Tác giả-tác phẩm
Về việc riêng trong di chúc của Bác Hồ cũng là việc chung của toàn Đảng, toàn dân
09:49 | 28/09/2009
NGÔ KHAKỷ niệm 40 năm ngày Bác Hồ ra đi, chúng ta đều nhớ lại di chúc thiêng liêng của Bác để lại cho nhân dân ta. Đó là tình cảm và niềm tin của Bác đối với chúng ta ngày nay và các thế hệ mai sau.
Về việc riêng trong di chúc của Bác Hồ cũng là việc chung của toàn Đảng, toàn dân
Ảnh: namlinhle.violet.vn

Cuối bản Di chúc lịch sử Bác viết: “Về việc riêng: suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay, dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Chỉ 79 chữ dặn lại việc riêng cuộc đời 79 mùa xuân của một con người thời đại - một anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá thế giới, đã để lại trong lòng chúng ta những nỗi niềm yêu mến, nhớ thương, tâm nguyện một lòng “theo chân Bác” trên con đường Độc lập Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.

Bác Hồ là nhà cách mạng đã từng làm thay đổi lịch sử. Người không những tìm đường cách mạng đúng đắn và sáng tạo để giải phóng dân tộc mà còn dành trọn cuộc đời mình để trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi tới thắng lợi ngày nay. Công lao to lớn của Bác đối với sự nghiệp cách mạng Việt , nhân dân ta vô cùng kính yêu ca ngợi công ơn Bác: Bác Hồ là vị cha chung/ Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương

Nhưng về việc riêng, Bác khẳng định “suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân… chỉ tiếc là tiếc không phục vụ được lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Trước lúc Bác ra đi, cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước ở vào chặng cuối, Bác nhận định nhân dân ta phải hy sinh nhiều của, nhiều người hơn nữa mới đi tới giành thắng lợi giải phóng miền , thống nhất đất nước. Điều Bác tiếc cũng có thể là nỗi niềm của Bác đối với miền thân yêu: Bác nhớ miền nỗi nhớ nhà/ Miền mong Bác nỗi mong cha.

Trước lúc Bác ra đi chưa đầy 2 tháng, ngày 14-7-1969 Bác đã tiếp và trả lời phỏng vấn đồng chí nữ phóng viên báo Granma (Đảng Cộng sản Cu Ba) trong đó toát lên tâm huyết của Bác: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”. Khi trả lời về miền Nam, Bác nói: “Ở miền Nam Việt Nam, mỗi người, mỗi gia đình đều có nỗi đau khổ riêng và gộp nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi chưa làm trọn nghĩa vụ cách mạng của tôi đối với đồng bào miền Nam, mặc dầu như vậy, tôi biết đồng bào miền Nam vẫn yêu quý tôi cũng như tôi luôn yêu quý đồng bào. Ở miền , tôi không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh mà là Bác Hồ” (Hồ Chí Minh toàn tập - tập 12 NXB CTQG - Hà Nội - trang 560-561)

Thật xúc động biết bao tấm lòng của Bác đối với miền luôn “ở trong tim Bác, miền là máu của máu Việt , là thịt của thịt Việt …”. Nhân dân miền rất thiết tha ngày hội chiến thắng, “Rước Bác vào thăm thấy Bác cười”, ngày Bác ra đi, có lời thơ day dứt: Bác ơi! Con biết con chưa giỏi/ Quét sạch giặc đi, đón Bác vô.

Từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) cho đến ngày Bác ra đi (1969) các thế hệ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ thanh niên, nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác đã vượt qua muôn trùng thử thách, chiến đấu, hy sinh giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhiều chiến sĩ bị tù đày, trước án tử hình vẫn hô vang: Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm

Anh Nguyễn Văn Trỗi trước lúc hy sinh: Phút giây thiêng liêng anh gọi Bác ba lần.

Đồng chí đại tướng Nguyễn Chí Thanh - người con của Thừa Thiên Huế đã từng nói: “Hồ Chủ tịch đã dạy thì chúng ta phải làm đúng, làm cho kỳ được, không thể trái ý Người”. Đồng chí Hải Triều, chỉ còn hơi thở nhẹ viết chúc thư ngắn cho đồng chí Tố Hữu, nhà lãnh đạo văn nghệ của Đảng, bạn đồng hương xứ Huế, cuối thư viết: Hồ Chí Minh muôn năm Trước khi chết nhớ Bác quá.

Với trách nhiệm đảng viên, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân hết lòng, hết sức thực hiện nhiệm vụ cách mạng, đồng thời là thể hiện tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ vì: “Trong mỗi trái tim, trong mỗi ước mơ, trong mỗi cuộc đời ta luôn có Bác”.

Bác dặn lại: sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Một con người vĩ đại trước lúc ra đi vẫn canh cánh bên lòng: nhân dân, tránh sự tốn kém cho nhân dân.

Bác ra đi “Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”, quân dân cả nước đau thương quặn lòng. Miền Nam đang chiến đấu, cử các đoàn ra Hà Nội chịu tang Bác, đồng bào nông thôn đồng bằng, miền núi ở miền Bắc mang lễ vật lên Ba Đình cúng Bác.

Vùng tạm chiếm miền nhân dân và một số người của chính quyền Sài Gòn tìm cách cầu siêu, để tang, lập đền thờ Bác. Ở miền Bắc, rất nhiều gia đình treo ảnh chân dung Bác trên bàn thờ, thờ Bác cùng với tổ tiên mình. Hương khói cho tổ tiên cũng là hương khói cho Bác. Bác là lãnh tụ cũng là tổ tiên mỗi nhà, vì: Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông mọi kiếp người.

Di chúc về việc riêng, thực ra đó là việc chung về phụng sự tổ quốc, nhân dân và phần đầu di chúc về Đảng, về Đoàn Thanh niên về nhân dân nhưng đó cũng là tư cách cá nhân lãnh tụ dặn lại việc chung. Ở trong Bác: Nâng niu tất cả chỉ quên mình

79 chữ di chúc về việc riêng cho ta tình cảm ấm áp, thương mến, tin tưởng vào con đường Đảng, Bác, nhân dân ta đã lựa chọn, toát lên hai lời thề chủ yếu khi chúng ta vào Đảng:

- Suốt đời hy sinh phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng

- Luôn luôn đặt lợi ích của Đảng, của giai cấp, dân tộc lên trên hết.

Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới, tiến tới thực hiện trọn vẹn ham muốn tột bậc của Bác Hồ: “Làm sao cho nước ta được độc lập, nhân dân ta hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, có vận hội và thách thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng các tổ chức, địa phương, cán bộ chiến sĩ đảng viên và nhân dân ta đang phấn đấu thực hiện di chúc của Bác Hồ vì sự nghiệp CNH-HĐH, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là tình cảm, nghĩa vụ thiêng liêng là niềm tự hào của nhân dân ta về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Bản di chúc có sức sống mãnh liệt trên phạm vi thế giới. Nhiều nhà lãnh đạo của các nước trên thế giới đã cho rằng: “Lời di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là dành cho nhân dân Việt Nam mà cho tất cả các dân tộc”  Hoặc “Lời di chúc của con người vĩ đại ấy là cho tất cả loài người, việc gì Người chưa làm, tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ tiếp tục làm”.

Bác Hồ ra đi đã 40 năm nhưng Người luôn luôn dẫn dắt chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy có Người luôn luôn bên cạnh. Bởi vì chúng ta vẫn đi theo con đường của Người, tiếp tục trong sự nghiệp Đổi mới. Đảng ta đã mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hiện nay cán bộ, đảng viên tập trung học tập chuyên đề: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân” nhằm nâng cao năng lực, trí tuệ, phẩm chất đảng viên, khắc phục và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, phấn đấu thực hiện lý tưởng của Bác: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên đất nước thân yêu của chúng ta.

Kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Bác ở Huế cũng vào dịp Bộ Chính trị kết luận số 48 về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thành Thành phố trực thuộc Trung ương với vị trí mới đối với đất nước, khu vực và thế giới. Những điều kiện về chính trị - kinh tế - văn hoá - giáo dục… Bộ Chính trị nêu ra, có một điều kiện rất quan trọng: Huế là nơi Bác Hồ và gia đình Người đã sống 10 năm… Đó cũng là một vinh dự trong văn hoá xứ Huế.

N.K

(247/09-09)



 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng