Bút ký - Tản văn
Đời tóc
10:06 | 10/07/2015

VI THÙY LINH

Trong các phần của cơ thể con người, tóc thuộc về ngoại hình mà câu chuyện tóc liên quan, ảnh hưởng tới nhiều mặt, từ mỗi con người tới lịch sử nghệ thuật, xã hội. Tóc rụng hằng ngày nhưng mấy ai thương tóc. Đời tóc đi qua những đời người.

Đời tóc
Ảnh: Phạm Bá Thịnh

Mùa Hè, thời tiết nóng, hễ nghĩ đến tóc, người ta thường muốn cắt ngắn hoặc làm sao cho gọn. Hình thức, độ dài, kiểu tóc do nhu cầu, hoàn cảnh của chủ nhân. Khi làm mẹ, tôi mới thực sự hiểu sâu về ý nghĩa của từ sinh sôi, đánh đổi và hy sinh. Mỗi ngày, tôi quét nhà tối thiểu 3 lần, không muốn gặp tóc vương vãi. Cứ chải đầu, đi gội đầu, thấy tóc rụng mà tiếc. Sau khi con đầu lòng chào đời, tóc tôi rụng nhiều hơn.

Theo khoa học, tóc mọc và dài ra từng ngày. Khác việc xé lịch mỗi ngày thành quán tính, việc mỗi sáng thức dậy thấy tóc mình và tóc con như tơ vương trên gối, tôi xót lắm! Cuộc sống bao thứ để tiếc và muốn giữ, làm sao xuể. Tôi từng viết câu thơ: Nhng si tóc t t trên răng lược. Tóc tự tử hay cách chải giằng mạnh bức tử chúng? Không riêng tóc, tuổi thọ của những loài cây, thú vật ngày nay đều phụ thuộc vào ứng xử của loài người. Tóc trụ được trên đầu bao lâu không do khả năng của nó trên lý thuyết khoa học mà ở cách chăm sóc, cường độ chải, sự thay đổi kiểu, loại dầu gội, đặc thù công việc, thời gian ngủ, tác động tâm lý. Thuyết tương đối của A.Einstein có thể ví dụ với tóc. Vài trăm hay vài nghìn sợi trên cái đầu hói được xem là quá ít tóc; gặp vài sợi trong bát cơm canh, đĩa thức ăn sẽ là nhiều và phản cảm.

Gần đây ở khu nhà tôi, cứ buổi chiều lại có một phụ nữ đi xe đạp chở cái loa cũ ở giỏ xe phía trước, vừa đi vừa rao bằng loa: “Có tóc dài, tóc ri bán không cô ơi/ Có tóc dài, tóc ri bán không ch ơi/ Ai tóc dài, tóc ri bán nào.” Giọng rao buồn, thảm thiết. Từ cổ chí kim đâu hiếm kẻ trông chờ vào việc bán tóc, như nhân vật Cosette trong tiểu thuyết Nhng người khn kh của đại văn hào V.Hugo đành phải bán tóc và răng vì nghèo đói, bệnh tật nơi góc tối tăm cùng quẫn ở Paris vào phần cuối cuộc đời bất hạnh. Tóc gắn với hoan lạc, vinh quang; là chứng nhân của những trầm luân, cực khổ; là tiêu chí đánh giá về sức khỏe (cùng với răng) từ thời Trung Cổ, định giá khi mua bán nô lệ... đến thử ADN xác định huyết thống thế kỷ XX ở thời hiện đại.

“Cái răng cái tóc là góc con người”. Tóc đẹp trước hết phải sạch và óng mượt. Răng đẹp phải là răng đều, trắng sáng. Cái góc con người ấy đây chỉ để đánh giá dung nhan, tóc còn là tiêu chí suy xét tướng mạo, tư cách. Chuyện của tóc là câu chuyện miên man chẳng khi nào hết. Tóc không chỉ điểm xuyết như chi tiết miêu tả mà còn là đặc điểm, nét đặc trưng, ấn tượng về mỗi người, tham gia, can dự vào các câu chuyện, bối cảnh của đời thường và sáng tạo. Nguồn cảm hứng, đề tài, tóc đi vào bảy loại hình nghệ thuật, nhất là trong điện ảnh và sân khấu, tay nghề của họa sĩ hóa trang cao hay không còn do trình độ thiết kế tóc tạo hình nhân vật. Tóc xác định việc từ giã cõi trần bụi bặm khi ai đó muốn xuống tóc quy y. Tóc - tín hiệu của cuộc sống yên bình thành thị lẫn thôn quê. Mỗi sợi tóc tựa kim giây. Thuốc nhuộm tóc hàng nghìn loại thì “che giấu thời gian” càng thuận tiện, giúp con người ta thay đổi hình thức và nếu muốn giấu tuổi, cách giấu thật hiện đại, công phu. Sợi tóc mỏng manh tải cả lịch sử của công nghiệp mỹ phẩm. Các nhà thiết kế thời trang tóc với cây kéo và các loại thuốc, gel tha hồ trổ tài biến ảo cho khách hàng. Hàng vạn câu chuyện thú vị về tóc từ cổ tích, thần thoại đến hiện thực. Có người, dù xã hội thay đổi đến đâu cũng chỉ dùng cách gội truyền thống bồ kết, hương nhu, hay gội lá mùi dịp Tết. Tóc chịu đựng cùng ta, tóc trắng sau đêm trắng âu lo đau khổ. Màu tóc thật là màu thời gian của mỗi đời người. Tóc đuôi gà, đuôi ngựa, húi cua, tóc vấn, búi, tết, cặp, buông xoã, uốn sấy, tóc là cơ hội sáng tạo của những bàn tay khéo và bộ óc tưởng tượng, tiết lộ trạng thái hôn nhân (phụ nữ dân tộc Thái khi có chồng búi tóc lên gọi là tng cu), tôn giáo (phụ nữ đạo Hồi phải dùng khăn che tóc vì Hồi giáo coi tóc là dấu hiệu gợi dục, để lộ là không đoan chính). Một số kiểu tóc đơn giản, cổ điển xuyên qua mọi thời đại; có những kiểu tóc nhìn vào phản ánh thời gian, niên đại, đặc thù xã hội. Tóc còn là niềm tự tôn dân tộc như Quang Trung qua bài hịch bố cáo với binh sĩ và nhân dân trước khi xuất quân ra Bắc quyết chiến giặc Thanh ở thế kỷ XVIII: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng”, đánh tan giặc để dân Việt được trở về bản sắc của mình, thoát khỏi âm mưu đồng hóa. Sự đối lập màu tóc của mỗi chúng ta từ ấu nhi đến trưởng thành với mái tóc của cha mẹ ta khác nào tấm gương thời gian. Tóc rụng mỗi ngày nên hình như chẳng mấy ai tiếc nhớ, lo lắng, trừ ai bệnh rụng tóc hoặc bị xạ hóa/ xạ trị, ung thư.

Mỗi sự vật đều có linh hồn. Mỗi bộ phận đều có tiếng nói. Tóc nói lên nhiều điều sau sự hiện diện tưởng như thầm lặng. Tóc phản ánh thể trạng, tuổi tác, kể cả điều kiện - hoàn cảnh sống, thói quen vệ sinh. Tóc xanh là hoán dụ về tuổi trẻ, thời thanh xuân. Tóc pha sương, điểm bạc, nhuốm màu sương gió, muối tiêu... là dấu hiệu, biểu trưng của trung niên, về “chặng sau” của kiếp sống. Tóc bảo chứng lời thề (tóc thề). Nuôi tóc, giữ tóc bao thế kỷ nay đã vượt khỏi tính đơn nghĩa là do sở thích của chủ nhân, thành giao ước. Thời buổi ngày càng thực dụng, mấy ai thề bằng tóc, giữ tóc của nhau. Lớn hơn, da và tóc là yếu tố để xét nghiệm genes, xác định chủng tộc, sắc tộc.

Thời mẹ, bà tôi trở về trước, mỗi lần gội đầu, chải đầu đều cuốn tóc rụng thành cuộn nhỏ, nhét vào đâu đó hay vứt cho gọn. Tóc rối và trứng gà luộc nóng dùng để đánh gió. Mấy ai tích tóc để đánh gió hay chờ người mua. Từ thời Pháp thuộc đã có hàng rong: Ai tóc ri đổi ko đây! Vì nhiệm vụ, điệp vụ, do hoàn cảnh... người con gái nào phải cắt tóc để giả trai, chia lìa mái tóc thì thật là can đảm. Tóc đuôi sam - mốt bền qua những chuyển giao thời đại, với các thiếu nữ, nữ sinh, nào phân biệt nông thôn, thành thị. Tóc thường dẫn đầu khi lựa chọn làm thành tố để biểu thị quan niệm, trào lưu mốt qua tư suy sống nên trước 1945 mới có từ “tóc tân thời” (moderne) chỉ các bà các cô cắt ngắn, uốn quăn “phi-dê” (frisé). Mái tóc - vũ khí, phương tiện bằng sự biến đổi của cảnh huống sống. Tóc dấu hiệu thông thường nhận biết, phân biệt phái tính, giới - “phe tóc dài” để chỉ phái đẹp, một đặc sắc của nữ tính. Tất nhiên phụ nữ có thể vẫn nữ tính khi để tóc ngắn, thậm chí rất ngắn, nhưng tóc dài sẽ dễ thao tác nhiều kiểu. Thời trang tóc trong lịch sử thời trang thế giới luôn hấp dẫn với người thiết kế và thưởng ngoạn. Sợi tóc mỏng manh lại là hình ảnh cao trào kịch tính của hoàn cảnh, tình huống cam go nguy hiểm “ngàn cân treo sợi tóc”. “Nhỏ như sợi tóc” lại là lằn ranh tinh tế phân định những trạng thái, tính chất, lựa chọn, đòi hỏi cân não đến mức cách nhau một sợi tóc thôi: chọn bên nào, ngả về đâu là sự hệ trọng thuộc về nhân cách. Tóc - biểu tượng của cái Đẹp, tín hiệu thẩm mỹ toàn nhân loại. Dòng tóc, suối tóc hằng được ngợi ca, nguồn cảm hứng sống và sáng tác, tiêu chí xét giải trong nhiều cuộc thi Hoa hậu. Người ta mến, mê, nhớ nhau, được gợi nhớ khi ngắm mái tóc người này nơi này lại liên tưởng mong chờ gặp lại. Cảnh nào lãng mạn hơn khi giữa thiên nhiên khoáng đạt, đầy màu sắc, chim hòa ca, gió có hương của hoa, của cây và tóc lùa miên man. Tóc bay trong gió là hình ảnh hồn nhiên tự do và thơ mộng. Trong kiệt tác Truyn Kiu, Nguyễn Du lại tả tóc Thuý Kiều: “Mây thua nước tóc” đến thi sĩ đồng quê Nguyễn Bính đã nhân cách hóa cầu Trường Tiền: “Sông dài như chiếc lược ngà/ Cu cong mái tóc cung nga buông h”. Làm sao kể hết những tác phẩm văn chương ngợi ca hay dùng tóc làm chất liệu nghệ thuật thành những tuyệt tác. Song tôi đã nhớ đoạn văn trong tùy bút Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân từ lần đầu đọc: “Sông Đà như mt áng tóc tr tình mà đầu tóc chân tóc n trong mây tri Tây Bc bung n hoa ban hoa go”. Sợi tóc “buộc” tình yêu, tình cảm và “buộc” cả đời người.

Tóc nói với mỗi chúng ta và giúp chúng ta nói với nhau nhiều hơn lời hiển ngôn. Tóc kể với chúng ta dòng chảy sự sống, chiều sâu văn hóa và lịch sử không chỉ nhìn thấy, chạm vào mà qua những tấm ảnh, bộ phim, bức họa. Người ta yêu nhau nhiều khi cũng vì yêu mái tóc và muốn rời bỏ nhau lại dùng tóc để tỏ thái độ hay lý do.

Tóc mọc hồn nhiên lúc ấu nhi. Tóc xõa qua vai thời thiếu nữ, tóc ngắn gọn gàng, khỏe khoắn. Tóc buồn vui theo tâm trạng con người. Gió vờn tóc hay tóc múa đôi với gió. Tóc chứa nặng những nghĩ suy dưới những mũ, khăn. Tóc nằm trên gối một mình mơ đôi lứa, sum vầy. Tóc hòa tấu cùng ta những bản nhạc tâm hồn. Tóc níu giữ hợp quần những phút giây hạnh ngộ. Giá trị lớn nhất của nghệ thuật là nâng con người tới sự cao thượng và đắp bồi cái Đẹp. Chẳng gì ý nghĩa hơn sống để yêu thương nhau, nhân ái với đồng loại, thiên nhiên, loài vật trong sự cống hiến. Cặp uyên ương dù cách xa chỉ hoài niệm để mong lại đến ngày “Trên tay anh đêm nào tóc em cũng ng” (ViLi). Dẫu ngặt nghèo, thử thách đến đâu, nếu biết Bình yên là quý nhất, thì chỉ hình ảnh ấy, chỉ cần được như thế thôi, đã hạnh phúc tuyệt vời. Sợ thời gian và không muốn mất thời gian nhiều để đỏm dáng, chăm chút ngoại hình, tôi ít soi gương; cũng không thể không soi mỗi ngày trong phòng tắm.

Nhưng hôm nay, với những sợi tóc rụng trong tay, Linh tuổi 35 trong gương đang nhìn tôi ứa lệ. Soi gương im lặng... thấy chân dung mình đối thoại cùng ta. Tóc kể chuyện đời...

16/5/2015
V.T.L  
(SDB17/06-15)




 

Các bài mới
Các bài đã đăng
Nồi bánh tét (15/02/2015)
Hương lúa (27/01/2015)
Dĩa rau khoai (15/01/2015)
Ký ức A Lưới (26/11/2014)