Nhịp sống âm thanh
Minh triết trong một nền dân nhạc
14:40 | 07/07/2015

LÊ ĐÌNH BÍCH

Sau lần dự buổi giảng dạy về văn hóa và âm nhạc của chúng tôi cho sinh viên Đại học SIT - Hoa Kỳ theo kế hoạch thường niên hợp tác giữa Đại học Cần Thơ và Đại học SIT, nghiên cứu sinh tiến sĩ âm nhạc Alexander M. Cannon, thuộc bộ môn âm nhạc học Đại học Michigan quyết định về Cần Thơ nghiên cứu âm nhạc Tài Tử Nam Bộ - một phần trong luận án tiến sĩ của anh.

Minh triết trong một nền dân nhạc
Âm nhạc tài tử Nam bộ - Ảnh: internet

Chúng tôi đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Năm 1780 cuộc di cư về Phương Nam hoàn tất, người Việt bắt đầu cuộc sống lập cư ở vùng đất mới với sự hòa hợp giữa các dòng văn hóa: Việt - Khmer Nam Bộ - Hoa và Chămpa.

Từ đây hình thành yếu tố văn hóa đa dân tộc mà hiếm thấy có một điều tương tự như thế trên bất cứ vùng địa lý - lịch sử nào trên thế giới!

Trong bối cảnh lịch sử khai sơn phá thạch, chữ Quốc Ngữ còn phôi thai, trường học chưa có, người Việt đã cùng ba dân tộc anh em còn lại sống trong mối giao hòa, bắt đầu hình thành nền văn hóa dân gian: dẫn đầu là ca dao và dân ca, ghi chép lại đời sống của người dân lập cư ở vùng đất mới!

Bất kì trong sinh hoạt nông thôn có yếu tố gì thì ca dao có yếu tố ấy:

Bông xanh, bông trng, bông vàng
B
ông lê, bông lu, đố nàng my bông?

Và âm nhạc thống nhất cách diễn đạt của ca dao mang tính cá nhân sang cách diễn đạt mang tính cộng đồng bằng cách tạo giai điệu, tiết tấu cho lời ca:

Lý Cây Bông

Bông xanh, bông trng ri li bông vàng ơi bn ơi
B
ông lê cho bng bông lu ơi bn ơi
L
à đố í a đố nàng bông ri li my bông.
L
à đố í a đố nàng bông ri li my bông.

Hoặc, ca dao:

Chim quyên ăn trái nhãn lng
Ng
ười dưng khác h đem lòng nh thương.

L
ý Chim quyên

Dân ca:

Chim quyên huy
Ăn trái huây
Nh
ãn ơ ơ ơ lng
Nh
ãn ơ ơ ơ lng
Ơi cô bn mình ơi!

Dân ca phát triển rực rỡ, đặc biệt là thể loại lý có hàng trăm bài miêu tả kể lại tất cả sinh hoạt đồng quê của người Nam Bộ: Lý Lu Là, Lý Cây Bông, Lý Chiều Chiều, Lý Ngựa Ô, Lý Con Sáo, Lý Giao Duyên, Lý Phước Châu, Lý Thập Tình, Lý Đồng Quê, Lý Phước Kiến, Lý Ngựa Ô Nam, Lý Sâm Thương, Lý Ngựa Ô Bắc, Lý Đêm Trăng, Lý Mù Sương, Lý Son Sắt, Lý Qua Cầu, Lý Cái Mơn, Lý Tư Phùng, Lý Hoa Dừa, Lý Mỹ Hưng, Lý Con Khỉ, Lý Đất Giồng, Lý Chia Tay, Lý Chim Xanh, Lý Ba Tri, Lý Trăng Soi...
 

GS-TS Trần Văn Khê trong một buổi nói chuyện về nghệ thuật đờn ca tài tử - Ảnh: TT&VH


Nền dân ca phát triển đòi hỏi sự hỗ trợ của nhạc cụ khi diễn tấu và thế là nền âm nhạc dân gian phôi thai của người Nam Bộ hình thành - tiền thân của Ca Nhạc Tài Tử Nam Bộ sau này.

Âm nhạc Tài Tử Nam Bộ (chữ tài tử: Amateurs vốn là tiếng Pháp dùng để gọi những người nhạc sĩ không chuyên nghiệp mà sử dụng thành thạo nhạc khí và ca hát điêu luyện).

Nhạc cụ của âm nhạc tài tử có ba bộ (family):

- Bộ gõ (percussion)

- Bộ dây (string)

- Bộ hơi (wind)

Bạn sẽ rất ngạc nhiên vì sao Bộ gõ đứng đầu? Nhạc cụ trong bộ gõ này là gì?

Thật thú vị bộ gõ chỉ có một nhạc cụ duy nhất mà thôi: đó là chiếc song lang. Song lang là nhc c dn đường (leading instrument), là nhạc trưởng của dàn nhạc tài tử. Tiếng song lang thật kỳ lạ: độ vang của nó không có một nhạc cụ nào sánh bằng, ngồi gần nghe rất rõ rất hay, không chát tai mà ngồi xa bao nhiêu cũng nghe rất hay, rất rõ! Ai là người đầu tiên chế tác ra nhạc cụ này hẳn phải được vinh danh như nhạc sĩ - nhà sáng tạo thiên tài!

Chỉ người giỏi nhất trong ban nhạc mới sử dụng song lang để giữ nhịp cho cả dàn nhạc.

Chiếc song lang được đặt dưới chân người nhạc trưởng trong khi ông vẫn sử dụng một nhạc khí thuộc bộ dây.

Bộ dây phong phú hơn rất nhiều. Nó bao gồm: độc quyền (1 dây), đàn cò, đàn gáo, đàn kìm, đàn sến (2 dây), đàn sến (3 dây), thập lục huyền cầm hay còn gọi là đàn tranh (16 dây) và đặc biệt là cây đàn ghi ta phím lõm (sự kết hợp tuyệt vời giữa tây ban cầm và âm nhạc ngũ cung Việt Nam).

Người Nam Bộ đã sáng tạo ra cây đàn độc nhất vô nhị trên thế giới này: nó vừa có thể chơi nhạc phương Tây và đồng thời chơi nhạc Việt Nam.

Nó vừa hoàn thành vai trò tiết tấu/hòa âm của âm nhạc phương Tây lại đồng thời thể hiện trọn vẹn giai điệu mượt mà, uốn lượn của phương Đông.

Đây là nhạc cụ mở màn đánh dấu tâm thức cởi mở, cách tân của người Nam Bộ: Cái gì hay của người ta học, để bổ sung vào cái vn có ca ta. Vừa chơi được nhịp điệu boléro, tango... của phương Tây lại vừa nhấn nhá từng nốt thẳm sâu, lắng đọng của tâm hồn người Việt rời bỏ quê hương trên đường khẩn hoang lập đất!

Trong thời gian ở Cần Thơ, Alex đã học và nghiên cứu cây đàn sến ba dây - một nhạc cụ cùng bộ dây với đàn kìm gần như đã mai một, thất truyền. Đây là cây đàn có nguồn gốc từ TẦN CẦM (tiếng Hoa đọc là Qin Qin), một loại đàn đời Tần (Tần Thủy Hoàng 221 - 207 Tr.CN).

Nếu Kìm 2 dây gồm một dây đài và một dây tiếu (một dây âm và một dây dương) thì sến gồm 3 dây chỉ tam tài: Trời - Đất - Người.

Dây hò (dây 3) là Đất

Dây liêu (dây 1) là Trời

Dây xang (dây 2) là Người.

Thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý, trung tri nhân sự.

Dây 3 và dây 1 cách nhau một quãng tám đúng tạo nên hòa âm song thanh rất tuyệt vời làm nền cho dây giữa (dây 2) tha hồ nhấn nhá, bay bổng! Dây giữa được định vị ở âm XANG là chủ âm của hệ thống ngũ cung. Nếu hò (giốc - mộc) chỉ sự mềm mại, khởi đầu; xự (chủy - hỏa) chỉ sự thôi thúc, vui tươi; xê (thương - kim) chỉ sự mượt mà, man mác; cống (vũ - thủy) chỉ sự tha thiết, xót xa thì XANG (cung - thổ) năm ở trung cung của ngũ hành hàm chứa tất cả.

Ôi! Cả một nền minh triết ẩn chứa trong một cây đàn!

Bây giờ chúng ta lại khởi đầu với thúng đàn nhỏ gọn hình trái bí rợ (lục giác). Người Hán gọi là Mai Hoa Cầm (Đàn Hoa Mai 6 cánh) tượng trưng cho lục căn: mắt - tai - mũi - lưỡi - thân - ý. Đây là cơ sở để tiếp xúc với lục trần: sắc - thanh - hương - vị - xúc - pháp.

Sáu tên giặc (lục tặc) này nếu được nuôi dưỡng bằng âm nhạc thanh cao sẽ trở nên thuần hậu, giản phác! Quả đúng như lời Frederic Chopin: “Kẻ kia, nhà ngươi không yêu âm nhạc - đồ lưu manh, trộm cướp!”

Thùng đàn sến kín cả hai mặt trước và sau nên âm thanh tự do bay bổng bởi sân khấu dân gian âm nhạc Tài Tử là một vòng tròn. Thật là thi vị khi người nhạc sĩ cẩn lên mặt cần đàn những hoa văn tế nhiệm cho riêng mình: họa trung hữu nhạc, nhạc trung hữu họa!

Mười bốn phím đàn - đúng hai bát độ - tràn lên hai phím trên mặt thùng đàn thật đẹp: cái gì bất cân đối, chệch chuẩn thì sống động lạ thường!

Và con số 14 (là bội số của con số 7 - số của triết học và toán học). Đó là con số vị tế, chưa tròn: trăng còn một ngày nữa mới đầy, nhạc còn một cung nữa mới dứt - nên ta nghe mà lòng còn luyến tiếc!

Đặc biệt trong việc phân cung thì dây hò và dây liêu đều trở lại nốt ban đầu, dây XANG cũng vẫn ở trung cung.

Đầu cần đàn có 3 trục lên dây: số chẵn - âm (2 trục) nằm dưới và số lẻ - dương (1 trục) nằm trên - đây chính là trục lên dây giữa: nhân sinh thiên địa, gian nhất nghịch lữ.

Ba trục tượng trưng cho tam tài mà cũng là tam vô tư: trời không che riêng ai, đất không chở riêng ai, mặt trời, mặt trăng không rọi sáng cho riêng ai!

Cuối cùng là đỉnh cần đàn hình một con dơi - tượng trưng chữ PHƯỚC. Đây cũng là loài vật khi ngủ thì lấy cánh che mưa gió.

Phải chăng đó là dấu tích lưu lại cho đời sau cung bậc giang hồ, khai sơn phá thạch của tiền nhân!

L.Đ.B  
(SDB17/06-15)







 

Các bài mới
Các bài đã đăng