Giá sách Sông Hương
Trịnh Công Sơn
Kỷ niệm 10 năm ngày mất nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
10 năm là chưa dài để có thể khẳng định một tác phẩm nào đó sống mãi khi tác giả không còn. Nhưng dòng nhạc Trịnh sẽ hòa vào dòng thời gian chảy đến bất tận dòng đời. Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Sông Hương dành trọn số trang của chuyện mục Tác giả - Tác phẩm để nhớ về Anh - “giọt máu của Huế”.
Sự thực “Thư gửi Ngô Kha” của Trịnh Công Sơn
NGUYỄN ĐẮC XUÂNĐọc lá thư nầy tôi - Nguyễn Đắc Xuân - bắt gặp nhiều cụm từ, nhiều ý tưởng chính trị mạnh mẽ ít khi thấy nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói hay viết ở những nơi khác nên tôi hơi ngờ về tác giả lá thư.
Ngày tháng vui buồn với Trịnh Công Sơn
BỬU ÝLần đầu tiên tôi gặp Trịnh Công Sơn là vào năm 1957, năm khai sinh Đại học Huế. Tôi đến chơi một nhà bà con tại Ngã Giữa (tức là đường Gia Long, sau đổi là Phan Bội Châu và nay là Phan Đăng Lưu), nhân dịp có mấy em gái họ từ Dalat về nghỉ hè tại đây.
Địa đàng còn in dấu chân
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGTrịnh Công Sơn sinh ngày 28.2.1939 tại thành phố Buôn Ma Thuột. Hai năm về trước, cụ thân sinh lên đây chơi, nhân thấy cảnh non xanh nước biếc xinh đẹp và thành phố núi yên tĩnh bèn đưa gia đình lên đây lập nghiệp dài lâu. Năm sau hai ông bà sinh con đầu lòng, nhưng không nuôi được. Năm tiếp theo, Trịnh Công Sơn ra đời, gia đình xem như con trưởng.
Trịnh Công Sơn với “quê hương thần thoại”
NGUYỄN HOÀN Trong ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” viết năm 1976, năm của mùa xuân hòa bình đầu tiên trên đất nước liền một dải, nhạc sĩ Văn Cao tấu lên khúc hoan ca rộn rã: “Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên. Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm. Từ đây người biết quê người”.
Những câu chuyện về giấc mơ
NGUYỄN XUÂN HOÀNG Bỏ ra gần hết cuộc đời để nghiên cứu đời sống của vô thức, S.Freud cho đến hơi thở cuối cùng vẫn đều đặn viết lại những giấc mơ của đời mình. Cái miền nâu nâu mờ nhạt như đêm tối ấy cuốn hút ông dữ dội.
Hoa vàng một thuở
NGUYỄN VĂN DŨNGNhạc Trịnh Công Sơn mỗi bài gắn liền với một cuộc tình. Cho nên nếu hiểu bối cảnh ra đời của nó, nghe hát càng thấy hay hơn. Lần này tôi không chỉ hiểu mà còn may mắn được nghe chính người trong cuộc hát.
Huế với con đường mang tên Trịnh Công Sơn
LÊ PHÙNGFestival Huế năm 2000, khách sạn Morin mời nhiều vị khách quý và văn nghệ sĩ trong nước về Huế dự Festival, trong số đó có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới vừa rời khỏi bệnh viện Chợ Rẫy.