Giá sách Sông Hương
Văn chương Việt Nam đương đại
Cái mới trong văn xuôi trẻ đương đại Việt Nam từ một vài góc nhìn
17:06 | 14/02/2014
Cái mới trong văn xuôi trẻ đương đại Việt Nam từ một vài góc nhìn
Tác phẩm “Trời và nước” của C.Escher

LTS: Đi cùng với sự biến đổi trong cách con người nhìn vào chính mình và nhìn vào xã hội là sự biến đổi không ngừng của nghệ thuật. Sự hoài nghi trước những gì con người nhận biết về thế giới khách quan cùng với sự chi phối của kỹ thuật số trong đời sống nhân loại đang tạo nên một cảm quan khác biệt trong nghệ thuật. Những đổ vỡ đã tự nó hình thành nên một kiểu dạng tâm thức mới. Khi nghệ thuật phản tư về chính mình, tự nó tìm tới những kiểu dạng thực hành khác nhau, trong đó bao chứa vô số những quan niệm dị biệt về chính bản chất của nghệ thuật nói chung và của văn học nói riêng.

Không mang tham vọng đưa đến một cái nhìn thấu triệt về những khai phá của các nhà văn trẻ đương đại Việt Nam, chuyên đề này chỉ góp phần đưa ra những góc nhìn khác nhau để hướng tới việc nhận diện vấn đề cái mới trong văn học trẻ đương đại với một tầm vóc sâu rộng hơn ở tương lai gần. Đó là những tâm sự, trăn trở của nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, các nhà nghiên cứu văn học Phan Tuấn Anh, Nguyễn Quang Huy xung quanh vấn đề cái mới trong văn học nghệ thuật. Cùng với đó là các tiểu luận “Khi người ta trẻ... hai mươi năm sau” của Trần Ngọc Hiếu, “Văn học trẻ: Lịch trình và những động hướng” của Đoàn Ánh Dương, “Văn học số: Không gian mới của văn xuôi Việt Nam đương đại” của Nguyễn Văn Thuấn, “Những tiếng nói mới” của Trần Triều Linh. Về sáng tác là sự góp mặt của các cây bút truyện ngắn như Yên Viên, Lê Vĩnh Tài, Tạ Xuân Hải, Lê Minh Phong. Theo chúng tôi đó là những truyện ngắn chứa đựng những cái khác biệt trong tư duy sáng tạo nếu đặt chúng vào sự đối sánh với lối viết của văn chương trước đó.

Xin được trân trọng giới thiệu.
SÔNG HƯƠNG
(SH299/01-14)








 

Các bài mới
Các bài đã đăng
Trở về (16/01/2014)