Thơ xứ Huế
Những bài thơ xưa nhất viết về vùng đất Huế xưa
09:55 | 10/12/2008
Cách đây 700 năm, vào năm 1306, vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa, bờ cõi Đại Việt được mở rộng. Hai châu Ô, Lý được vua Chế Mân cắt để làm sính lễ dâng vua Đại Việt. Sau đó, hai châu này được đổi thành châu Thuận và châu Hóa. Thuận Hóa được hình thành từ cơ sở đó.Những bài thơ chữ Hán viết về vùng đất này sớm nhất có thể kể đến như Hóa Châu tác (Làm ở Hóa Châu) vào khoảng năm 1354 của Trương Hán Siêu (?-1354); Hóa Thành thần chung (Chuông sớm ở Hóa Thành) của Nguyễn Phi Khanh (1355-1428); Tư Dung hải môn lữ thứ (Nghỉ chân ở cửa biển Tư Dung) của Lê Tư Thành (vua Lê Thánh Tông 1442 - 1497)... Nhân kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế (1306 - 2006) TCSH trân trọng giới thiệu cùng độc giả ba bài thơ này.HẢI TRUNG giới thiệu
Những bài thơ xưa nhất viết về vùng đất Huế xưa

Nguyên văn chữ Hán:
         
  



  
Phiên âm:
HÓA CHÂU TÁC(1)

Ngọc kinh(2)hồi thủ ngũ vân(3)thâm
Linh lạc tàn sinh khổ bất câm
Dĩ biện hoang giao mai bệnh cốt
Hải thiên thảo mộc cộng thu ngâm.
Dịch thơ:                      
LÀM Ở HÓA CHÂU

Ngoảnh lại năm mây phủ đế đô
Hồn tàn bao xiết khổ bơ vơ
Thôi đành cõi rậm vùi xương bệnh
Cây cỏ chung sầu cũng hoạ thơ.
                                                         (Hoa Bằng)

Nguyên văn chữ Hán:




  
Phiên âm:         
HÓA THÀNH THẦN CHUNG

Viễn viễn tòng tăng tự
Sơ sơ lạc khách bồng
Triều sinh thiên địa hiểu
Nguyệt bạch hựu giang không

Dịch thơ:
CHUÔNG SỚM Ở HÓA THÀNH(4)

Xa xa vẳng tiếng chuông chùa
Thớt thơ đọng giữa thuyền đưa khách bồng
Triều dâng trời đất mênh mông
Sông đưa ánh bạc trăng cùng không gian.
                                                            (Hải Trung)

Nguyên văn chữ Hán:
 


 

清路




Phiên âm:                     
TƯ DUNG HẢI MÔN LỮ THỨ

Hỗn nhất xa thư (5) cộng bức viên
Hải Vân hoành giới việt nam thiên
Tam canh dạ tĩnh Đồng Long (6) nguyệt
Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạc (7) thuyền
Di lạc phụng tham kỳ khoản tái
Khổn thần ái quốc xảo trù biên
Thử thân na đắc sinh hoàn hạnh
Cảm vọng Ban Siêu (8) đáo Tửu Tuyền (9).

Dịch thơ:
NGHỈ CHÂN Ở CỬA BIỂN TƯ DUNG

Cả mối cơ đồ một cõi chung
Về Nam địa giới Hải Vân giăng
Ba canh trăng tĩnh Đồng Long rạng
Năm tiếng trống lành Lộ Hạc rung
Đất ải man di này liệu nộp
Biên quan trấn giữ đã lo xong
Thân kia bảo mạng nào may mắn
Vọng tưởng Ban Siêu ở Tây vùng.

(nguồn: TCSH số 208 - 06 - 2006)

-----------------
(1) Trong tác phẩm Việt âm thi tập, có chú thích rằng, đây là bài thơ do Trương Hán Siêu làm lúc đang giữ chức Chiêu dụ đại sứ (khoảng năm 1354)
(2) Ngọc kinh: chỉ Kinh đô.
(3) Ngũ mây: mây ngũ sắc, ý chỉ nơi ở của vua.
(4) Hóa Thành là thành Hóa Châu (nay thuộc x.Quảng Thành, h.Quảng Điền, t.Thừa Thiên Huế), nguyên trước là thành cũ Champa, sau năm 1306, nhà Trần cho sửa chữa, nâng cấp và sử dụng, đến thời nhà Hồ, nhà Lê, nhà Mạc vẫn còn sử dụng.
(5) Xa Thư: Sách Trung Dung có câu: kim thiên hạ xa đồng quỹ, thư đồng văn, nghĩa là: ngày nay trong thiên hạ, bánh xe cùng một trục, chữ viết cùng một loại chữ. Ở đây chỉ sự thống nhất.
(6) Đồng Long: Vũng Đồng ở phía Nam Hải Vân.
(7) Lộ Hạc: tên một nước. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn: "Tháng 10 năm Canh tý [1360] thuyền buôn các nước Lộ Hạc, Trà Nha, Xiêm La đến Vân Đồn buôn bán, dâng vật lạ".
(8) Ban Siêu: tên nguời, Ban Siêu nguời đời Hậu Hán, có chí lớn, cầm quân đánh Tây Vực dẹp yên 50 nước.
(9) Tửu Tuyền: tên đất, địa danh này thuộc tỉnh Cam Túc (cửa ngõ của Trung Quốc qua Tây Vực).

Các bài mới
Các bài đã đăng