Tác giả-tác phẩm
HỒ THẾ HÀ(Đọc tập thơ Lửa và Đất của Trần Việt Kỉnh - Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hoà, 2003)
Người lữ hành cô độc
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO(Đọc tập ký ''Trên dấu chim di thê'' của Văn Cầm Hải- NXB Phương - 2003)
Nguyệt Đình - chàng thi sĩ tương tư dòng sông
NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Huế trong thơ Nguyệt Đình)
NGUYỄN VĂN HOA(Nhà xuất bản Lao Động phát hành 2004)
PHẠM NGỌC HIỀNChưa lúc nào trong lịch sử Việt , các nhà văn hoá ta lại sốt sắng ra sức kêu gọi bảo tồn nền văn hoá dân tộc như lúc này. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế công nghiệp cộng với xa lộ thông tin đã mang theo những ngọn gió xa lạ thổi đến từng luỹ tre, mái rạ làm cho "Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều". Mà "Trách nhiệm của mỗi dân tộc là phải thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới" (R. Tagor).
Văn Công Hùng với hoa tường vi trong mưa
NGUYỄN THANH MỪNG                Miền duyên hải Nam Trung bộ gần gũi với Tây Nguyên lắm lắm, Bình Định gần gũi với Gia Lai lắm lắm, ít nhất ở phương diện địa lý và nhân văn. Ừ mà không gần gũi sao được khi có thể chiều nghe gió biển Quy Nhơn, đêm đã thấm trên tóc những giọt mưa Pleiku. Giữa tiếng gió mưa từ nguồn tới bể ấy nhất thiết bao nhiêu nỗi lòng ẩn chứa trong tiếng thơ diệu vợi có thể chia sẻ, bù đắp được cho nhau điều gì đó.
NGUYỄN QUANG HÀSau ba tập: Thơ viết cho em - 1998, Lối nhớ - 2000, Khoảng trời - 2002, năm 2004 này Lê Viết Xuân cho xuất bản tập thơ thứ tư: Đi tìm.
Hoàng Phủ Ngọc Tường những mạch vỉa than đá
NGÔ MINHThật may mắn và hạnh phúc là Hoàng Phủ NgọcTường đã vượt qua được cơn tai biến hiểm nghèo của số phận, để được tiếp tục đến với đọc giả cả nước trong suốt mười một năm nay. Đối với tôi, khi bên chiếu rượu ngồi nghe anh Tường nói, hay đọc bút ký, nhàn đàm, thơ của Hoàng Phủ là những lần tôi được nghe các “cua” ngoại khóa sâu sắc về nhân văn và nghề văn.
Những ngày thơ tại Hà Nội
VÕ THỊ XUÂN HÀVào rằm tháng Giêng năm 2003 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức long trọng. Mở đầu bằng lễ kéo Lá cờ Thơ, rồi ngâm đọc bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh. Sau đó là các chương trình giao lưu thơ với công chúng, đọc những bài thơ hay nhất của đất nước, ngâm thơ, bình thơ v.v…
VÔNG VANGCó thể nói cùng với chiều dài lịch sử của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân, không thể và không khi nào mà khi nói đến nơi đây người ta lại không nhắc đến Thơ. Bởi vì ngoài “nhiệm vụ” là một bức thông điệp giúp cho ta biết hơn về lịch sử, về con người, Thơ còn giúp ta hiểu hơn về chính nó, về một ký ức lãng đãng đang trôi qua từ thẳm sâu trong trí nhớ, trong cái thăng hoa luân chuyển của vũ trụ và của chính con người.
TRẦN THÙY MAI(Đọc “Thơ của người cô độc” tập thơ của Tường Phong, NXB Thuận Hóa xuất bản)
Chân dung Huế - Những cuộc đời không phẳng lặng
TRẦN HỮU LỤCChân dung Huế (*) - tập bút ký nhân vật, là một trong 12 đầu sách liên kết giữa Tủ sách Nhớ Huế với NXB Trẻ.
“Con nhà quan, tính nhà lính”
BÍCH PHƯỢNG thực hiệnLTS: Trong dịp vào Huế thực hiện một số phim trong chương trình “Người của công chúng” (Đài Truyền hình Việt Nam), nhà báo Bích Phượng đã có dịp tìm hiểu tác phẩm, gặp gỡ trò chuyện với nhà văn Nguyễn Khắc Phê tại ngôi nhà vuờn xinh đẹp của ông trên đường Xuân Diệu. Ông đã trả lời một cách cởi mở và thẳng thắn những vấn đề đặt ra.
Nhà thơ chân quê xứ Mỹ
NGUYỄN PHÚC VĨNH BATrong cuốn “Hồ sơ văn hoá Mỹ”, nhà nghiên cứu Hữu Ngọc có giới thiệu một số nhà thơ cổ điển Mỹ như Walt Whitman, Edgar A. Poe, Henri W. Longfellow… Về Longfellow, ông Hữu Ngọc viết:“Nếu không đòi hỏi tâm lí và tư duy sâu sắc thì có thể tìm ở thơ Longfellow sự trong sáng, giản dị, cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, hình ảnh duyên dáng và âm điệu du dương. Ông làm thơ về lịch sử và truyền thuyết, đất nước và thiên nhiên, ông ca ngợi tình thương, lòng tốt, chịu đựng cuộc đời.
Đồng hồ một kim của Phan Trung Thành - Sự khuyết tật bản nguyên
LÊ HUỲNH LÂMTừ “Vọng sông quê” đến “Mang” của Nhà xuất bản Trẻ, rồi “Gửi thiên thần” của Nhà xuất bản CAND và bây giờ là “Đồng hồ một kim” của Nhà xuất bản Văn Học” được gửi đến bạn đọc, Phan Trung Thành đã khẳng định được gương mặt thơ của thế hệ 7.X. Ở đây, số lượng tác phẩm không định hình nên một gương mặt thơ, mà chính những câu chữ đã vẽ lên chân dung một nhà thơ.
TIỂU VĂNGiữa tháng 11 năm 2008, tôi được dự một buổi hội thảo nói chuyện chuyên đề về sách tại Zen Café (phố Ngọc Hà). Đây là buổi nói chuyện của tác giả - dịch giả Lê Thị Hiệu, với bút danh thường gọi là Hiệu Constant, giới thiệu về tác phẩm đầu tay của chị - tiểu thuyết Côn trùng. Buổi nói chuyện nằm trong chương trình “Tôn vinh Văn hóa Đọc” do Công ty Truyền thông Hà Thế khởi xướng và tổ  chức.
HÀ KHÁNH LINHHồng Nhu truyện ngắn, Hồng Nhu thơ… Lần đầu tiên nhìn thấy Hồng Nhu xuất hiện tiểu thuyết tôi thực lòng rất mừng. Tuy nhiên đọc gần hết hai chương đầu nỗi lo cứ cồm cộm lên trong tâm thức nhưng chính gần cuối chương II cái chất tiểu thuyết mới bắt đầu hé lộ ra, để rồi từ đó lôi cuốn người đọc cho đến hết truyện.
Cách tiếp cận mới về lịch sử văn học trong “Văn học việt nam thế kỷ X-XIX”
LÊ QUANG TƯCông trình Văn học Việt Nam thế kỷ X-XIX (những vấn đề lý luận và lịch sử)(1) được biên soạn bởi Trần Ngọc Vương (chủ biên), Trần Nho Thìn, Nguyễn Văn Thịnh, Trần Nghĩa, Đoàn Lê Giang, Kiều Thu Hoạch, Cao Tự Thanh..., do nhà xuất bản Giáo dục in năm 2007, dày 912 trang.
Mẹ - nguồn tình cảm vô tận
LÝ HOÀI XUÂN(Nhân đọc tập thơ “Mẹ!” của Văn Lợi – NXB Thuận Hoá, 2006)
TRẦN HUYỀN SÂMNhư con thú hoang ôm vết thương lòng đi tìm nơi trú ẩn, gương mặt người thiếu phụ mang nỗi buồn tiền kiếp - tự ngàn xưa: Người thiếu phụ có đôi mắt buồnĐi lang thang trong chiều mùa hạNỗi cô đơn lây sang cả đá...
Trang 38/45
1 ...36 37 3839 40 ...45