Tạp chí Sông Hương -
Khu du lịch hồ Thủy Tiên đang hoang phế

Cách thành phố Huế khoảng 10 km về phía tây nam, khu du lịch sinh thái Hồ Thủy Tiên thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy được đầu tư bởi Công ty Du lịch Cố đô với hơn 70 tỷ đồng và đi vào hoạt động từ năm 2004 hứa hẹn mở ra một địa chỉ du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, từ khi chuyển giao cho công ty HACO Huế thì cùng với việc khai thác kém hiệu quả và nhiều lý do khác, trung tâm này đã phải dừng thi công khi nhiều công trình đang còn dang dở. 

Mơ ước phi thực tế

LGT: Nhiều năm liền Haruki Murakami “chưa có duyên” với giải thưởng văn học danh giá nhất thế giới, nhưng năm nay (trước ngày công bố giải 3 ngày) tỉ lệ đặt cược cho ông vẫn cao nhất (4/1).

Đi tìm hạt ngọc trời

Trên những triền đồi hoang hoải nắng mưa của miền cao A Lưới (TT- Huế), vào tháng 10, 11 dương lịch có một loài nếp than mà người Pa Cô, Tà Ôi gọi là hạt ngọc của trời, chín óng ánh trong ánh nắng đại ngàn.

Khởi động chương trình “Cải thiện dịch vụ y tế ở một số tỉnh được chọn của Miền Trung Việt Nam và Trường ĐH Y Dược – Đại học Huế”

Chương trình nằm trong khuôn khổ dự án Carlo Urbani, giai đoạn 3, sử dụng vốn vay ODA, Italia, do Trường ĐH Y Dược – Đại học Huế thực hiện. Chương trình vừa được khởi động vào đầu tháng 10/2014 tại Trường ĐH Y Dược – Đại học Huế. 

Phong Điền đẩy nhanh tiến độ thu hoạch sắn

Vụ trồng sắn năm nay bà con nông dân trên huyện Phong Điền đem vào trồng hơn 1750 ha sắn. Trong đó tập trung chủ yếu ở các xã Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong An, Phong Xuân, Phong Hiền, Phong Hòa…Với giống sắn KM 94 phục vụ cho công nghiệp và cung ứng nguyên liệu cho Nhà máy Tinh bột sắn Thừa Thiên-Huế.

Lốp xe nuôi hàu vẫn “bám” vịnh Lăng Cô

Ngày 6-10, ông Trần Văn Giảng, Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết vẫn chưa thể hoàn thành việc sắp xếp lại các điểm nuôi hàu gây ô nhiễm môi trường trên đầm Lập An - vịnh Lăng Cô mặc dù đã gia hạn lần thứ hai (ngày 15-9).

Tập huấn phương pháp sản xuất Lean

Sáng ngày 6/10 Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Thừa Thiên Huế, tổ chức lớp tập huấn Mô hình áp dụng công cụ quản lý hỗ trợ sản xuất tinh gọn Lean với sự tham gia của các Đơn vị, Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thị xã Hương Trà: Phấn đấu trong 2 năm 2014 và 2015 trồng mới 32,55 ha cây đặc sản.

Hiện nay, toàn thị xã có hơn 1.189 ha diện tích đất vườn, chiếm 13,3% diện tích đất nông nghiệp. Tổng diện tích trồng cây đặc sản trên địa bàn thị xã trên 410 ha.

Huế: tìm thấy mỏ neo lớn bằng gỗ khổng lồ dưới biển

Ngày 5-10, trong lúc lặn bắt cá ở khu vực cửa biển Thuận An, ngư dân Nguyễn Hảo đã phát hiện một mỏ neo khổng lồ làm bằng gỗ.

Trên 197 tỷ đồng phát triển cao su tiểu điền ở miền núi A Lưới

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ký ban hành đề án “Phát triển cây cao su tiểu điền huyện A Lưới giai đoạn 2014-2020” với tổng kinh phí thực hiện trên 197 tỷ đồng.

Giải Vô địch Bóng đá các câu lạc bộ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014

Giải Vô địch Bóng đá các câu lạc bộ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 vừa đượck khai mạc tại sân vân động Tự Do Huế. Giải đấu đã thu hút hơn 300 vận động viên của 12 Câu lạc bộ bóng đá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến tham dự. 

Mối tình Xuân Diệu (1916-1985) & Bạch Diệp(1929-2013) [qua di cảo thơ]

Nữ đạo diễn Bạch Diệp vừa qua đời ngày 17-6-2013 sau một thời gian dài trị liệu bệnh ung thư, bà hưởng thọ 85 tuổi, là một nữđạo diễn thế hệ đầu tiên Việt Nam với phim đầu tiên Trần Quốc Toản ra quân và hai phim truyện Ngày lễ thánh và Huyền  thoại mẹ do diễn viên danh tiếng Trà Giang đóng vai chính đều được giải thưởng Bông Sen Bạc.

Dòng chảy văn hóa Hà Nội

Dù có thể không sinh ra trên mảnh đất này nhưng đã là người Việt Nam ai cũng cảm nhận được một Hà Nội của chúng ta từ sông Hồng đỏ nặng phù sa đến Hồ Gươm lung linh truyền thuyết, Văn miếu - Quốc Tử Giám thâm nghiêm... Và cũng xao xuyến nhận ra một cái gì đó rất Hà Nội, của Hà Nội, từ mùa thu se sẽ lâng lâng đến đêm nồng nàn hoa sữa, cơn mưa tìm về phố cổ với màn sương lan nhẹ mặt Hồ Gươm...

60 năm Giải phóng Thủ đô: Tiếp nối hào khí cảm tử quân năm xưa

Khi cả Hà Nội đang sôi sục đấu tranh kìm chân địch tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài, ngày 14/1/1947, tại rạp Tố Như (nay là Nhà hát cải lương Hà Nội) đã diễn ra sự kiện quan trọng của đội cảm tử quân Liên khu 1 Hà Nội, tuyên thệ “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh.”

Tặng 60 tượng Thánh Gióng nhân kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô

Ngày 5/10, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam, Báo An ninh Thủ đô, Công ty Hữu nghị Á Châu phối hợp trao tặng 60 tượng Thánh Gióng cho các tỉnh, thành phố, cá nhân và tổ chức.

'Gặp' Hà Nội 60 năm qua những bức ảnh đen trắng

Tư liệu ảnh đen trắng là điều đáng kể nhất của triển lãm Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển tại Bảo tàng Hà Nội, khai mạc ngày 4.10, kéo dài đến ngày 12.10.

Hải Triều - chiến sĩ tiên phong trên lĩnh vực văn hóa

1. Hai mươi năm về trước, ngày 12-8-1994, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa- thông tin, cùng Viện Văn học, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày mất Hải Triều. 

Thừa Thiên - Huế: Dự án thủy điện “treo”, hàng trăm hộ lâm cảnh khốn đốn

Dân thiệt hại nặng nề

Ông Nguyễn Ngọc Đoàn (thôn 2, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông) có hơn 5ha đất trồng keo và cao su nằm trong diện bị thu hồi bởi Dự án Thủy điện Thượng Nhật. Từ năm 2005 đến nay, sau khi dự án được cấp phép đầu tư rồi “treo” dai dẳng, sản xuất của gia đình ông Đoàn đình trệ. “Gia đình tôi không thể phát triển sản xuất trên đất từ đó đến nay vì đất và cây cối đã được kiểm kê để chờ đền bù. Gần 10 năm trời vợ chồng tôi phải khốn khổ làm thuê để nuôi 5 đứa con ăn học”- ông Đoàn bức xúc.

Trường hợp của gia đình ông Đoàn cũng là cảnh ngộ chung của hàng loạt hộ ở các thôn 2, 3, 4 của xã Thượng Nhật. Theo UBND xã Thượng Nhật, dự án thủy điện này được cấp phép trên điện tích 230ha đất trồng cao su, rừng keo và hoa màu của hơn 200 hộ dân ở xã. Từ năm 2005 đến nay, sau khi được cấp phép đầu tư, dự án mới chỉ thi công được một đoạn đường ngắn và một cây cầu nhỏ rồi “trùm mền”. Vì chờ giải tỏa nên hoạt động sản xuất trên 230ha đất này đình trệ, cuộc sống của người dân khốn đốn.

Ông Trần Văn Biển- Chủ tịch UBND xã Thượng Nhật- cho biết: Tại các cuộc tiếp xúc cử tri vừa qua, người dân ở xã đề nghị UBND tỉnh thu hồi giấy phép đầu tư đối với dự án để trả lại đất cho người dân phát triển sản xuất. Tuy nhiên, tỉnh chỉ cho biết dự án đang tạm thời ngừng xây dựng và không cho biết sẽ ngừng trong thời gian bao lâu. “Vì không biết khi nào dự án sẽ triển khai lại nên bà con không dám chủ động phát triển sản xuất, cuộc sống vì thế ngày càng tụt dốc”- ông Biển cho biết.

Thiếu thẩm định năng lực doanh nghiệp

Theo tìm hiểu của NTNN, Dự án Thủy điện Thượng Nhật trước đây được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cấp phép cho Công ty Sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco 1. Sau đó, dự án được chuyển cho chủ đầu tư khác là Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện Miền Trung Việt Nam vào tháng 2.2008. Sau khi được “bán” cho chủ đầu tư mới, dự án chỉ triển khai được vài công trình phụ trợ nhỏ rồi “đắp chiếu”, đến nay đã chậm tiến độ 5 năm.

Cuối năm 2013, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế từng cho biết chủ đầu tư Dự án Thủy điện Thượng Nhật không đảm bảo năng lực tài chính, kỹ thuật và quản lý dự án. Từ đó, tỉnh cho biết đang nghiên cứu xử lý dự án theo hướng không gia hạn tiến độ, thu hồi dự án, nhưng đến nay dự án vẫn chưa được thu hồi. Ngoài Dự án Thủy điện Thượng Nhật, nhiều dự án thủy điện khác trên địa bàn Thừa Thiên- Huế sau khi được cấp phép thời gian dài cũng được triển khai với tiến độ “rùa bò”. Đơn cử như Dự án Thủy điện A Lin, được xây dựng tại các xã Hồng Vân, Hồng Trung (huyện A Lưới) và Phong Xuân (huyện Phong Điền).

Sau hơn 4 năm từ ngày khởi công, dự án thủy điện này vẫn chưa rõ hình hài trong khi người dân bị ảnh hưởng bởi dự án thiếu đất sản xuất trầm trọng. Theo ông Lê Đình Khánh- Phó Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên- Huế, do chủ đầu tư khó khăn về nguồn lực nên dự án này bị chậm tiến độ so với cam kết. “Vừa rồi, chúng tôi đã đi khảo sát và yêu cầu nhà đầu tư cam kết và tìm đối tác hỗ trợ về tài chính. Chủ đầu tư đã có văn bản gửi cho tỉnh để xin xem xét cho gia hạn dự án”- ông Khánh nói.

Dư luận cho rằng, việc để dự án thủy điện trên “treo” kéo dài, lỗi thuộc về UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế. Cụ thể, UBND tỉnh đã “vô tư” cấp phép dự án trong khi thiếu thẩm định năng lực thực tế của doanh nghiệp và hậu quả thì người dân phải gánh chịu.

Theo danviet.vn

 

 

 

Cho phép thành lập Hội Nghề thêu truyền thống Huế

Ngày 02/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao ký ban hành Quyết định số 1956/QĐ-UBND cho phép thành lập Hội Nghề thêu truyền thống Huế.

Trang 532/1037