Trực giác Grêricô bên triền sông Giuôc đanh ở Giooc đani là thành phố thần kỳ. Tác giả Quốc tế ca là Ơ-jen Pốt chi-ê người Pháp. Thuở hỗn mang là thời tối cổ. Câu chuyện Mỵ Châu và chàng Trọng Thuỷ, Vua An Dương vương còn đó chuyện nỏ thần… Chả là gì cái gặp Người trần mắt thịt, ai chả biết, cái tảng đá khát chồng tìm về vịnh Hạ Long đứng bên nhau để làm Hòn Trống mái. Chót vót đỉnh Tam thanh, nàng Tô Thị bồng con chờ chồng hoá đá. “Non bất bất cao, thuỷ bất thâm…” là Huế (1). Chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa “gọi cha hời hời” từng nói dối ngàn năm. Nàng Êva chính là dẻ xương sườn của chàng Ađam đã rút ra, nặn thành dáng hình người yêu dấu. Ông Thích ca Mâu ni từng mang tên Tuyết Sơn, từng ăn hạt vừng bảy năm, từng ngồi tu dưới gốc Bồ đề… Cái gặp mới chỉ là cái thấy Cái tầng ngầm, cái sâu xa thế ấy Cái vì sao, là đá cũng khát tình? Tô Thị hoá đá rồi, nhưng đứa con tội tình chi cũng nghìn năm hoá đá? Êva tìm vồng ngực người yêu để nép mình mỗi lần lạnh giá. Hàng ngàn trang kinh Kim Cương, kinh Pháp Hoa, kinh Lăng Già… Đức Thích ca Mâu ni với hậu thế là gì, khi nườm nượp chúng sinh, hai ngàn năm trăm năm còn tìm về đất Phật? Trực giác mới chỉ là cái gặp Hệ trọng biết bao nhiêu là hàng vạn Mặt trời Hàng vạn bình minh Hạt hạt rạng ngời Trực giác?... mới chỉ là cái gặp! Đầu xuân, 2008 ------------------ [1] Nhận xét của nhà bác học Lê quý Đôn Hành ca Trời bừng ráng mây Cháy hồng như lửa Sông buổi triều cường, bụng mang dạ chửa Trăng non hé cửa Cuội lẻn thăm nhà Mây ôm chăn cưới, ru giấc Cuội Và... Mưa chạy à à Cá vật mình đẻ Kêu cha kêu mẹ, sóng dỡn nát bờ Đêm tân hôn gió, lá rụng bơ phờ Đầu thôn ếch ộp, động tình hát thơ KIM CHUÔNG (nguồn: TCSH số 231 - 05 - 2008) |