bắc nước Pháp. Học trung cấp và tốt nghiệp cử nhân văn chương ở thành phố Nice, vùng xanh da trời miền nam nước Pháp. Là hội viên Hội nhà văn Pháp từ năm 1982, nay bà đã trở thành một trong số ít nhà văn Châu Âu đã tiếp thu và thâm nhập sâu sắc vào rất nhiều khía cạnh của văn hoá Việt Nam.
Giới thiệu Chi hội nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế - Nhà văn Vĩnh Nguyên
MAI VĂN HOAN giới thiệu Vĩnh Nguyên tên thật là Nguyễn Quang Vinh. Anh sinh năm 1942 (tuổi Nhâm Ngọ) ở Vĩnh Tuy, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Bố anh từng tu nghiệp ở Huế, ông vừa làm thầy trụ trì ở chùa vừa bốc thuốc chữa bệnh cho người nghèo. Thuở thiếu thời anh đã ảnh hưởng cái tính ngay thẳng và trung thực của ông cụ. Anh lại cầm tinh con ngựa nên suốt đời rong ruổi và “thẳng như ruột ngựa”.
Những kỷ niệm của tôi về văn học miền Nam
LGT: Vài năm lại đây, sau độ lùi thời gian hơn 30 năm, giới nghiên cứu văn học cả nước đang xem xét, nhận thức, và đánh giá lại nền “Văn học miền Nam” (1954 - 1975) dưới chế độ cũ, như một bộ phận khăng khít của văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XX với các mặt hạn chế và thành tựu của nó về nghệ thuật và tính nhân bản. Văn học của một giai đoạn, một thời kỳ nếu có giá trị thẩm mỹ nhân văn nhất định sẽ tồn tại lâu hơn bối cảnh xã hội và thời đại mà nó phản ánh, gắn bó, sản sinh. Trên tinh thần đó, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết vừa có tính chất hồi ức, vừa có tính chất nghiên cứu, một dạng của thể loại bút ký, hoặc tản văn về văn học của tác giả Nguyễn Đức Tùng, được gửi về từ Canada. Bài viết  dưới đây đậm chất chủ quan trong cảm nghiệm văn chương; nó phô bày cảm nghĩ, trải nghiệm, hồi ức của người viết, nhưng chính những điều đó làm nên sự thu hút của các trang viết và cả một quá khứ văn học như sống động dưới sự thể hiện của chính người trong cuộc. Những nhận định, liên hệ, so sánh, đánh giá trong bài viết này phản ánh lăng kính rất riêng của tác giả, dưới một góc nhìn tinh tế, cởi mở, mang tính đối thoại của anh. Đăng tải bài viết này chúng tôi mong muốn góp phần đa dạng hóa, đa chiều hóa các cách tiếp cận về văn học miền Nam. Rất mong nhận được các ý kiến phản hồi của bạn đọc. TCSH
Giới thiệu Chi hội nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế - Nhà văn Hồng Nhu
MAI VĂN HOAN giới thiệuNăm 55 tuổi, Hồng Nhu từng nhiều đêm trăn trở, băn khoăn lựa chọn việc trở về quê hay ở lại thành phố Vinh - nơi anh gắn bó trọn hai mươi lăm năm với bao kỷ niệm vui buồn. Và cuối cùng anh đã quyết tâm trở về dù đã lường hết mọi khó khăn đang chờ phía trước. Nếu không có cái quyết định táo bạo đó, anh vẫn là nhà văn của những thiên truyện ngắn Thuyền đi trong mưa ngâu, Gió thổi chéo mặt hồ... từng được nhiều người mến mộ nhưng có lẽ sẽ không có một nhà văn đầm phá, một nhà thơ “ngẫu hứng” như bây giờ.
Tìm trong nỗi nhớ (1), một giọng nói dịu dàng, một ánh nhìn nhân hậu...
LÊ HỒNG SÂMTìm trong nỗi nhớ là câu chuyện của một thiếu phụ ba mươi tám tuổi, nhìn lại hai mươi năm đời mình, bắt đầu từ một ngày hè những năm tám mươi thế kỷ trước, rời sân bay Nội Bài để sang Matxcơva du học, cho đến một chiều đông đầu thế kỷ này, cũng tại sân bay ấy, sau mấy tuần về thăm quê hương, cô cùng các con trở lại Pháp, nơi gia đình nhỏ của mình định cư.
Đầy ắp nhân tình trong truyện ngắn Mường Mán
NGUYỄN KHẮC PHÊ     (Đọc “Cạn chén tình” - Tuyển tập truyện ngắn Mường Mán, NXB Trẻ, 2003)Với gần 40 năm cầm bút, với hơn hai chục tác phẩm văn xuôi, thơ và kịch bản phim, nhà văn Mường Mán là một tên tuổi đã quen thuộc với bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ. Có lẽ vì ấn tượng của một loạt truyện dài mà ngay từ tên sách (Lá tương tư, Một chút mưa thơm, Bâng khuâng như bướm, Tuần trăng mê hoặc, Khóc nữa đi sớm mai v...v...) khiến nhiều người gọi ông là nhà văn của tuổi học trò, trên trang sách của ông chỉ là những “Mùa thu tóc rối, Chiều vàng hoa cúc...”.
NGUYỄN VĂN HOATranh luận Văn Nghệ thế kỷ 20, do Nhà xuất bản lao động ấn hành. Nó có 2 tập: tập 1 có 1045 trang và tập 2 có 1195 trang, tổng cộng 2 tập có 2240 trang khổ 14,4 x 20,5cm. bìa cứng, bìa trang trí bằng tên các tờ báo, tạp chí có tư liệu tuyển trong bộ sách này.
Vườn Thiệu Phương qua thơ ngự chế
VĨNH CAO - PHAN THANH HẢIVườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Nhưng do những nguyên nhân lịch sử, khu vườn này đã bị triệt giải từ đầu thời vua Ðồng Khánh (1886-1889) và để trong tình trạng hoang phế mãi đến ngày nay. Trong những nỗ lực nhằm khắc phục các "không gian trắng" tại Tử Cấm Thành và phục hồi các khu vườn ngự của thời Nguyễn, từ giữa năm 2002, Trung tâm BTDTCÐ Huế đã phối hợp với Hội Nghệ thuật mới (Pháp) tổ chức một Hội thảo khoa học để bàn luận và tìm ra phương hướng cho việc xây dựng dự án phục hồi khu vườn này.
Thơ Cao Bá Quát viết về Huế
HỒNG DIỆUNhà thơ Cao Bá Quát (1809-1854) được người đời hơn một thế kỷ nay nể trọng, với cả hai tư cách: con người và văn chương. "Thần Siêu, thánh Quát", khó có lời khen tặng nào cao hơn dành cho ông và bạn thân của ông: Nguyễn Văn Siêu (1799-1872).
Bush và chiến tranh * - Những trang viết mẫu mực về lịch sử đương đại
HÀ VĂN THỊNHI. Có lẽ trong nhiều chục năm gần đây của lịch sử thế giới, chưa có một nhà sử học nào cũng như chưa có một cuốn sách lịch sử nào lại phản ánh những gì vừa xẩy ra một cách mới mẻ và đầy ấn tượng như Bob Woodward (BW). Hơn nữa đó lại là lịch sử của cơ quan quyền lực cao nhất ở một cường quốc lớn nhất mọi thời đại; phản ánh về những sự kiện chấn động nhất, nghiêm trọng nhất đã diễn ra trong ba năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới: sự kiện ngày 11/9, cuộc chiến tranh Afganistan và một phần của cuộc chiến tranh Iraq.
Từ cầm quân đến cầm bút
ĐẶNG TIẾN     (Đọc Hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)Một tờ báo ở ngoài nước đã giới thiệu bốn cuốn hồi ức của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp mới xuất bản. Dĩ nhiên là một bài báo không thể tóm lược được khoảng 1700 trang hồi ký viết cô đúc, nhưng cũng lảy ra được những đặc điểm, ý chính và trích dẫn dồi dào, giúp người đọc không có sách cũng gặt hái được vài khái niệm về tác phẩm.
Chút tâm tình với
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO       (Đọc tập truyện ngắn “Trà thiếu phụ” của nhà văn Hồng Nhu – NXB Hội Nhà văn 2003)Tôi đã được đọc không ít truyện ngắn của nhà văn Hồng Nhu và hầu như mỗi tập truyện đều để lại trong tôi không ít ấn tượng. Trải dài theo những dòng văn mượt mà, viết theo lối tự sự của nhà văn Hồng Nhu là cuộc sống muôn màu với những tình cảm thân thương, nhiều khi là một nhận định đơn thuần trong cách sống. Nhà văn Hồng Nhu đi từ những sự việc, những đổi thay tinh tế quanh mình để tìm ra một lối viết, một phong cách thể hiện riêng biệt.
Viết vào Bùi Giáng mong manh...
ĐỖ QUYÊN…Đọc thơ Bùi Giáng là thuốc thử về quan niệm thơ, về mỹ học thi ca. Đã và sẽ không ai sai nhiều lắm, cũng không ai đúng là bao, khi bình bàn về thơ họ Bùi. Nhắc về cái tuyệt đỉnh trong thơ Bùi Giáng, độ cao sâu tư tưởng ở trước tác Bùi Giáng nhiều bao nhiêu cũng thấy thiếu; mà chỉ ra những câu thơ dở, những bài thơ tệ, những đoạn văn chán trong chữ nghĩa Bùi Giáng bao nhiêu cũng bằng thừa…
Khúc tri âm hay là tiếng lòng đi tìm tiếng lòng đồng vọng
LÊ THỊ HƯỜNGTrong căn phòng nhỏ đêm khuya, giai điệu bản sonat của Beethoven làm ta lặng người; một chiều mưa, lời nhạc Trịnh khiến lòng bâng khuâng; trong một quán nhỏ bên đường tình cờ những khúc nhạc một thời của Văn Cao vọng lại làm ta bất ngờ. Và cũng có thể giữa sóng sánh trăng nước Hương Giang, dìu dặt, ngọt ngào một làn điệu ca Huế khiến lòng xao xuyến.
Mai Văn Hoan từ “Ảo ảnh” đến “Giếng tiên”
NGÔ MINHĐến tập thơ chọn Giếng Tiên (*), nhà thơ - thầy giáo Mai Văn Hoan đã gửi đến bạn yêu thơ 5 tập thơ trữ tình, trong đó có hai tập thơ được tái bản. Đó là tập đầu tay Ảo ảnh, in năm 1988, tái bản 1995 và tập Hồi âm, in năm 1991, tái bản năm 2000. 15 năm xuất bản 7 đầu sách (2 tập tiểu luận) và đang có trong ngăn kéo vài tập bản thảo tiểu luận nữa, chứng tỏ sức sáng tạo sung mãn đáng nể trọng của một thầy giáo vừa dạy học vừa sáng tác văn chương.
Trần Lan Vinh - một nửa nỗi niềm
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO        (Đọc tập thơ ''Độc thoại trước mặt trời'' của Trần Lan Vinh- NXB Văn học Hà Nội- 2003)Trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại, sự thiếu vắng những cây bút nữ đã trở thành một vấn đề cần được chú trọng. Hầu như mỗi khi phụ nữ cầm bút, điều họ quan tâm nhất đó là sự giải bày tâm sự với ngàn ngàn nỗi niềm trắc ẩn. Nếu viết là một cách để sẻ chia tâm sự thì Trần Lan Vinh là một trường hợp như thế.
Linh cảm về những cái chết đầy bi tráng
NGUYỄN THANH TÚMùa đông năm ngoái, anh Đoàn Tuấn từ Hà Nội vào Huế giảng dạy lớp đạo diễn điện ảnh. Dù công việc khá bận rộn nhưng anh vẫn dành cho tôi không ít thời gian tâm sự, bởi ngoài tình cảm thân thiết anh còn là cấp trên của tôi ở toà soạn tạp chí Thế Giới Điện Ảnh. Trong những lần trò chuyện ấy, tôi thật sự bất ngờ khi nghe anh kể chuyện về cuốn sách anh sắp in ở Nhà xuất bản Trẻ mà nội dung của nó là câu hỏi hơn 20 năm nay vẫn luôn canh cánh trong tôi. Vốn dĩ Đoàn Tuấn là nhà biên kịch điện ảnh tên tuổi, anh đã có nhiều kịch bản phim nổi tiếng như: Chiếc chìa khoá vàng (1998), Ngõ đàn bà (1992), Đường thư (2003)...
Giới thiệu chi hội nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế - Nhà văn Nguyễn Khoa Điềm
MAI VĂN HOANNguyễn Khoa Điềm đến với thơ hơi muộn nhưng đã sớm định hình một phong cách riêng. Qua các tập Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990), Cõi lặng (2007) ta bắt gặp những suy ngẫm của anh đối với nhân dân, đất nước; những chiêm nghiệm của anh về đời sống xã hội, nhân tình thế thái. Những chiêm nghiệm và suy ngẫm đó được thể hiện bằng một giọng thơ trầm tĩnh, bình dị, sâu lắng và khá hiện đại.
Trang 34/45
1 ...32 33 3435 36 ...45