Truyện dịch
Phòng tối

L.T.S. Sylvain Bemba sinh năm 1936 tại Congo, ông từng giữ chức Tổng biên tập của Thông tấn xã Congo Brazaville trong nhiều năm.
Truyện ngắn Phòng tối dưới đây được chiếm giải nhất trong cuộc thi truyện ngắn Châu Phi năm 1964, do tạp chí Preuves tổ chức và được in lại trong tuyển tập Văn học châu Phi, ấn hành 1968 tại Bỉ.

Người nơi khác

LTS: Tàn Tuyết tên thật là Đặng Tiểu Hoa, sinh năm 1953, tác gia tiêu biểu của phái tiên phong, là một hiện tượng độc đáo trên văn đàn Trung Quốc đương đại. Được phương Tây đánh giá là nhà văn Trung Quốc cách tân nhất hiện nay, tác phẩm được đưa vào giáo trình của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới như đại học Harvard, đại học Tokyo… nhưng bản thân Tàn Tuyết chưa từng học lên trung học.

Tiếng gieo xúc xắc ban khuya

LTS: Yasunari Kawabata (1899-1972), là nhà văn Nhật lỗi lạc nhất của thế kỷ XX, giải Nobel năm 1968. Tác giả của nhiều thiên kiệt tác đậm đà chất phương Đông mà cả thế giới đều ngưỡng mộ: Ngàn cánh hạc, Vũ nữ Izu, Xứ tuyết, Tiếng núi rền, Cố đô

Những ngày đánh mất

Dino Buzzati sinh năm 1906 tại Belluno, mất năm 1972 ở Milano (Italia). Trước khi viết văn, ông là họa sĩ, nhạc sĩ và nhà báo, từng là phóng viên chiến trường và phụ trách mục phê bình nghệ thuật cho Corriere della Sera, một nhật báo quan trọng nhất nước Ý.

Một ngày trọn vẹn

TÔN THẮNG LỢI (Trung Hoa)

Nền xi măng phòng làm việc đang còn những vệt ẩm của chiếc giẻ cọ sàn. Như thường lệ mọi buổi sáng, tôi tự dọn dẹp lấy phòng làm việc. Một lối sống giản dị, có phần khắc khổ. Mà không cần phải phô trương, cuộc cách mạng văn hóa đã kết thúc.

Người dưới hố

RAPHAEN XÔLE (Cu Ba)

Khi con người mở mắt ra (nỗi sợ hãi đã buộc chúng khép lại), thì việc đầu tiên mà anh ta trông thấy là cái hố có đường kính hai mét và một vòng tròn nhỏ màu xanh nằm cao chừng mười mét ở phía trên.

Thị trấn bên đường

ALICE MUNRO

LGT: Alice Munro sinh ngày 10 tháng bảy năm 1931 ở Wingham, Ontario, Canada, với tên khai sinh là Alice Ann Laidlaw. Cha của bà là chủ nông trại, mẹ là cô giáo.

Người trên dương thế

LGT: Romain Gary tên thật là Romain Kacew, sinh năm 1914 tại Moskva và được nuôi dưỡng bởi một người mẹ đã đặt rất nhiều kỳ vọng nơi con trai mình. Năm 14 tuổi, ông theo mẹ đến Pháp và định cư tại Nice.

Paven

IURI BONDAREP

Lần đầu tiên, chúng tôi nhìn thấy cô ta ở cạnh bàn bóng bàn ở sân hành lang nhà an dưỡng. Cô mặc chiếc áo len dài tay màu xanh, chiếc váy thật thẳng nếp, mái tóc màu sáng được cắt ngắn, và cứ mỗi lần vụt rơkét cô lại hất mạnh những sợi tóc vương khỏi trán. Những lúc như vậy, đôi mắt nâu đen của cô lại mỉm cười.

Kẻ báo hiệu

O.HENRY

Rất lâu trước khi bụng dạ lờ đờ của anh nhà quê cảm nhận được hơi xuân thì tay thị dân ấy đã biết rằng bà chúa xanh màu cỏ ấy đã lên ngôi.

Cỏ dại

LTS: Trong 24 bài trong tập Cỏ dại của nhà văn Lỗ Tấn do GS. Trần Đình Sử dịch, Sông Hương số tháng 10 năm 2011 đã giới thiệu đến bạn đọc 3 bài “Sau khi chết”, “Sự giã từ của cái bóng” và “Sự run rẩy trên đường đồi bại”. Kỳ này Sông Hương xin giới thiệu tiếp với bạn đọc 4 bài chọn lọc từ Cỏ dại.

Tâm hồn

VILIAM KHÂYNÊXEN (Đan Mạch)

Khi Lêô tỉnh giấc, trong tai anh vẫn còn vang lên những lời của ông giáo sĩ giảng đạo.

Chùm truyện của nhà văn Mỹ Jon Holmes

LGT: Nhà văn, nhà nghiên cứu sử học và văn hóa Mỹ Jon Holmes sinh ra tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng công nghệ Texas nơi ông từng tham gia phong trào nhân quyền và phản chiến, Jon Holmes chuyển đến New York làm việc cho một tạp chí nhiếp ảnh và phụ trách một chương trình sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ hiện đại cho một đại công ty ở Bos- ton.

Những kẻ nô lệ ái tình

KNUT HAMSUN (*)

Do tôi viết. Viết vào ngày hôm nay cho trái tim vơi nhẹ đi. Tôi đã mất chỗ làm ở tiệm cà phê cùng những ngày sung sướng của tôi. Tất thảy mọi thứ, tôi đã mất hết. Và tiệm cà phê ấy là tiệm cà phê Mắcximilăng.

Người tình của Ông Briseux

HENRY JAMES 
     (Tiếp theo Sông Hương số 290 tháng 4/2013)

Một buổi sáng (tôi cho là ở gần La Spezia) Harold đang vẽ bên gốc cây, không xa quán trọ, tôi ngồi cạnh, lớn tiếng đọc Shelley(18) - người có thể chứng tỏ được trìu mến hơn bất cứ ai.

Trước khi màn hạ

ELENA PUCILLO TRUONG

Nỗi khắc khoải đã kéo dài từ bao lâu?
Có lẽ một năm. Quá nhiều. Lấy cớ đi vào toilette, hai tay tôi nắm chặt chiếc bồn rửa mặt trong nhà hàng như muốn bẻ làm đôi. Bao nhiêu bức bối đang dồn vào trong... bao nhiêu đau đớn... đau đến nỗi tôi không dám ngẩng mặt nhìn bóng mình trong gương.

Người tình của ông Briseux

Henry James (1843 - 1916), nhà văn Mỹ viết tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học; đặc biệt yêu văn học và nghệ thuật Pháp. Ông định cư ở Londres, Anh từ 1876. Tác phẩm: 112 truyện ngắn (1864 - 1910), Toàn tập (1990 - 2009), nội dung thể hiện ở nhiều chủ đề như: ý thức, tâm lý, mơ mộng, tình cảm, vẻ đẹp, chân lý nghệ thuật.

Dàn đồng ca

FRANÇOIS CHENG
(Trích từ tác phẩm Khi những linh hồn lang thang trở về)

Dưới gầm trời này, dưới cái gầm trời rất thấp này, tất cả đều có thăng có trầm, tất cả đều bị biến đổi. Tác phẩm về Những đột biến đã chỉ rõ điều đó, tổ tiên chúng ta đã nói: “Cứ năm năm thì có chuyển biến nhỏ, cứ năm trăm năm thì có đại đột biến”.

Những ngọn đèn chưa thắp

L.T.S: Sherwood Anderson (1876 - 1941) là nhà văn lớn của Mỹ. Ông có nhiều tư tưởng tiến bộ, và thường tỏ thiện cảm với những lực lượng vô sản cách mạng Mỹ, đặc biệt là trong những năm 1931 - 1935. Truyện ngắn "Những ngọn đèn chưa thắp" (Unlighted Lamps) của ông dưới đây được liệt vào một trong những chuyện ngắn xuất sắc trong nền văn học Mỹ từ trước đến nay. Câu chuyện về bi kịch nội tâm của những con người không phá vỡ nổi bức tường ngăn cách giữa những tình thân và cho đến khi nhắm mắt vẫn chưa kịp thắp lên ngọn lửa thông cảm.

Phút mặc khải

Elena Pucillo Truong là người Ý, Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn học nước ngoài (Đại học Milano Italia). Cô dạy tiếng Pháp và Văn minh Pháp tại Milano từ năm 1982 và gần đây có dạy tiếng Ý tại Nhạc Viện, tại phòng lãnh sự danh dự Ý và tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM.

Trang 6/13
1 ...4 5 67 8 ...13