SHERWOOD ANDERSON
Sherwood Anderson (1876 - 1941) sinh tại Camden, Ohio, Mỹ, một tỉnh lỵ nhỏ, là con thứ ba trong một gia đình đông con. Cả gia đình rời quê ngay sau khi ông ra đời để chuyển đến Caledonia, sống ở đó bốn, năm năm. Những năm này Sherwood nhớ rất rõ và sau này ghi lại trong cuốn tiểu thuyết tự truyện Tar: A Midwest Childhood (1926). Tại Caledonia cha ông uống rượu rất nhiều dẫn đến khó khăn về kinh tế, rồi phải đi khỏi thành phố. Suốt mấy năm sau, cha ông chỉ vẽ quảng cáo để kiếm tiền, còn mẹ ông làm nghề giặt giũ. Cậu bé Sherwood phải làm đủ việc rồi bỏ học ở tuổi 14. Cậu bắt đầu nhận phụ việc buôn bán và tỏ ra lanh lợi thu hút được khách hàng. Cậu bán sách và nhân đó đọc những cuốn chưa bán được. Khi cậu được 18 tuổi, ông bố đi đâu mấy tuần liền, mẹ mắc bệnh lao rồi qua đời. Cậu lang thang tìm việc, cuối cùng tìm được chỗ làm ở một hãng nhỏ. Sau đó cậu theo anh đi Chicago và được nhận vào làm việc ở một nhà máy đông lạnh với đồng lương hai đô la cho một ngày làm mười tiếng. Cậu học thêm các lớp đêm, kể cả học toán, đạt điểm cao. Cậu đi dự các buổi đọc thơ của các nhà thơ nổi tiếng. Lúc này Hoa Kỳ chuẩn bị cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha. Cậu gia nhập quân đội và được điều đi Cuba. Sau chiến tranh, Anderson làm nông một thời gian rồi quyết định đi học trở lại. Nỗ lực được đền đáp, cậu tốt nghiệp thứ hạng cao, được các giáo sư khuyến khích vào con đường văn chương và được giúp đỡ để làm việc trong các công ty của thầy. Những trang viết đầu tiên của cây bút trẻ là khoảng 29 bài báo đăng trên một tạp chí nông nghiệp. Thời gian này Anderson phải đi nhiều nơi để tìm khách hàng và gặp được người vợ tương lai của mình. Trải qua nhiều thăng trầm với nhiều công việc khác nhau, cuối cùng Anderson in được cuốn tiểu thuyết đầu tiên, Windy McPherson’s Son, vào năm 1916, được xem như cuốn tiểu thuyết thử nghiệm, một phần do chất lượng của nó. Anderson là một trong những tác giả tiểu thuyết của Mỹ đưa vào văn chương khái niệm tâm lý kiểu phân tâm học Freud. Tuy truyện ngắn bước đầu đã thành công, Anderson vẫn muốn viết tiểu thuyết. Năm 1920, ông viết Poor White rồi ba năm sau, cuốn Many Marriages ra đời. Ông cộng tác với nhiều báo trong khi vẫn viết tiểu thuyết. Vài tuần trước khi qua đời, Anderson viết kịch bản truyền thanh cho tập đoàn The Free Company “nhóm quy tụ các nhà văn xuất sắc và ngôi sao điện ảnh Hollywood” đã giới thiệu một loạt mười ba kịch truyền thanh. Anderson mất ở tuổi 64. Năm 1988, con cháu ông thành lập “Quỹ Sherwood Anderson” tài trợ cho những cây bút có triển vọng. Anderson để lại 8 tiểu thuyết, 4 tuyển tập truyện ngắn, 2 tập thơ, ngoài ra còn có kịch và tác phẩm thể loại khác. Trong hồi ký của mình, Anderson viết rằng truyện Những bàn tay (giới thiệu dưới đây) là truyện khởi đầu, truyện thực sự đầu tiên ông viết. Truyện được in lần đầu trên tờ The Short Story of the Day, số ra ngày thứ tư, 13 tháng 9 năm 2023. Truyện đề cập quan niệm về bàn tay con người và mang đến một loạt chủ đề, trong đó có chủ đề về sự cô lập. Wing được mô tả là một người bị xã hội ép không được sử dụng đôi bàn tay của mình để diễn tả cảm xúc vì ông từng bị hiểu lầm. Việc ông sử dụng đôi tay đã mang lại cho ông nhiều bất hạnh. Trong hồi ký của mình, Anderson đã nhắc đến những phản ứng đầu tiên khi truyện được in năm 1919, tác giả bị lên án là “bị ám ảnh bởi tình dục”. Tuy nhiên nhiều ý kiến lại cho rằng tác giả giải quyết vấn đề của nhân vật Wing Biddlebaum rất tế nhị. Ngay cả việc nhắc đến chuyện thầy giáo vuốt ve học sinh cũng có thể coi như vô tội. Biểu tượng chính của truyện là những bàn tay, công cụ diễn đạt. Anderson kể rằng ông viết truyện này khi ngồi trong đêm tối đầy tuyết ở Chicago và ông không sửa một chữ nào. Thân Trọng Sơn dịch và giới thiệu |
Những bàn tay
“Life, Not Death, is the Great Adventure”.
(Cuộc Sống, không phải Cái Chết, là Cuộc Phiêu Lưu Lớn Nhất).
Trên nửa hiên căn nhà gỗ mục nát gần khe núi ở thị trấn Winesburg, tiểu bang Ohio, một ông lão nhỏ thó, béo phì, lo lắng đi lên đi xuống. Ở bên kia cánh đồng trải dài đã gieo giống cỏ ba lá, nhưng chỉ có cỏ dại vàng mọc lên dày đặc, ông có thể thấy xa lộ chạy dọc dẫn đến toa xe chứa đầy người hái quả ở các cánh đồng đang trở về. Những người hái quả này, trẻ em và thiếu nữ, cười đùa ầm ĩ. Một cậu bé mặc áo sơ mi xanh nhảy lên hét lớn từ toa xe và cố kéo theo sau một trong những thiếu nữ kia, cô này la lên và phản ứng dữ dội. Từ phía cánh đồng dài, có một giọng nữ tính nhỏ nhẹ cất vang lên:
- Ồ, thằng Wing Biddlebaum, chải tóc đi, nó đang rơi vào mắt mày đấy!
Giọng ra lệnh cho người đàn ông hói tóc, đôi tay nhỏ, lo lắng vớ vẩn về cái trán trắng trần cứ như đang chải đám tóc rối bời vậy.
Wing Biddlebaum mãi hoảng sợ và lo lắng bởi những nghi ngờ ma quái, ông không nghĩ đến chính mình dầu sao cũng là một người đã sống ở thị trấn này trong hai mươi năm. Tất cả người dân ở Winesburg, chỉ mỗi một người hay gần gũi ông. Đó là chàng trai George Willard, con ông Tom Willard chủ tòa nhà New Willard. George Willard là phóng viên của tờ báo Winesburg Eagle, thỉnh thoảng vào buổi tối anh ta đi dọc theo xa lộ đến nhà ông.
Giờ đây, khi đi lên đi xuống trên hiên nhà, đôi bàn tay ông chuyển động bối rối, ông hy vọng George Willard sẽ đến và cùng ông trải qua cả buổi tối nay. Khi toa xe chở những người hái trái cây đã đi qua, ông băng qua cánh đồng ngang qua đám cỏ dại những cây mù tạt và leo qua một hàng rào dọc theo con đường dẫn tới thị trấn. Trong một lúc, ông đứng yên, xoa hai tay vào nhau và nhìn dọc con đường, rồi thấy sợ, ông chạy về phía cổng nhà mình.
Với sự hiện diện của George Willard, Wing Biddlebaum, người đã là sự bí ẩn của thị trấn Winesburg trong hai mươi năm, không còn cảm thấy sợ hãi, tính cách không rõ rệt luôn chìm trong biển nghi ngờ cũng mất đi, mà mạnh dạn bước nhìn đời. Hơn nữa, có anh chàng phóng viên trẻ này bên cạnh, ban ngày ông mạo hiểm quanh phố Main Street, hay sải bước tới lui trên cái hiên trước ọp ẹp, chuyện trò hào hứng.
Tiếng nói khẽ và run rẩy biến thành chói tai và inh ỏi. Hình ảnh gấp người lại nay đứng thẳng lên. Luồn lách như con cá được ngư dân thả về suối, người im lặng Biddlebaum bắt đầu nói chuyện bằng đôi bàn tay. Các ngón tay mảnh mai diễn cảm, mãi năng động, luôn cố tự giấu trong túi hay sau lưng, lúc này lộ ra thể hiện như các cần pít-tông của chiếc máy.
Câu chuyện của Wing Biddlebaum là về đôi tay, chúng hoạt động không ngừng nghỉ như đôi cánh con chim bị cầm tù vỗ liên tục, thế nên chúng đã gán cho ông cái tên đó. Một nhà thơ ít tiếng tăm ở thị trấn đã nghĩ đến điều đó. Đôi tay cảnh báo người sở hữu chúng phải giấu chúng đi và kinh ngạc nhìn những bàn tay vô cảm của những người khác đang làm việc bên cạnh ông trên đồng, hoặc đang đi qua, chở theo những toán thợ ngái ngủ trên những đường làng. Khi ông nói chuyện với George Willard, Wing Biddlebaum nắm chặt bàn tay và vỗ xuống chiếc bàn hay trên các bức tường nhà. Động tác đó giúp ông thấy thoải mái hơn. Nếu muốn nói chuyện khi hai người đang đi dạo trên cánh đồng, ông tìm đến một gốc cây phía trên cùng hàng rào và với đôi bàn tay liên tục vỗ mạnh ông thấy thoải mái trở lại.
Câu chuyện củaWing Biddlebaum làchuyện của đôi bàn tay. Những hoạt động không nghỉ của chúng, chẳng khác nào tiếng vỗ cánh của con chim bị nhốt, đã đem đến cho ông tên của mình. Một nhà thơ ít nổi tiếng có thể nghĩ đến điều đó. Đôi bàn tay báo động chủ nhân của chúng. Ông muốn giữ kín chúng và ngạc nhiên nhìn những đôi tay lặng lẽ không cảm xúc của những người cùng làm việc bên cạnh ông ngoài đồng, hoặc đi ngang qua, chở những toán thợ ngái ngủ trên những con đường làng.
Khi ông nói chuyện với George Willard, Wing Biddlebaum nắm chặt tay vàvỗ mạnh lên bàn hay trên tường nhà. Việc đó khiến ôngthấy thoải mái hơn. Nếu ông thấy muốn nói chuyện khi cả hai đang đi trên cánh đồng, ông tìm một gốc cây hay bìa ngoài hàng rào và với đôi bàn tay vỗ liên tục với sự thoải mái được làm mới. Câu chuyện về đôi bàn tay của Wing Biddlebaum tự nó đáng giá cả một cuốn sách. Được ưu ái xây dựng nó có thể tạo ra nhiều tính cách đẹp đẽ khác thường cho những đầu óc tăm tối. Đó là việc của nhà thơ. Ở Winesburg, đôi tay thu hút sự chú ý chỉ do hoạt động của chúng. Với chúng, Wing Biddlebaum đã hái quả vô cùng hưng phấn đến một trăm bốn mươi lít dâu tây một ngày. Chúng trở thành đặc tính riêng và là nguồn tiếng tăm của ông. Nhưng chúng cũng tạo thêm méo mó, thật giả lẫn lộn và cá tính khó hiểu.
Winesburg tỏ ra tự hào về đôi tay của Wing Biddlebaum, cũng như tự hào về căn nhà mới bằng đá của Banker White và về giống ngựa hồng của Wesley Moyer là giống Tony Tip, đã thắng trong những cuộc đua mùa thu ở Cleveland.
Về phần anh chàng George Willard, nhiều lần anh muốn tìm hiểu đôi tay này. Có lúc một sự tò mò không cưỡng được đã thúc giục anh. Anh cảm thấy phải có nguyên do gì đó về hoạt động kỳ lạ của đôi tay và ý định tiếp tục che giấu chúng, nhưng chỉ có việc ngày càng tôn trọng Wing Biddlebaum nên đã kiềm chế anh thốt lên những thắc mắc thường có trong tâm trí mình.
Minh họa: Nguyễn Duy Linh |
Đã một lần, anh sắp sửa hỏi khi cả hai đi trong cánh đồng vào một chiều hè rồi dừng lại ngồi trên một bờ cỏ. Suốt buổi chiều, Wing Biddlebaum đã nói như có cảm hứng. Đến cạnh hàng rào, ông dừng lại và đập tay như một chim gõ kiến khổng lồ đục lên tấm ván ở trên rồi thét vào mặt George Willard, chỉ trích xu hướng của anh bị ảnh hưởng quá nhiều người. Ông thét lên:
- Anh đang tự hủy hoại chính mình. Anh đang có xu hướng riêng để mơ ước, và anh sợ mơ ước. Anh muốn được như những người khác trong thị trấn này, anh nghe họ nói và cố làm theo họ!
Trên bờ cỏ, Wing Biddlebaum cố nhấn mạnh quan điểm của mình lần nữa. Giọng ông trở nên dịu dàng và có ý gợi lại những chuyện cũ, rồi sau tiếng thở dài mãn nguyện, ông bắt đầu cuộc nói chuyện dài lan man, nói như người đã đánh mất ước mơ của mình. Thoát giấc mơ, Wing Biddlebaum tạo một hình ảnh cho George Willard. Trong hình ảnh đó, người ta sống lại thời kỳ vàng son ở đồng quê. Một miền quê mênh mông, xanh ngát, xuất hiện những thanh niên lực lưỡng, một số đi bộ, một số cưỡi ngựa. Trong đám đông, các chàng trai tụ tập quanh một ông lão ngồi dưới một bóng cây trong một khu vườn nhỏ nói chuyện với họ.
Wing Biddlebaum trở nên hoàn toàn cảm hứng. Được một lần, ông quên đôi bàn tay mình. Từ từ, chúng lẻn ra đặt trên vai George Willard. Điều gì đó trông mới mẻ và táo bạo trong giọng nói của ông:
- Anh phải cố quên tất cả những gì anh biết. Anh phải bắt đầu mơ ước. Từ lúc này, anh phải bịt tai làm ngơ sự ầm ĩ của giọng nói người khác!
Dừng lời nói, Wing Biddlebaum nhìn George Willard thật lâu, nghiêm túc bằng đôi mắt sáng rực. Một lần nữa, ông đưa đôi tay vuốt ve chàng trai, rồi cái nhìn sợ hãi bỗng quét mặt ông. Lúc này cơ thể ông co giật lên, ông liền đứng phắt dậy, thọc đôi tay sâu vào hai túi quần, mắt đẫm lệ, người bồn chồn, rồi nói:
- Tôi phải đi về nhà. Tôi không thể nói gì thêm với anh.
Không nhìn lại, ông lão vội vã đi xuống sườn đồi bên kia bãi cỏ, để lại George Willard bối rối, sợ hãi trên con đường dốc đầy cỏ. Chàng trai rùng mình kinh hãi, đứng dậy đi dọc theo con đường về thị trấn. Anh nghĩ:
- Mình sẽ không hỏi ông ta đôi bàn tay.
Anh nhớ nỗi sợ hãi hiện lên trong đôi mắt của ông lão và cho rằng:
- Có điều gì đó sai, nhưng mình không muốn biết đó là điều gì. Chắc chắn đôi tay đó có điều gì liên quan với sự sợ hãi của ông ta đối với mình và với mọi người.
Và George Willard đã đúng. Chúng ta hãy xem xét ngắn gọn chuyện của đôi tay này. Có lẽ nói đến chúng, sẽ khơi dậy nhà thơ kể câu chuyện đôi tay che giấu kỳ diệu, nhưng đã vẫy vùng như cánh chim hứa hẹn.
Thời trai trẻ, ông Wing Biddlebaum là một giáo viên ở một thị trấn, tiểu bang Pennsylvania. Lúc đó ông được người ta biết bằng cái tên nghe ít êm tai Adolph Myers, không phải Wing Biddlebaum. Khi mang tên Adolph Myers, ông được bọn trẻ trong trường yêu mến. Adolph Myers vốn là một giáo viên của tuổi trẻ. Ông thuộc nhóm người hiếm hoi, ít hiểu, bị chi phối bởi một sức hút rất nhẹ nhàng xem như một điểm yếu đáng yêu. Trong cảm giác của họ đối với những thằng bé mình dạy dỗ, phần nào họ không khác phụ nữ trong tình yêu dành cho đàn ông. Nhưng đó chỉ là tuyên bố qua loa, phải cần có nhà thơ ở đó. Với những nam sinh ở trường, Adolph Myers đã tản bộ cùng với chúng vào buổi chiều, hay ngồi chuyện trò cho đến khi bóng hoàng hôn trên nấc thang ngôi trường biến mất trong những giấc mơ của riêng họ. Đó đây, đôi tay được sử dụng đến, vuốt ve lên đôi vai các thằng bé, đùa giỡn trên những cái đầu bù xù của chúng. Khi nói chuyện, giọng ông trở nên du dương, dịu dàng và cũng ẩn hiện sự vuốt ve ở lời nói. Trong một chừng mực, giọng nói và đôi tay vuốt ve các đôi vai, và sờ tóc là một phần trong nỗ lực của người giáo viên để đem giấc mơ vào tâm trí trẻ. Bằng sự vuốt ve do những ngón tay ông tự thể hiện. Ông là một trong những người đàn ông đó, lực tạo cuộc sống của họ bị lan tỏa, không tập trung. Bằng động tác vuốt ve của đôi tay ông thể hiện, nghi ngờ và hoài nghi tan biến khỏi tâm trí các thằng bé, và chúng cũng bắt đầu mơ ước.
Rồi sau đó, tấn thảm kịch đã xảy ra. Một thằng bé ngốc nghếch ở trường trở nên say mê người giáo viên trẻ. Mỗi tối ở trên giường, nó tưởng tượng đến những điều không thể nói ra, buổi sáng đem những giấc mơ của mình tới kể lại như làm bằng chứng. Những lời buộc tội ghê tởm, cảm thấy choáng váng lại phát ra từ chính đôi môi bừa bãi của nó. Một cơn sợ hãi lan tỏa khắp thị trấn Pennsylvania. Những nghi ngờ không rõ rệt, che giấu ở trong tâm trí có liên quan đến Adolph Myers đã kích động niềm tin.
Thảm kịch không dừng lại. Những mối nghi ngờ được che giấu, mơ hồ trong đầu óc người lớn liên quan đến Adolph Myers biến thành niềm tin. Những thằng bé học ở trường run rẩy, giật người tung khỏi giường, rồi bắt đầu nghi ngờ. Một đứa nói:
- Thầy đã đặt bàn tay lên vai mình!
Đứa khác thêm vào:
- Những ngón tay của thầy đùa giỡn trên tóc mình!
Một buổi chiều nọ, gã Henry Bradford quản lý quán rượu ở thị trấn đến trước cửa trường. Gã gọi Adolph Myers vào sân trường, rồi chẳng thèm nói năng gì mà bắt đầu đấm Adolph Myers liên tục. Lúc những đốt ngón tay cứng đập liên tục vào khuôn mặt sợ hãi kia, trông cơn thịnh nộ của gã càng lúc càng khủng khiếp hơn. Gã quát lớn:
- Tao sẽ dạy mày một bài học vì đặt bàn tay lên người con tao, đồ thú tính!
Adolph Myers bị xua đuổi khỏi thị trấn Pennsylvania ngay trong đêm. Mười hai người đàn ông cầm đèn lồng trong tay đến trước cửa căn nhà ông, nơi ông ở một mình, ra lệnh ông mặc quần áo, bước ra gặp họ. Lúc đó trời đang mưa, một người đàn ông cầm một sợi dây thừng trong tay. Họ có ý định treo cổ ông, nhưng có điều gì đó trong dáng vẻ của ông, có lẽ là dáng người quá nhỏ, trắng trẻo và đáng thương làm mủi lòng, nên họ đã sơ suất để ông chạy thoát được. Khi ông bỏ chạy trong bóng tối, họ ân hận về sự nhu nhược của mình rồi đuổi theo, nguyền rủa và ném gậy và những cục bùn mềm vào khuôn mặt đang la hét và ra sức chạy trong bóng tối.
Trong hai mươi năm, Adolph Myers đã sống đơn độc ở Winesburg. Đến nay chỉ mới bốn mươi tuổi, nhưng trông ông như đã đến sáu mươi lăm. Còn cái tên Biddlebaum ông chợt thấy ở một hộp hàng tại một trạm vận chuyển hàng hóa khi vội vã qua một thị trấn ở miền đông bang Ohio. Ở Winesburg, ông có một bà dì răng đen, nuôi gà. Ông nương tựa tại nhà bà đến khi bà qua đời. Ông đã bị bệnh suốt một năm sau sự việc ở Pennsylvania, khi hồi phục, ông làm công nhật trên các cánh đồng, đi đứng rụt rè và cố che giấu đôi tay của mình. Dù chưa thực sự hiểu lý do những gì đã xảy ra, nhưng ông cảm thấy đôi tay phải bị lên án. Rồi hết lần này đến lần khác, những người bố của những thằng bé đã nói về đôi tay. Gã quản lý quán rượu lại gầm lên, nhảy múa, nổi cơn điên tiết ở sân trường:
- Hãy tự giấu đôi tay của mày đi!
Trên hiên nhà cạnh khe núi, Wing Biddlebaum tiếp tục đi tới đi lui cho đến khi khuất ánh mặt trời và con đường bên kia cánh đồng biến mất trong bóng đêm ảm đạm. Bước vào nhà, ông cắt những lát bánh mì và trét mật lên. Khi tiếng rít của chuyến tàu đêm mang theo những toa tốc hành chở những người thu hoạch trái cây ban ngày đã đi qua và đem lại sự yên tĩnh của đêm hè, ông lại đi về phía hiên nhà. Trong bóng đêm, ông không thể nhìn thấy đôi tay, và chúng trở nên dịu dàng.
Dù vẫn khao khát sự hiện diện anh chàng nhà báo, người trung gian để bày tỏ tình thương con người, nhưng sự khao khát ấy lại nhen nhúm thành nỗi cô đơn và chờ đợi. Thắp đèn sáng lên, Wing Biddlebaum rửa vài loại thức ăn dễ bị bẩn dùng cho bữa ăn đơn giản, dựng chiếc giường xếp cạnh cái cửa chắn dẫn đến hiên nhà, rồi chuẩn bị thay quần áo mặc ban đêm. Một vài mẩu bánh mì trắng rơi lác đác trên sàn nhà sạch cạnh cái bàn; đặt cây đèn trên chiếc ghế thấp, ông bắt đầu nhặt các mẩu bánh vương vãi, rồi lần lượt bỏ vào miệng từng mẩu bánh mì đã rơi bằng động tác nhanh không thể tin được. Trong ánh sáng dưới cái bàn, có dáng người đang quỳ trông như đang cầu trời. Những ngón tay biểu hiện lo sợ, chợt hiện chợt mất trong ánh sáng. Có lẽ chúng gây nên sự hiểu lầm, rồi sẽ nhanh chóng được xem xét tỉ mỉ, liên tục trong nhiều thập kỷ.
S.A
(TCSH54SDB/09-2024)
________________________
Nguồn: https://americanliterature.com/author/sherwood-anderson