HỒ THẾ HÀ
Ký ức mẹ
Mẹ sinh tôi trong đêm giông gió Bà ngoại mờ lần vách đi quạt lửa Dì tôi hối hả mời bà mụ quê Bố đi xa, xa lắm không về.
Ôi! cái đêm âu lo và sợ hãi Mẹ vượt cạn xanh như tàu lá Cái năm làng mất mùa Cái đêm mưa lũ Cái giờ buồn nhất mẹ sinh con
Bao năm rồi giờ vẫn còn nguyên Mẹ vẫn mơ thấy cái năm ruộng đói mùa Tuổi thơ con đói sữa Bao giờ nhắc cũng rưng rưng
Con lớn lên có gì ngoài tình thương Ngoài nỗi muộn sầu của Ngoại và mẹ Ngoài những bạn bè dáng quê nâu.
Giờ đi xa Buốt nhức trong tôi một miền quê ký ức Một chân trời mẹ chong mắt thức Là chuỗi buồn mẹ đã uống thay tôi
LƯU LAM THI
Thơ viết trong đêm
Tôi với tay lên tường xé tờ lịch Và xòe diêm Lưỡi lửa màu lam liếm vào đêm Lạnh ngọt Bóng đêm vỡ tan Loảng xoảng rơi vào ký ức từng mảng màu đen Như tiếng cười man rợ của gió Như nụ hoa cựa mình rặn nở Từ những đài xanh ôm chặt một đời Lưỡi lửa màu lam liếm vào tôi Khét mùi tóc cháy Con dế tuổi thơ rên rỉ trên cánh đồng khô dậy mùi phèn Tôi thấy bà còng lưng ngược đường thông thốc gió Đội chợ quê trong chiếc mủng con nâu óng mây rừng Cha tôi xòe bàn tay chai xước về phía mặt trời Nắng vẫn mãi sôi Tôi thấy mẹ quần xắn móng lợn tất tả đi về phía mặt trăng Quảy về một gánh đầy Tưới lên cánh đồng nứt nẻ như con thú há mồm đe dọa Những chiếc răng của chúng ngập vào con dế Tuổi thơ dẫy lên như bóng đen trên tường nhảy múa Vũ điệu không lời Lưỡi lửa màu lam liếm vào tôi Liếm vào đêm Trong tiếng vỡ tan của bóng đen tôi nghe gà gáy Và hình như dằng đông sao Mai đang cháy Gọi bình minh về từ cõi thâm u..
ĐÀM LAN
Chập chờn
Những giọt lệ rồi sẽ khô đi Những tiếng cười rồi cũng rơi vào quên lãng Nhưng những trang đời ngọt đắng Vẫn chập chờn lần giở đến muôn sau.
ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG
Ngẫu cảm Hà Nội
Nhịp ngày hối thúc Với bước đi ngùn ngụt đam mê Tựa lưng tiếng mọt nghiền xưa cũ Nơi những giấc mơ xưa nghèn nghẹn hiện về…
Những mái ngói thời gian xám xẫm và con đường bươn bả những vòng xe…
Lòng gian díu tâm hồn thẳm xanh ngày phố cổ Lời mưa phùn trong gấp gáp người đi Bao xác chữ ngủ ngầu trang ký ức Sao có thể hà hơi nóng lại trái tim người?
Những đứa trẻ ham chơi không thuộc bài lịch sử. đã bóc đi lớp sơn cuối cùng của thời gian còn in dấu trên tường Thế Rồng đã cựa mình trong bức phù điêu cổ, nơi ngày hôm qua ngào ngạt ngước nhìn…
Sớm nay, những chiếc lá mùa thu rơi trên thành Hà Nội đang mơ về rung vết nứt đầu tiên…
VƯƠNG ANH
Lá về
Lá về! Lá về Bừng nở lòng thung thần thoại Liêu Lang mời lá dong về vào khuôn ủ bánh chưng bốn góc Để muôn đời ai cũng chuốt che.
Lá về! Lá dong về! Âm thanh cồng chiêng chờ nở Suối chờ vỗ lá sóng xênh Khăn piêu phập phồng gùi lá Lâng vâng đón cội về làng.
Lá về! Lá dong về!. Đốm điện khát khao lưng chừng núi, Lá dong nghiêng láng bạc sàn nhà, Khăn áo cuộn cào chọn lá Mắt ai liếc búp tay ngà?
Lá về! Lá dong về! Lời reo, chỉ dành cuối chạp Lời mời, bén tối ba mươi Ai kịp dỗi hờn ngày đón lá Cho núi sông khiêng cả nụ cười!...
MAI HOÀNG MAI
Mai em có về không ?
Mai em có về không? Trời mưa rả rích Mùa đông hóa đá tình anh Mưa chẳng tạnh, bờ vai càng lạnh buốt Nỗi đợi chờ ngâm ngẩm chồi xanh.
Mai em có về không? Một cơn gió thoảng Lời thầm thì trong hơi ấm chăn bông Hơi thở dập dồn, ngắt quãng Chỉ còn là kí ức trống không...
Mai em có về không? Cánh cửa phòng hờ khép Xối vào anh điếng người Len lén những luồng giá rét Cũng chưa bằng nỗi nhớ tuột trên môi.
Mai em có về không? Bừng lên chiếc gối đôi Giọt nước mắt em từng để lại Xuân đã tràn về long lanh dấu hỏi Mai em có về không?... -Xuân 2000-
NGUYỆT ĐÌNH
2 ngàn năm mới nhớ ngàn xưa
Thức ăn chừ nấu bếp ga, Nước, cơm nồi điện- thịt gà nướng than, Mẹ xưa chụm nắm lá bàng, Một vày rơm rạ, Tổng làng khen ngon, Bây chừ chảo chảo, soong soong Mẹ xưa kho “tréc” * Nấu cơm “om bù” *! Nuôi con chẳng đứa nào hư, Lập làng, dựng nước- xưa, chừ, mai sau Bốn ngàn năm sử qua cầu, Đừng quên đọt bí, ** rau bầu bụi tre *** Vào xuân 2000
--------------------------- * Dụng cụ kho, nấu bằng dất nung ** ý: “Bầu ơi thương bí lấy cùng...” *** Vũ khí của Thánh Gióng đuổi giặc Ân
H.MAN
Nghịch lý
Câu thơ mùa xuân viết giữa đêm mưa Những cánh mai vàng nở trong tin áp thấp Người vui trước niềm vui kẻ khác Nỗi buồn trong mình Cứ mãi cư lưu Con chim én kêu trong tiếng gầm gào của gió Chén xuân đầu cùng dự báo bão xa Bài hát xuân run nỗi nhớ quê nhà Mái tranh dột Mẹ quờ tay ngăn nước lũ Những bông nếp ngâm niềm vui cuối vụ Cũng bàng hoàng trên ngọn đĩa xôi thơm Những giọt mồ hôi Đổi những miếng cơm Thấp thỏm lời sục sôi bão lũ Câu thơ xuân viết lưng chừng đêm mất ngủ Nghe tiếng lòng mình như những tiếng mưa... Tháng 12/98
LÊ LÂM ỨNG
Bến níu
Em đi học Liên Xô Nay từ Nga trở về, Nỗi buồn còn đọng lại Trong mắt cười ủ ê!
Tuyết xanh Pautốp Ki Rắc gốc sồi của Lép * Hương hồn Patécnắc Ráng hồng trong khói bay
Rượu nào làm em say Tình nào làm em thắm Kìa vầng trăng sóng sánh Dòng sông Hương trăng xòe.
Đi mãi rồi cùng về Tình em là vầng trăng Đất quê là bến níu Mọi cánh diều vu vi!
--------------------- *Lép: Liép Tônxtôi
VĂN HỮU TỨ
Tĩnh lặng vô biên
Pho tượng đá biệt tích trong cánh rừng cọ Loài chim hóa thân Vành đai lửa sáng rực Đường chân trời hư ảo
Thánh thót tiếng đàn Lyre bay vào vực xoáy Những bông hoa rét mướt tận nguồn cao Thời gian ướt đầm nhã nhạc
Loài hoa thảo dã héo khô Đám mây màu xám tro huyền thoại Vô biên tĩnh lặng
Lung linh vầng sáng sao trăng Em nói gì về ca dao đồng cỏ Em nói gì về mùa xuân trong vắt? Huế xuân 2000
NGUYỄN THẾ THẮNG
Huế cuối mùa
Những vệt nắng từ kẽ mây chiều sót Khảm vào hàng chữ phủ rêu Những xích lô bên vệ đường ngái ngủ Hộp thuốc rỗng tuênh ngày cũ mốc màu
Những phiến đá hằn dấu thời gian Và bàn tay người đục đẽo Vẻ mệt mỏi trầm ngâm một cõi Hờ hững nhìn nhau Từ đâu ngồi như năm tháng
Huế chiều thu chầm chậm Ngẩn ngơ du khách Để những xích lô ngon giấc giật mình. 1999
(133/03-2000)
|