Phê bình toàn cảnh
Mối tình Xuân Diệu (1916-1985) & Bạch Diệp(1929-2013) [qua di cảo thơ]
15:38 | 06/10/2014

Nữ đạo diễn Bạch Diệp vừa qua đời ngày 17-6-2013 sau một thời gian dài trị liệu bệnh ung thư, bà hưởng thọ 85 tuổi, là một nữđạo diễn thế hệ đầu tiên Việt Nam với phim đầu tiên Trần Quốc Toản ra quân và hai phim truyện Ngày lễ thánh và Huyền  thoại mẹ do diễn viên danh tiếng Trà Giang đóng vai chính đều được giải thưởng Bông Sen Bạc.

Mối tình Xuân Diệu (1916-1985) & Bạch Diệp(1929-2013) [qua di cảo thơ]
Vợ chồng nhà thơ Xuân Diệu - Ảnh: internet

Bà còn là dạo diễn nhiều phim nổi tiếng  khác như Người về đồng cói, Câu chuyện làng dừa, Người chưa biết nói, Ai giận ai thương.. bà có tên trong Bách Khoa Toàn Thư Điện Ảnh Liên Xô và  năm 2008 kỷ niệm 55 ngày Điện Ảnh Việt Nam bà là một trong 11 nghệ sĩ điện ảnh đương đại được tôn vinh.

Nhưng bà được mọi người biết đến hơn nữa vì bà là người thơ, là vợ của « Hoàng Tử Thi Ca Việt Nam » mối tình duy nhất có cưới hỏi nhưng chỉ được sáu tháng, hai người chia tay, để lại cho Xuân Diệu những bài thơ, bi thương, cay đắng, đau khổ vô cùng.

Những năm gần đây bà có tiết lộ trên báo chí những nguyên nhân đổ vỡ của mối tình ấy và sau đó có những bài báo xúc phạm nặng nề đến danh dự nhà thơ Xuân Diệu và cả nhà thơ Huy Cận. Là người được nhà thơ Xuân Diệu ký thác di cảo tâm sự, tôi chờ đợi đến ngày bà Bạch Diệp qua đời 33 năm sau ngày Xuân Diệu qua đời, để mở lại những trang thơ di cảo Xuân Diệu. Xuân Diệu nói gì về mối tình mình, những trang thơ di cảo của ông là một lời biện minh sáng tỏ. Điều gì màông cho rằng như :  chiếc dao cắm giữa lòng, ai cắm chiếc dao giữa lòng ông ?. Điều gì màông cho rằng : người màông yêu thương nhất lại là kẻ tàn sát nhất, không nới tay như cầm gươm sắt, chẳng mũi lòng khi nghe tiếng khóc của ta ? Những bài thơ nào đã phản bác lại lời kể bà Bạch Diệp ?

Ai là người sinh ra trên cõi đời, được toàn vẹn, đạo hạnh, không tội lỗi hãy ném viên đá đầu tiên ?   Nhà thơ để lại cho đời những áng thơ tuyệt tác, chúng ta yêu thơ, chúng ta bàn về tác phẩm bằng trí não, bằng thi hứng, bằng sáng tạo nhà thơđã để lại cho đời . Chúng ta biết ơn nhà thơđã để lại cho đời những bài thơ tuyệt tác. Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, sáng tác riêng về thơ tình 600 bài  ông bao trùm mọi góc cạnh của tình yêu, tùy theo sở thích mỗi người : người đang nhớ nhung cóthể thấy lòng mình những bài thơ tuyệt tác về tương tư, người đang xa cách có thể thấy hàng chục bài thơ nói về xa cách, người yêu âm nhạc có thể thấy Xuân Diệu là một nhạc sĩ  đầy rung cảm, người yêu hoa có thể thấy thơ Xuân Diệu đầy sắc màu của hoa… Chớ nên như người mù sờ voi,  chỉ có chủ tâm sờđuôi voi  , hí hửng khi sờ vào cái « đuôi voi », thậm chí sờ vào phân voi.. xem  như một khám phá mới.

Nếu Thúy Kiều từ những ngày còn thơ, đã phổ vào đời mình Cung đàn bạc mệnh, thì Xuân Diệu từ những ngày còn thơđã phổ vào đời mình Vần thơ ly biệt : Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt, khu vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài. Hay Hoa nở để mà tàn. Trăng tròn để mà khuyết, Bèo hợp để chia tan. Người gần để ly biệt. Lạ lùng thay Xuân Diệu chưa yêu đã nói đến biệt ly như một định mệnh, để rồi bao nhiêu người yêu như mây như gió thoáng qua đời mình rồi cũng ly biệt.

Ai là giai nhân ? : « Mê nàng bao nhiêu người làm thơ », các chàng thư sinh thi sĩ một thời phải « đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ ».« Em là gái bên song cửa, anh là mây bốn phương trời, anh theo cánh gió chơi vơi, em vẫn ngồi bên nhung lụa ».và nhiều bài thơ khác mang sắc màu hoa cúc… Giai nhân  được tả bằng những câu thơđẹp nhất thế kỷ : «  Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời . » Tôi có thời gian ở hơn 10 năm bên Công Viên Montsouris Paris, cạnh nhà bà,  là người sưu tập tác phẩm bà và có chân trong Hội bạn nhàđiêu khắc và tôi đã từng có dịp đưa các thi nhân từ trong nước sang thăm lại người xưa, người ấy làĐiêu khắc gia Điềm Phùng Thị nhủ danh Phùng thị Cúc. Nay bà còn để lại một Viện Bảo Tàng Điêu Khắc tại Huế và hơn 40 tượng đài khắp nước Pháp.

Tuổi thơấu, tâm hồn Xuân Diệu bị tổn thương vì hai cuộc chia ly : Cuộc chia ly người mẹ sinh ra mình ở Bình Định để về Hà Tĩnh với bà cả, nhà thơ không yêu mến, mẹ ruột đến thăm chỉ nhìn con từ xa. Sau 1954 bà mẹ thương con vượt sông Bến Hải ra sống với Xuân Diệu bà sống đến năm 1962. Cuộc chia ly thứ hai với chị Bốn Nhữ, người bảo bọc chăm sóc nhà thơ từ thuở chào đời, khi còn bé chị phải đi xuống Dã, nhà thơ chạy theo khóc sợ chịđi lấy chồng bỏ em, sau năm 1975 nhà thơ mới trở vềđi Plây Cu thăm chị. Hai biến cố quan trọng ấy đãảnh hưởng đến tinh thần Xuân Diệu. Từđó cuộc chia ly nào  cũng để lại trong lòng nhà thơ một xúc cảm đau đớn, ngày chia tay với Xuân Diệu sau một tháng ở Paris năm 1981, tôi đã cảm nhận điều đó. Trong thư gửi tôi ông viết : Nhất Uyên ơi, XD có một sự xúc cảm lệch, mỗi tình cảm đều có thể trở thành một đau đớn cho XD. Ta nhớ nhau mãi mãi (Thư XD gửi Nhất Uyên ngày 30-9-1981)

Đạo Diễn Bạch Diệp tên thật là Nguyễn Thanh Tâm sinh năm 1929 tại Hà Nội. Lên 6 tuổi học trường Saint Dominique tại Hải Phòng. Năm 1941 gia đình dọn sang Hải Dương, tham gia Tổng Khởi nghĩa phụ trách Hội Phụ Nữ Cứu Quốc, hoạt động Tỉnh Hội và trong thường vụ Liên Khu III. Từ sau năm 1955 chuyển về làm báo Nhân Dân. Năm 1956 Tổng Biên Tập Hoàng Tùng mai mối bà cùng nhà thơ Xuân Diệu lúc đó bà 27 tuổi và Xuân Diệu đã 40 tuổi. Tháng 4 năm 1958 hai người kết hôn tại cơ quan, nhà văn Đặng Thái Mai,  Viện Trưởng Viện Văn Học làm chủ hôn, nhưng vì lý do nào đó lại không làm giấy tờ.. Tháng 10-1958 bà Bạch Diệp dứt khoát chia tay Xuân Diệu về lại nhà cha mẹ. Hai người cùng khóc .

Năm 1958 bà học khóa  Đạo Diễn do Bộ Văn Hóa Thông Tin dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Liên Xô tốt nghiệp năm 1963, bà về làm hãng Phim Truyện Việt Nam. Tác phẩm đầu tay Trần Quyốc Toản ra quân được giải Bông Sen Bạc, trong Liên Hoan phim Việt Nam. Bà thực hiện nhiều phim giá trị.

Năm 1975 bà kết hôn cùng ông Nguyễn Đức Tường, nhưng không con cái, 15 năm sau ông mất.

Bà về hưu năm 1992, năm 1997 được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân Dân.

Có nhiều nguyên nhân gây nên sự đỗ vỡ cho tình yêu, Xuân Diệu  sống cùng mẹ tầng dưới, nhà thơ Huy Cận sống tầng trên, vợ là Xuân Như em cùng mẹ khác cha Xuân Diệu.  Bạch Diệp là một phụ nữ bản lãnh, những người làm việc cùng đạo diễn Bạch Diệp, đều công nhận bà là người thích sự hoàn hảo, bà thích chủ động trong phim trườngđiều khiển bao nhiêu diễn viên, nhân viên,  sáng tạo và thực hiện kịch bản, bà khắc khe trong công việc làm cho hoàn hảo, cũng như trong đời sống, Xuân Diệu tìm đến một người yêu là một nàng thơ dịu dàng, cho ông một nguồn thi hứng, hai người gặp nhau : hai bản lĩnh khác nhau,  đến trong cái không khí chật chội  thời Hà Nội  thiếu thốn sau chiến tranh, Bạch Diệp đến trong gia đình ở chung với bà mẹ Xuân Diệu, không có một không gian riêng cho đôi tình nhân,  một tình bạn đã hiện diện giữa Xuân Diệu và Huy Cận, cả hai gia đình đều đỗ vỡ.  Đằng sau một nhà văn lớn, cần thiết một phụ nữđảm đương tất cả mọi công việc, hiểu chồng và hiểu mọi công việc của chồng chia sẽ cùng chồng trong niềm vui sáng tạo.  Xuân Diệu không có cái may mắn của Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, tôi có những dịp hè về dã thự Cam Tuyền, sống bên cạnh gia đình Bác Hãn, càng kính phục Bác Hãn bao nhiêu thì càng kính phục Bác gái bấy nhiêu, bác gái  là một dược sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam, bác đảm đang mọi việc từ sinh sống gia đình, bếp núc, miếng ăn giấc ngủ cho chồng  đến từng trang bản thảo của chồng bác quí hơn cả vàng, cả chuyện đất nước  nhà thuốc Tây của bác gái tại Hà Nội,  là nơi cung cấp thuốc men cho kháng chiến. Suốt đời ở Paris  bác  Hãn cũng dành hết thì giờ làm công việc nghiên cứu di sản văn học Hán Nôm Việt Nam..  Bác gái  hiểu chồng, khi chồng đầu tư cả công sức vào việc trí tuệ , nghiên cứu, những hoạt động tình dục có phần giảm sút.. Với  Xuân Diệu chúng ta không nên bàn đến chuyện riêng tư cá nhân, mà chỉ nên nói đến thi ca. Bạch Diệp không phải là người sinh ra để làm nàng thơ, mà để trở thành đạo diễn đểđiều khiển những « nàng thơ »  như nghệ sĩưu tú Trà Giang trong tác phẩm của mình.

Bạch Diệp đã để lạicho Xuân Diệu một nguồn cảm hứng vô tận. Năm 2011 tôi có gửi tặng bà quyển Tự Điển Tình yêu Xuân Diệu, qua đạo diễn Lê Hồng Chương, Giám Đốc  Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam tại Paris,  có lẽ là những ngày cuối đời bà đã đọc được toàn bộ những bài thơ Xuân Diệu viết cho bà, những bài thơ hạnh phúc  và những bài thơ cay đắng. : Mai sau dù có bao giờ , em ngồi đọc lại chùm thơ đắng này. Có ai trên trái dất này, Yêu em sâu thẳm như ngày anh yêu. Sau cuộc tình Xuân Diệu nhớ lại chuyện cũ và làm thơ tình, hàng trăm bài thơ tình Xuân Diệu viết cho Bạch Diệp trong di cảo thơ Xuân Diệu. Chúng ta hãy đọc  vài  bài thơ tình Xuân Diệu viết cho Bạch Diệp :

THƯƠNG MẾN ĐẦU TIÊN

Đêm thanh trời đất lắng nghiêng tai

Em khẽ bên anh nói một lời.

« Em mấy đêm rồi không ngủ được

Bởi vì em nghĩ đến anh thôi. »

 

Tình yêu là buổi tiệc muôn ngon

Là suối trong xanh tắm mát hồn

Là gió trên buồm căng phất phới,

Là mây thương mến ấp đầu non.

 

Nhưng xa hơn cả mọi chân trời

Hạnh phúc đưa ta đến tuyệt vời,

Là lúc trời tình chao sát cánh

Hồn ta như thể én bay đôi.

 

Em ơi !  đẹp nhất khi con suối

Mới phát nguyên ra được nửa vời,

Thương mến đầu tiên em chẳng ngủ

Cũng vì em nghĩđến anh thôi.

 

VÀO TRONG SA MẠC

Đã lâu đời anh ở trong sa mạc :

Chỉ mới mươi ngày em kém yêu anh

Chỉ mới cảm nghe em với ân tình

Anh đã một mình đi trong sa mạc.

 

Anh đi vào xa vắng lắm em ơi !

Anh chạy trốn em, rút lui vào mãi

Cho đến lúc anh quay đầu trở lại,

Thì quanh anh không một bóng người.

 

Anh là kẻ đắm mình trong nhân loại

Là bánh xe con vui cổ máy đời

Nhưng phải tội trái tim anh ngây dại

Thiếu ân tình thì như cánh bèo trôi.

 

Bỗng xa xa nghe tiếng gọi của em,

« Anh thương yêu »  thư em về viết thế

Tưởng ghe giọng em yêu lừng bốn bể,

Vang cả trời  em lại gọi cùng anh.

 

« Anh thương yêu »  thư em về viết thế,

Để lại về ngồi bên em chan chứa ;

Anh thôi chẳng lạc loài sa mạc nữa,

Và cả loài người về giữa tim anh.

 

HÃY CÒN CHƯA GIẢI HẾT THƯƠNG YÊU

Hãy còn chưa giải hết thương yêu

Còn để trong tim thương mến nhiều!

Thư gửi đã không mang nhớ nỗi,

Lúc gần chẳng nói được bao nhiêu.

 

Lắm lúc xa em bỗng giật mình,

Tháng ngày như ngoạm tuổi xuân xanh,

Biết bao sự sống em tung tỏa,

Cho gió mây mà chẳng có anh.

 

Thu đến như hao lá bớt dày,

Nắng vàng thôi lại gió heo may

Rét vang sang gió mùa đông bắc,

Anh xót thương em tự bấy chày.

 

Muốn nói yêu em đến ruột rà,

Nói sao cho đủ , xót đôi ta,

Đời còn ai kẻ thương anh đó,

Chỉ có em mà em lại xa.

Bài thơ Anh đi công tác tả cảnh Xuân Diệu đi công tác một tuần xa, dặn dò Bạch Diệp ở nhà với bà má Xuân Diệu, năm đó Bạch Diệp học trường Điện Ảnh tại Hà Nội do chuyên gia Liên Xô dạy:

ANH ĐI CÔNG TÁC

Anh đi công tác một tuần xa,

Anh dặn em khi trở lại nhà.

Chớ thấy vắng anh mà ủ dột,

Phòng chung đừng thấy rộng thêm ra;

 

Em hãy cùng ăn cơm với má,

Hãy ra vườn  thăm cây dạ hương,

Cây ấy đợt này hoa lại nở,

Anh đã nhờ nói hộ tình thương.

 

Sách đặt trên bàn em mở xem,

Mắt anh đêm vẫn đậu bên đèn,

Đèn bàn khi bật lên em thấy

Anh nhớ em ngồi viết ban đêm…

 

Áo anh còn đứt mấy khuy, xin

Em nhẹ nhàng tay đính hộ giùm.

Thứ bảy, người đưa hoa lại đến,

Cắm bình, em hãy ngắm đi em.

 

Ít thức ăn khô anh sắp sẵn,

Vào trường em hãy nhớ mang theo

Chẳng nề quá mặn hay hơi nhạt,

San sẽ cho nhau dẫu ít nhiều.

 

Suốt một tuần qua làm việc mệt,

Em về nhà, hôm nghỉ cho vui

Ra đi anh đã hôn nơi cổng

Đặng đón em yêu cả ngọt bùi.

 Thơ Xuân Diệu có rất nhiều bài thơ viết về hoa. Theo bà Bạch Diệp: “Ông giống tôi một điểm, rất thích hoa, nên trong phòng luôn luôn có hoa tươi, thường thì là hoa hồng vàng.” Ta thửđọc bài Hoa ngọc trâm bài thơ viết đêm tân hôn.

  HOA NGỌC TRÂM

Anh tặng cho em hoa ngọc trâm

Hoa như ánh sáng , ngọc như mầm.

Như cài trên tóc hoa trâm ngọc;

Anh tặng cho em hoa ngọc trâm.

 

Lá biếc đơn sơ cánh nuột nà,

Rung rinh trên nước một cành hoa.

Một cành hoa nở hoa hai đứa,

Ôi  ! cái đêm đầu hợp giữa ta.

 

Hoa giúp cho anh tỏ mối tình,

Vì ta, hoa đã nở năm canh..

Dịu dàng xanh một trăng soi bóng,

Tha thiết năm canh nguyệt trở mình.

 

Từ ấy anh yêu hoa ngọc trâm,

Những khi hoa vắng, vẫn mong thầm.

Mỗi mùa hoa nở trong như tuyết,

Anh lại tìm thăm hoa ngọc trâm.

Xuân Diệu có bốn tập di cảo Mai , Lan, Cúc, Trúc. Xuân Diệu còn  đặt tên cho tập thơ Trúc là Bức Tượng, tên một bài thơ. Xuân Diệu làm thơ như có cảm tưởng mình là một nhàđiêu khắc: Từ thuở yêu em ngay sau buổi đầu tiên. Anh đã tạc hình ảnh em trên nền trời thương nhớ.

BỨC TƯỢNG

Em đến thăm anh trên đôi dép cao su

Em đã vào nhà, mà anh còn thấy bóng em in trên trời rộng

“Khuôn mặt nhìn nghiêng dáng mũi cao

Bấy lâu trong nhớ đẹp làm sao ! “

 

Anh đã gặp em ở một bến đò

Thương nhớ bao la trên dòng sông vắng.

Phong cảnh đã vào chiều trời hiu hiu nắng

Cây đôi bờ đứng lặng, nặng hồn xa..

 

Anh đã gặp em ở chân ngọn núi xanh

Núi sẫm biếc như mùa thu đọng lại.

Trong thung lũng hoang sơ, ngô lay cờ  - rộng rãi.

Phấn ngô còn đượm mãi hồn ta.

 

Anh đã gặp em bên bờ biển sóng xao

Phi lao rì rào hồn trao cho gió.

Bờ cát mịn dạt dào sóng vỗ

Niềm ân tình vạn thuở chẳng hề vơi.

 

Anh đã gặp em dưới một trời sao

Và đôi mắt em in vào vũ trụ.

Anh ngợp giữa muôn vàn tinh tú.

Đêm mơ màng thơm hương áo của em.

 

Từ lúc yêu em ngay sau buổi đầu tiên

Anh về đã tạc hình ảnh em trên nền trời thương nhớ.

Ở đâu có nhớ thương, anh đã đặt tượng em vào đó

Nên bây giờ anh nhớ đã gặp em.

 

Em đến thăm anh trên đôi dép cao su

Em đã vào nhà, mà anh còn thấy bóng em in trên trời rộng,

In giữa đêm trường, in vào giấc mộng;

Vì thế mà anh lồng lộng yêu em.

Bài thơ Đổi trao,  đặt cho ta  nghi vấn về những tiết lộ bà Bạch Diệp, không có chuyện gì xảy ra  trong 6 tháng sống chung giữa hai người.

ĐỔI TRAO

Đêm qua mới thật là đêm

Tình như biển cả, nghĩa thêm sông dài,

Đôi ta đã hóa một người,

Bốn trời con mắt, một nơi tâm hồn.

 

Hai ta đã đổi trao hồn,

Đổi trao thân, vẫn hãy còn đổi trao

Những gì đẹp nhất thanh cao

Chứa chan bến mắt, nghẹn ngào bờ tim.

 

Tìm nhau mãi giữa bầu đêm

Ngôi sao anh với sao em mỉm cười

Đổi trao ánh mắt qua trời,

Đôi bông hoa đỏ giữa vời vô biên.

Hàng trăm bài thơ Xuân Diệu viết cho Bạch Diệp, khó mà tóm lược hết tình yêu Xuân Diệu cho Bạch Diệp trong một vài trang giấy, mỗi hành động, mỗi việc làm Bạch Diệp cho Xuân Diệu đều thành thơ. Cơm áo không đùa với khách thơ, từng trái cam, trái táo, chiếc kẹo, cái bánh, con cá, bữa ăn, cái quạt, cái áo, cái chén.. bao nhiêu cánh hoa người yêu tặng cũng thành thơ. Chỉ một mục Tình Hoa thôi, Xuân Diệu viết đến 18 bài thơ về hoa tặng người yêu và người yêu tặng..  Xuân Diệu là người tinh tế đểý từng chi tiết, từng điều nhỏ nhặt, đừng tưởng Xuân Diệu ru với gió và vơ vẫn cùng mây, tách rời thực tế, mà tất cả thực tếđã thành thơ trong thơ Xuân Diệu.. Tôi sẽ trở lại trong từng đề mục.  Ngược lại với Sử thi Iliade chỉ tả cuộc chiến thành Troie trong 42 ngày nhưng  qua đó là mười năm chiến cuộc. Sáu tháng cuộc tình Xuân Diệu - Bạch Diệp trở thành đề tài thơông viết 30 năm. Tôi phải mất 3 năm để sắp xếp lại viết thành tựđiển.

Đã lâu rồi Xuân Diệu đã chết, người thi sĩ đã chết, như con chim ứa máu hót khúc ca cuối cùng, như con chim bồ nông rút ruột rút gan cho con ăn, người thi sĩ rút tinh huyết, trải lòng mình cho đời để dọn cho người đời bữa tiệc trần thế. Người thi sĩ tự hiến tế trái tim mình thành bánh cho đời, máu mình thành rượu cho đời, xin mời mọi người trong đạo ThơTìnhăn no uống cạn bữa tiệc biệt ly cuối cùng. «  Người thi sĩ đã vào làng mây khói. Ở không đâu và ở khắp mọi nơi. Như tiếng vọng trong sương sa dắng dỏi, Máu vu vơ theo giữa trái tim đời. » Và khi mỗi cặp người yêu đương đang tình tự nhau, có gió qua người làm động má thơ ngây. Và nghe như : «  Rằng có ai, người thơ ở đâu đây ?  »  Người thơở dưới trăng sao, ở bãi vắng, in dấu chân mờ trên cát trắng, người thơ trong tiếng chim, tiếng suối, giữa ngàn lau.

 Trong Di cảo Xuân Diệu  đã viết những bài thơ Di chúc để lại cho Bạch Diệp :  Khi nào em đã yêu anh : Khi ta đã ngọt bùi, đắng cay anh kể./Anh sẽ không trả thù, mà chỉ để yêu thêm.

CÒN MỘT TRÁI TIM

Dù cho đến giờ cây bút lặng im

Vẫn còn một trái không nghỉ

Vẫn còn một trái tim chung thủy

Dù đến giờ bút nghỉ đời im.

 

Một trái tim nỗi mãi không chìm

Dù cóđá buộc vào trăm tấn

Như cá chuồn trái tim bay lấn

Ném thia thia qua biển thời gian.

 

Một trái tim đất phải nhả ra

Vì tim đã hóa là vô ảnh

Tim vẫn đập trên trang giấy mảnh

Trong hoa hồng, nơi những cánh chim.

 

Một trái tim khó kiếm khôn tìm,

Mượn ngực của những người muôn thế kỷ..

Một trái tim, trái tim thi sĩ

Vì cuộc đời chung thủy  vì  em.

 

NHỮNG GÌ VĨNH  CỬU

Những gì vĩnh cửu em nói với anh

Anh đã chép lên trời xanh tinh khiết

Anh đã tạc vào đá vàng bất diệt

Đã ghi vào dòng nước biếc trẻ tuôn.

 

Những đêm hòa hơi thở của em thơm

Với bóng trăng thanh và hương thảo mộc

Những ngày ánh nước da em bánh mật

Lên nặng chiều thu, lên gương trưa hè.

 

DI CHÚC

Tôi nhận cái này từđã lâu

Bây giờ nó tới dẫu hơi mau

Đã không tránh khỏi thì tôi tiếp

Một cách đau thương, nhưng ngẩng đầu.

 

Ai  có thích cái gìđi mãi mãi

Vô trong cái cõi chẳng mô tê

Một khi cập bến vào vô tận

Thì đến vô biên chẳng trở về.

 

Tuy vậy tôi đã sống hết mình

Suốt đời không một phút coi khinh

Tôi coi trọng nhất khi  làm việc

Họa có thua khi sống với tình.

 

Cái quả cam này đà vất hết

Hiến cho non nước, hiến đời thân

Tuy không biết đến bao giờ kiệt

Nhưng dẫu sao thì cũng phải dừng.

 

Hãy để cho tôi được giả từ

Vẩy chào cõi thực để vào hư.

Trong hơi thở chót dâng trời đất,

Cũng vẫn si tình đến ngất ngư.

EM VÀ VŨ TRỤ

Giờđây vũ trụđã nhập vào em

Em là nỗi nhớ thương vẫn tràn đầy trong nhạc,

Em là niềm êm dịu, đời đời ta khép mắt đêm

Em là hạt cườm trong cổ những con chim hót.

 

KHI EM ĐÃ YÊU ANH

Có một ngày mai đó

Khi em đã yêu anh

Anh sẽ kể hết tâm tình,

Anh sẽ kể em nghe bao khổđau anh đã trải chịu.

Anh sẽ không trả thù, mà chỉ càng cảm tạ em yêu.

Thế nào là mỗi phút của anh từ sau khi hai ta quen biết,

Thế nào là hai con mắt mở, nhớ mong chong giữa trái tim;

Em cũng chưa biết hết thế nào là em,

Em được yêu mến như thế nào ở trên trái đất,

Anh thui thủi cứ nằm gai nếm mật,

Còn em là nước sôi lửa bỏng của lòng anh.

…….

Ôi em à !

Mẹ thương con không thể lấy thước màđo,

Đã gọi là tình yêu, tất nó phải là như thế.

Khi ta đã ngọt bùi, đắng cay anh sẽ kể,

Anh sẽ không trả thù, mà chỉ để yêu thêm.

Đó là những bài thơ cuối cùng Xuân Diệu viết cho Bạch Diệp, nữ đạo diễn vừa qua đời ngày 17-6-2013. Xuân Diệu đã qua đời năm 1985, nhưng thơ ông vẫn còn trong trái tim mỗi người Việt Nam khi yêu nhau. Hỏi em từ độ yêu tôi, tình ta còn đọng thơ người trong tim.

Nguồn: Phạm Trọng Chánh - VHNA

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng