* Số Đặc Biệt 9/6-2013:
Tạp chí Sông Hương & Bản lĩnh văn hóa - TÔ NHUẬN VỸ
Cùng chung sức, chung lòng chắp cánh cho Sông Hương
Sông Hương trên hành trình hướng về cái đẹp - Trường Giang thực hiện
Nhớ hoài chuyện phát hành - VÕ QUÊ
Kết bạn với Sông Hương - KHÁNH PHƯƠNG
Sông Hương nhớ, Sông Hương chờ - TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Sông Hương 30 năm, những dòng tâm cảm - ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG
Cảm nhận về Sông Hương - Lê Hưng VKD
Những chuyên đề về Huế trên Sông Hương - TRẦN NGUYÊN
Những chương trình nhân văn - VỸ GIẠ
Sông Hương và tên gọi Tạp chí Sông Hương - GIA HỘI
* Số 292/6-2013:
Sông Hương biên niên - PHƯỚC VĨNH
Tạp chí Sông Hương trong xu thế nghệ thuật mới - Ban Biên Tập
Đứng về phía cái mới - Lê Minh Phong thực hiện
Sông Hương trước đây, Sông Hương bây giờ - Tô Nhuận Vỹ - Nguyễn Khắc Phê
Một dòng tràn ý biếc - Nguyễn Đức Tùng - Lê Minh Khuê
Một cuộc sống khác của Sông Hương - PHẠM PHÚ PHONG
Kỷ niệm nhỏ về trang viết đầu tay trên Sông Hương - DƯƠNG PHƯỚC THU
PHƯỚC VĨNH
(Lược điểm một số dấu ấn)
Năm 1983, Tạp chí Sông Hương có quyết định thành lập. Tòa soạn ở 26 Lê Lợi - Huế.
* Số 1 (tháng 5-6/1983): Đầu tháng 6/1983 phát hành số 1. Tổng biên tập: Nhà thơ NGUYỄN KHOA ĐIỀM. Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN KHẮC PHÊ. Ban Biên tập 14 người: LƯƠNG AN, BỬU CHỈ, LÂM THỊ MỸ DẠ, MINH HẰNG, XUÂN HOÀNG, HÀ KHÁNH LINH, LÊ THỊ MÂY, TRẦN HỮU PHÁP, VÕ QUÊ, THÁI NGỌC SAN, HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG, LÊ XUÂN VIỆT, TÔ NHUẬN VỸ, NGUYỄN ĐẮC XUÂN. Tạp chí ra 2 tháng 1 kỳ, dày 112 trang (chưa kể bìa). Bìa: Họa sĩ BỬU CHỈ
Số đầu tiên có các bài viết ấn tượng: Nghiên cứu có “Sông Hương đã có tên ấy tự bao giờ” của Nguyễn Hữu Đính, “Nghệ thuật kiến trúc Ngọ Môn” của Phan Thuận An, “Huế trong “Chương trình nghiên cứu các đô thành lịch sử ở châu Á” của UNESCO” của Lê Văn Hảo. Phê bình có “Một vài suy nghĩ về thể ký” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, “Phiếm luận về tiếng Huế ngày xưa” của Mặc Khách, “Món ăn Huế” của Nguyễn Đắc Xuân. Thơ của Thanh Hải, Xuân Hoàng, Vũ Quần Phương, Phạm Ngọc Cảnh, Thanh Thảo, Ngô Minh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Quang Hà, Hải Bằng... Trích tiểu thuyết “Ngoại ô” của Tô Nhuận Vỹ. Truyện ngắn “Một chút màu xanh” của Trần Thùy Mai. Ca khúc “Dòng sông ai đã đặt tên” của Trần Hữu Pháp. Trang văn học nước ngoài giới thiệu bút ký “Kỷ niệm khốc liệt về ngôi làng Katin” của Alexandro Adamovich ở Bielôrútxia, thơ của Vladimia Xorokin (chuyên gia Liên Xô đang công tác tại Đại học Sư phạm Huế).
* Số 2 (tháng 7-8/1983): Phát hành đầu tháng 8/1983, đã đăng phản hồi về số báo đầu tiên. Mục “Tòa soạn-bạn đọc”, bài “Bên lề những số báo” (trang 104) nhắc lại phương châm của tạp chí là “Bản sắc địa phương gắn với phong trào chung của cả nước”.
Số tạp chí này có các bài nghiên cứu “Qua những tà áo, thử tìm hiểu thị hiếu về màu sắc của người Huế thuở trước” của họa sĩ Phạm Đăng Trí, “Có một giai đoạn văn hóa Phú Xuân trong lịch sử văn hóa Việt Nam” của Lê Văn Hảo, “Huế, một cái nôi của nghệ thuật tuồng” của Văn Lang. Thơ của Huy Cận, Nguyễn Khoa Điềm, Trinh Đường, Hoàng Vũ Thuật, Nguyễn Trọng Tạo; truyện ngắn của Thái Ngọc San, Phan Thị Thanh Nhàn; nhạc Hoàng Vân...
* Số 3 (tháng 10/1983): có các bài: “Đoàn kết, phát huy tài năng và trí tuệ sáng tạo những tác phẩm có chất lượng cao xứng đáng với quê hương đất nước” (trích phát biểu của đồng chí Vũ Thắng, Bí thư Tỉnh ủy tại Đại hội Văn nghệ Bình Trị Thiên lần 2), “Bảo đảm những điều kiện cần thiết cho hoạt động văn học nghệ thuật” của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Lương. Các bài phát biểu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của VHNT, nhận rõ việc tỉnh đầu tư cho VHNT còn ít ỏi, yêu cầu cần có các chính sách thỏa đáng cho văn nghệ sĩ.
Văn xuôi: Hoàng Phủ Ngọc Tường (Hoa trái quanh tôi). Thơ của Lê Thị Mây, Phạm Tấn Hầu, Võ Quê.
* Số 4 (11-12/1983): có bài về nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba, ca khúc “Nhớ Huế” của Trần Long Ẩn... Thơ của Lưu Trọng Lư, Thu Bồn (bài thơ Tạm biệt Huế, làm ở Huế tháng 8/1983), Lưu Quang Vũ (Và anh tồn tại), Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Ngô Thế Oanh, Mai Văn Hoan... Văn xuôi có Cao Duy Thảo, Nguyễn Khắc Phục... Phần nghiên cứu bắt đầu đăng lại B.A.V.H.
* Số 5 (tháng 1-2/1984): Đăng thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Giới thiệu các tác giả thơ Thái Ngọc San, Ngô Minh. Tư liệu “Cụ Phan Bội Châu cũng thích đọc Sông Hương”.
Bắt đầu đăng quảng cáo các doanh nghiệp, Hợp tác xã...
* Số 6 (tháng 3-4/1984): Bổ sung nhà văn NGUYỄN QUANG HÀ vào Ban Biên tập.
* Số 7 (tháng 5-6/1984: Mở mục “Trang viết đầu tay”, với truyện ngắn “Đắng như hạnh phúc” của Trần Thị Huyền Trang.
* Số 9 (tháng 9-10/1984): Đăng “Người lính hay nói trạng” truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Quang Lập trên Sông Hương. Bắt đầu có mục “Thư từ Paris” do Thu Trang phụ trách.
* Số 11 (tháng 1-2/1985): “Huyền thoại mẹ” - nhạc Trịnh Công Sơn. “Sống và viết trên quê hương” (trích Báo cáo tại Hội nghị thành lập Chi hội Nhà văn Bình Trị Thiên do nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trình bày).
* Số 13 (tháng 5-6/1985): “Việt Nam thực thi quyền lãnh thổ tại Hoàng Sa” của Dương Kỵ
* Số 15 (tháng 9-10/1985): Giới thiệu các tác giả trẻ Bình Trị Thiên và thành phố Huế.
* Số phụ trương đặc biệt “HUẾ - BÌNH TRỊ THIÊN TRONG CƠN BÃO SỐ 8”. Phụ trương dày 16 trang, khổ 16 x 24cm, gồm hình ảnh và bài vở của các phóng viên, cộng tác viên có mặt ở những vùng trọng điểm bão lũ. Hai cơn bão lớn nối tiếp nhau (1/10 và 15/10) là cơn bão lớn nhất kể từ cơn bão năm Thìn 1904, làm gần 1000 người chết, 1 vạn người màn trời chiếu đất. Bìa phụ trương là hình ảnh những cây sứ trốc gốc của Thái Nguyên Hạnh.
* Số 16 (tháng 11-12/1985): Đăng thư liên lạc của Hội Người yêu Huế tại Pháp. (Hội thành lập từ 23/10/1983, giúp đỡ nhiều cho các chương trình văn hóa xã hội tại Huế, trong đó có việc phát hành Sông Hương).
* Số 19 (tháng 5-6/1986): Tổng Biên tập là nhà văn TÔ NHUẬN VỸ. Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN KHẮC PHÊ. Ban Biên tập gồm: BỬU CHỈ, LÂM THỊ MỸ DẠ, NGUYỄN KHOA ĐIỀM, NGUYỄN QUANG HÀ, XUÂN HOÀNG, HÀ KHÁNH LINH, LÊ THỊ MÂY, TRẦN HỮU PHÁP, VÕ QUÊ, THÁI NGỌC SAN, HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG, NGUYỄN ĐẮC XUÂN.
* Số 20 (tháng 7-8/1986): Số Kỷ niệm 90 năm Trường Quốc Học, đăng “Hồi ức về trường Quốc Học” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “Bốn năm ở trường Quốc Học Huế” của GS. Tạ Quang Bửu.
* Số 23 (tháng 1-2/1987): Trích “Hồi ký song đôi” của Huy Cận - Xuân Diệu, thơ “Năm buổi sáng không có trong sự thật” của Văn Cao.
Công bố Tặng thưởng Sông Hương 1986 (mở đầu cho việc tặng thưởng hàng năm của Sông Hương sau này, kể cả người trong Ban Biên tập cũng được xét): Thơ: Hồng Thế, Lê Văn Ngăn. Văn Xuôi: Bút ký “Mẫu nhớ về một người cộng sản” của Phan Quang, “Luận chứng một tâm hồn đa cảm” của Nguyễn Quang Hà”. Truyện ngắn: “Hai bên bờ vực thẳm” của Nguyễn Văn. Nghiên cứu phê bình: “Tiếp xúc với tác phẩm” (Thái Bá Vân), “Nguyễn Trãi trước ngã ba thời đại” (Hoàng Phủ Ngọc Tường), “Hai bài thơ “Vãng quân thứ Đà Nẵng” và “Gian thực” của Đặng Huy Trứ” (Phạm Tuấn Khanh và Vũ Thanh). Nghệ thuật: Bửu Chỉ với các phụ bản các số 20. 21.
* Số 24 (3-4 /1987): Chuyên đề Thơ Trẻ Huế.
* Số 25 (tháng 5-6/1987): Đăng câu thách đối của nhà thơ quá cố Nguyễn Khoa Vy: “Tết tới túng tiền tiêu, tính toán toan tìm tay tử tế”.
* Số 27 (tháng 9-10/1987): Số chuyên đề về “Những thay đổi ở Liên Xô qua mắt các nhà báo nước ngoài. Tất cả đều “tán thành” vậy ai “phản đối”?” với các tác phẩm của I.Eerrenbua, I. Boondarep, Rưbacop, B.Paternak, Vonhekenxki, Evtusenko, D.Granin, Ch.Aimatop...
* Số 29 (tháng 1-2/1988): Chuyên đề “văn học trước yêu cầu đổi mới”. “Thư gửi bác xích lô Hà Nội”, bài thơ đầu tiên đăng trên Sông Hương của Phương Xích Lô. Phản hồi vế đối của Nguyễn Khoa Vy có bài “Thử tìm cách đối lại vế ra của cụ Nguyễn Khoa Vy” của GS. Nguyễn Tài Cẩn.
Công bố Tặng thưởng Sông Hương 1987: Văn xuôi: “Đêm ngâu vào” (SH 26) của Đoàn Lê, “Bầy thú hoang dã” (SH 28) của Thái Ngọc San. Thơ: Văn Cao, Hải Kỳ. Hồi Ký: “Nhớ Hàn Mạc Tử” (Nguyễn Văn Xê và Phạm Xuân Tuyển). Dịch thuật: Đào Hùng với bản dịch “Một ngày thắng lợi” của Tôn Thắng Lợi (Trung Quốc). Nghiên cứu phê bình: “Vị thế lịch sử của xứ Huế” (SH 28) của Trần Quốc Vượng. Nghệ thuật: Ảnh Lê Đình Liên.
* Số 30 (tháng 3-4/1988): Tọa đàm với các cây bút trẻ: Nguyễn Quang Lập, Trần Thùy Mai, Ngô Minh, Phạm Tấn Hầu, Nguyễn Quang Vinh, Hoàng Thị Duyên...
* Số 31 (tháng 5-6/1988): Chuyên đề Tiến tới Đại hội Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Kỷ niệm 5 năm Tạp chí Sông Hương: TRƯỚC NGƯỠNG CỬA CỦA SỰ ĐỔI THAY (Phỏng vấn đối thoại với các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc và nhà thơ Trần Dần (Đối thoại mất ngủ).
Đưa tin về Đại hội thành lập Hội Văn nghệ Thành phố Huế.
* Số 32 (7-8/1988): Số Kỷ niệm 5 năm Tạp chí Sông Hương.
- Công bố thơ Hoàng Cầm (Lá diêu bông, Theo đuổi, Về với ta).
- Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình (Trần Vàng Sao).
* Số 33 (tháng 9-10/1988): - “Chúng tôi lo ngại”, ý kiến của Sông Hương về Nghị quyết của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam về Tuần báo Văn nghệ.
* Số 34 (tháng 10-11/1988): Dư luận về bài thơ “Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình” (Trần Vàng Sao).
* Số 35 (tháng 1-2/1989): Tặng thưởng Sông Hương năm 1988: Thơ: Ngô Minh, Việt Phương. Truyện ngắn: “Ngày xửa ngày xưa”, và trích tiểu thuyết “Những mảnh đời đen trắng” của Nguyễn Quang Lập, bút ký “Hương lúa” (Lê Thị Mây), hồi ký “Thành phố tuổi thơ” (Xuân Hoàng), “Chân dung Nguyễn Tuân” (Vương Trí Nhàn), “Mai Am, nhà thơ nữ tài hoa nửa đầu thế kỷ” (Lương An), “Không phải chuyện một lúc” (Irina Zitxman Moxcovina). Phụ bản nghệ thuật: “Lời cảnh cáo của thế kỷ” (Hà Văn Chước).
* Số 36 (tháng 3-4/1989): Chuyên đề đổi mới trong Văn học Nghệ thuật. Trao giải cuộc thi “Em học văn” lần thứ Nhất.
* Số 37 (tháng 4-5/1989): Truyện ngắn “Cún” của Nguyễn Huy Thiệp; thơ “Nhìn từ xa Tổ quốc!” của Nguyễn Duy. Trích báo cáo của BCH Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên tại Đại hội lần thứ 3: “Đổi mới sáng tạo để góp phần đổi mới đất nước”. Diễn đàn trước thềm Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ tư, phỏng vấn Hoàng Ngọc Hiến, Nguyên Ngọc.
* Số 38 (tháng 6-7/1989): Các loạt bài nhân Kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp 1789; Tiếp tục diễn đàn trước thềm Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 4. Truyện “Người đoán mộng giỏi nhất thế gian” của Phạm Thị Hoài. Nhạc “Lặng lẽ nơi này” (Trịnh Công Sơn).
* Số 39 (tháng 8-9/1989): Kịch “Quỷ ở với người” của Nguyễn Huy Thiệp. Bài “Cần đọc lại bài thơ “Khâm vãn Đan Dương lăng” của Ngô Thời Nhậm” của Phan Hứa Thụy góp tiếng nói trong không khí tranh luận địa điểm lăng mộ vua Quang Trung đang nóng bỏng.
Sau số này, Tạp chí dừng xuất bản 3 tháng vì chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
* Số 40 (tháng 1/1990): RA BÁO LẠI sau một thời gian gián đoạn chờ đăng ký giấy phép mới khi chia tỉnh. Nhạc “Nếu như chẳng có dòng Hương” của Huy Tập.
* Số 41 (tháng 2-3/1990): Thơ “Ngụ ngôn người đãng trí” của Ngô Kha. Truyện “Thị trấn hoa quỳ vàng” của Trần Thùy Mai.
Nhà thơ Thái Ngọc San được cử làm trợ lý nội dung cho Tổng Biên tập.
Đăng thông tin “Tiến hành thành lập Quỹ Văn hóa Thừa Thiên Huế”.
* Số 43 (tháng 6/1990): Chuyên đề sáng tác của các tác giả trẻ: Phạm Tấn Hầu, Lê Thánh Thư, Tạ Duy Anh, Hoàng Tố Mai, Lê Thị Hoài Nam, Giáng Vân...
Thông báo của Ban Biên tập Tạp chí Sông Hương về rút kinh nghiệm về những khuyết điểm thiếu sót từ số 3 (tháng 4-5/1990) “tâm huyết nhưng đã lệch một số vấn đề cơ bản...”. Tổng Biên tập Tô Nhuận Vỹ từ chức. BCH Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã ghi nhận sự từ chức này, và giao nhiệm vụ điều hành cho hai Phó Tổng Biên tập đương nhiệm cho đến Đại hội VHNT tỉnh kỳ tới.
* Số 44 (tháng 1/1991): RA BÁO LẠI sau 6 tháng không xuất bản. Tạp chí không ghi tên các thành viên trong Ban Biên tập nhưng thực tế do nhà văn Nguyễn Khắc Phê, Phó Tổng Biên tập chịu trách nhiệm xuất bản.
Đăng bài “Văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế trong sự nghiệp đổi mới” của Bí thư Tỉnh ủy Vũ Thắng.
* Số 45 (tháng 3/1991): Hồi ký “Bóng giai nhân” - một đêm trên sân khấu Huế của Yến Lan. Đăng bức tranh “Tay Chân” của Bửu Chỉ và “nhờ đặt tên tranh”.
* Số 46 (tháng 4/1991). Tổng Biên tập: NGUYỄN KHẮC PHÊ, Phó Tổng Biên tập Nguyễn Đắc Xuân. Phỏng vấn các nhà phê bình về phê bình văn học nước nhà năm 2009: Hoàng Ngọc Hiến, Ngô Thảo, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức. Bàn tròn về thơ do nhà thơ Thái Ngọc San chủ trì.
* Số 47 (1-2/1992): RA BÁO LẠI sau 8 tháng không xuất bản.
Tổng Biên tập: nhà văn HỒNG NHU.
Tạp chí đổi măng sét, bìa của họa sĩ Phạm Đại.
Bìa số 1 - 2/1992
Các số báo từ đây không đánh theo số thứ tự nữa, mà đánh số từ 1 đến 12 theo các tháng trong mỗi năm.
* Số tháng 11-12/1992: Giới thiệu Câu lạc bộ Văn học Huế.
* Số tháng 1-2/1993: Công bố Ban Biên tập gồm: TBT HỒNG NHU, Phó TBT: HÀ KHÁNH LINH, VÕ MẠNH LẬP.
- Thông báo mở cuộc thi truyện ngắn năm 1993 (lần 1).
- Tặng thưởng tác phẩm hay trên Sông Hương năm 1992: Truyện ngắn “Lưỡi dao” (Trương Công Dũng), hồi ký “Thừa Thiên một thuở” (Bùi Hiển). Thơ: Nhật Lệ, Hoàng Trung Thông. Nghiên cứu: “Ảnh hưởng văn học Pháp tới văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1940”, “Nói chuyện văn hóa với Huế” (Phan Ngọc). Nghệ thuật: Đào Phương, Phạm Đại.
* Số tháng 7-8/1993: chuyên đề KỶ NIỆM 10 NĂM SÔNG HƯƠNG.
* Số tháng 11-12/1993: “Đô cũ các vua Hùng chính thức đóng ở đâu?” (Thái Vũ).
* Số tháng 1/1994: Từ số này, Tạp chí Sông Hương ra 1 tháng 1 kỳ. Công bố ban chung khảo cuộc thi truyện ngắn 1993: Nguyễn Quang Sáng, Bùi Hiển, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê, Hồng Nhu.
Tặng thưởng tác phẩm hay Sông Hương 1993: “Con diều hâu Lầu năm góc Phương Đông” (ký Lê Hiếu Anh), “Hát hầu văn ở Huế” (nghiên cứu Tôn Thất Bình), “Chất thơ trong “Vang bóng một thời” (Đỗ Đức Hiểu), Bản dịch truyện ngắn châu Á của Thái Nguyễn Bạch Liên. Thơ của Ngô Thế Oanh, Lê Thu Thùy, Ảnh của Nguyễn Văn Vinh.
* Số tháng 3/1994: Công bố GIẢI CỐ ĐỐ LẦN 1 và CÁC TẶNG THƯỞNG NGOÀI GIẢI.
* Số tháng 4/1994: Công bố Giái thưởng cuộc thi truyện ngắn 1993 (lần 1) do Tạp chí Sông Hương tổ chức:
- Giải nhất (không có). Giải nhì: “Mẹ” (Từ Nguyên Tĩnh), “Bức tranh thiếu nữ áo lục” (Quế Hương). Giải ba gồm các tác giả: Nguyễn Bản, Nguyễn Việt Hà, Trần Thanh Tâm, Trần Duy Phiên. Giải khuyến khích gồm các tác giả: Bùi Thị Lan Xuân Phượng, Tô Vĩnh Hà, Trương Đức Vỹ Nhật, Lê Thanh Huệ.
* Số tháng 5/1994: Trích phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Vũ Thắng tại Đại hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế lần VII: “Tâm và tài của văn nghệ sĩ trước vận hội mới”. Bài phát biểu của Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam Vũ Tú Nam. Công bố danh sách BCH mới 15 vị, nhà văn Tô Nhuận Vỹ làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch gồm Nguyễn Khắc Phê, Võ Quê.
* Số tháng 9/1994: - Đề cập Văn học Nghệ thuật trong cơ chế thị trường; Giới thiệu thơ của Kevin Bowen, bắt đầu cho quan hệ với Trung tâm William Joiner (Mỹ).
* Số tháng 10/1995: Công bố bài thơ của Văn Cao ít ai biết “Bến Ngự trên thương cảng”.
* Số tháng 1/1996: Công bố Tặng thưởng tác phẩm hay trên Sông Hương năm 1995: Truyện ngắn: “Người rừng” (Kiều Vượng), “Chuyện người bạn không có đàn ông” (Trần Viết Tuấn). Thơ: Lê Hồ Quang, Đông Trình, Nguyễn Ngọc Phú. Dịch thuật: Nguyễn Thị Hạnh. Nghiên cứu: Phạm Hy Bách, Trần Thị Thanh. Nghệ thuật: Thanh Tú, Hồng Thao.
* Số tháng 6/1996: Thông báo Ban Chấp hành đã xúc tiến các thủ tục cuối cùng trình UBND tỉnh để cuối năm Quỹ Văn học Nghệ thuật ra đời.
* Số tháng 7/1996: Chuyên đề Nội Phủ và Gốm sứ.
* Số tháng 10/1996: THI THƠ VÀ ĐĂNG THƠ TỪ 12/1996. Các bài viết về lực lượng sáng tác trẻ Thừa Thiên Huế.
* Số tháng 1/1997: Công bố tặng thưởng Sông Hương 1996: “Sông ơi” (truyện ngắn Trần Thanh Hà), “Danh phận dòng sông” (ký Dương Phước Thu). Thơ: Minh Tự. Dịch thuật: Barba Nikos. Nghiên cứu: Nguyễn Đình Thọ, Liễu Thượng Văn. Bìa và phụ bản: Ngô Lan Hương.
* Số tháng 4/1997: CÔNG BỐ GIẢI THƠ 1996. Giải nhất: Nguyễn Quốc Việt. Giải nhì: Hồ Trường An. Giải ba: Nguyễn Thị Thái. Giải khuyến khích: Lương Ngọc An, Xuân Chuẩn, Văn Cầm Hải, Đỗ Văn Khoái, Phụng Lam, Vi Thùy Linh, Nguyễn Ngọc Phú, Đoàn Mạnh Phương, Lê Tấn Quỳnh, Phan Huyền Thư.
* Số tháng 6/1997: Sự kiện Tạp chí Sông Hương tròn 100 số.
* Số tháng 7/1997: Số cuối cùng của Tổng Biên tập Hồng Nhu.
Chuyên đề Đại hội Hội Văn học Nghệ thuật lần thứ VIII. Có bài “Bằng lương tâm và nghề nghiệp, văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế hãy cống hiến cho đời, cho quê hương những tác phẩm xuất sắc” của Bí thư Tỉnh ủy Ngô Yên Thi, bài “Không ngừng lao động sáng tạo làm hay làm đẹp cho người” của Nguyễn Đình Thi.
* Số tháng 8 /1997: Tổng Biên tập NGUYỄN QUANG HÀ.
Chuyên đề Dư âm về 100 số và số 100.
Đưa tin “Vỹ Dạ hợp tập” tác phẩm của Tuy Lý Vương Miên Trinh (12 quyển, 500 trang, 100 bài thơ văn) đã thất lạc hơn 30 năm qua, nay tìm lại được do nhà nghiên cứu Trần Như Uyên, được trao lại cho Phủ Tuy Lý.
* Số 104 (tháng 10/1997): Từ số này, Sông Hương đánh số thứ tự trở lại. Bài “Góp ý cho SH” ghi lại cuộc tọa đàm góp ý cho Tạp chí Sông Hương. Nhiều ý kiến cho rằng: Sông Hương thời điểm này không còn dễ dàng có các điều kiện “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như thời bao cấp nữa. Cơ chế thị trường đã đỏng đảnh “tước đoạt” mất địa vị “độc tôn” của nó trên một số mặt mà trong đó, mảng nghiên cứu văn hóa Huế là đáng tiếc hơn cả. Các tác giả trên lĩnh vực này đều dễ dàng in sách riêng hoặc gửi bài cho nhiều tờ báo khác mà “danh” và “lợi” đều có thể “qua mặt” Sông Hương. Chỉ thuần túy làm VHNT mà không tham dự vào các hoạt động xã hội (từ thiện, khuyến học, giao lưu, đối ngoại...” là đã tự thu nhỏ mình lại. Sông Hương hiện tại quá khiêm tốn từ tổ chức đến cơ sở vật chất... Có ý kiến cho rằng Sông Hương chỉ trội về thơ và nghiên cứu văn hóa Huế, những gì còn lại đều bình bình...
* Số 109 (tháng 3/1998): Đặt vấn đề về “Nơi nguyên táng Nguyễn Du”.
* Số 112 (tháng 6/1998): Kỷ niệm 15 năm Tạp chí Sông Hương phát hành số đầu tiên. Số này bắt đầu đổi măng sét từ chữ “sông” có khung viền sang bỏ khung. Thông báo cuộc thi truyện ngắn Sông Hương lần II (1998 - 2000).
* Số 117 (tháng 11/1998): Công bố Giải Cố đô lần 2.
* Số 126 (tháng 8/1999): Đăng ca khúc “Trên Sông Hương” của Nguyễn Văn Thương và Danh mục nghiên cứu VHNT từ số 1 đến số 123 (vần C).
* Số 127 (tháng 9/1999): Chuyên đề Hội thảo 6 tạp chí văn nghệ Bắc miền Trung về văn hóa và văn học nghệ thuật.
* Số 128 (tháng 10/1999): Chuyên đề về Cuộc thi Ảnh đẹp Huế năm 2000.
* Số 130 (tháng 12/1999): Chuyên đề Đại hồng thủy 1999.
* Số 134 (tháng 4/2000): Lễ tặng thưởng văn nghệ sĩ 25 năm (1975 - 2000).
* Số 137 (tháng 7/2000): Tổng kết cuộc thi truyện ngắn lần 2 (1998 - 2000): - Giải nhất (không có). Giải nhì: “Nàng Hinh và những khúc quan hoài” (Nguyễn Anh Đào). Giải ba gồm các tác giả: Vũ Đảm, Phạm Xuân Phụng. Giải tư gồm các tác giả: Nhật Hà, Trần Thị Diệp, Vọng Thảo, Nguyễn Nhã Tiên, Phạm Ngọc Túy.
* Số 139 (tháng 9/2000): Phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Ngô Yên Thi trong Đại hội Văn học Nghệ thuật lần IX.
Đăng bài “Báo động” của TBT Nguyễn Quang Hà về tình hình nhân sự Sông Hương đang khủng hoảng thiếu trầm trọng.
* Số 140 (tháng 10/2000): Văn nghệ Bắc miền Trung từ hội thảo. Số cuối cùng nhà văn Nguyễn Quang Hà làm Tổng Biên tập.
* Số 141 (tháng 11/2000): Nhà thơ NGUYỄN KHẮC THẠCH làm Phó Tổng biên tập Phụ trách: Số chuyên đề về Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế.
* Số 142 (tháng 12/2000): Tổng Biên tập NGUYỄN KHẮC THẠCH. Đăng đề nghị thay măng sét mới từ 1/2001. Đăng chân dung tòa soạn, công bố Hội đồng biên tập gồm: LÂM THỊ MỸ DẠ, HỒ THẾ HÀ, NGUYỄN XUÂN HOA, HỒNG NHU, NGUYỄN KHẮC PHÊ, PHÙNG PHU, ĐẶNG MẬU TỰU, TÔ NHUẬN VỸ.
* Số 143 (tháng 1/2001): Sông Hương với măng sét mới.
* Số 147 (tháng 5/2001): Tưởng niệm Trịnh Công Sơn. Thông báo Cuộc thi thơ của Tạp chí Sông Hương từ 1/6/2001 đến 31/3/2003.
* Số 149 (tháng 7/2001): Thông báo từ tháng 6, Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế đổi tên thành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế.
* Số 164 (tháng 10/2002): Công bố thành lập Quỹ Phát triển Thơ Huế của Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương nhằm mục đích: dịch thơ, giao lưu thơ trong Festival, hỗ trợ các nhà thơ xuất bản thơ.
* Số 172 (tháng 6/2003): Số Kỷ niệm 20 năm Sông Hương.
* Số 191 (tháng 1/2005): Mấy suy nghĩ về Lý luận phê bình trên Tạp chí Sông Hương.
* Số 212 (tháng 10/2006): Công bố Hội đồng biên tập mới gồm: LÂM THỊ MỸ DẠ, DƯƠNG BÍCH HÀ, HỒ THẾ HÀ, NGUYỄN XUÂN HOA, NGUYỄN XUÂN HOÀNG, TRẦN THÙY MAI, BỬU NAM, ĐẶNG MẬU TỰU.
* Số 221 (tháng 7/2007): Thông báo mở trang website từ tháng 6 (www.tapchisonghuong.com.vn).
* Số 232 (tháng 6/2008): - Từ số này, Phó Tổng Biên tập Phụ trách: HỒ ĐĂNG THANH NGỌC.
- Trang điện tử Sông Hương Online (www. tapchisonghuong.com.vn) có hình thức mới do các lập trình viên thuộc Nhóm 2H - Hà Nội tình nguyện thực hiện với tấm lòng yêu mến Huế (Nguyễn Quỳnh Hoa, Nguyễn Đăng Hưng).
* Số 233 (tháng 7/2008): Số Kỷ niệm 25 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên. Sử dụng lại măng sét do họa sĩ Bửu Chỉ thực hiện từ những số đầu của Tạp chí Sông Hương.
* TỪ THÁNG 9 - 2008: BẮT ĐẦU CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA 4 CHƯƠNG TRÌNH VĂN HÓA XÃ HỘI: PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VĂN HÓA, TÌNH SÔNG HƯƠNG, PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG TRẺ, TẶNG THƯỞNG SÔNG HƯƠNG. Mở đầu là chuyến đi của Tạp chí Sông Hương trao quà Trung thu cho các cháu dị tật thiệt thòi ở Phong Điền (16/9/2008).
* Số 239 (tháng 1/2009): Chuyên đề “LÀNG”. Công bố các tác giả được tặng thưởng tác phẩm hay trên Sông Hương năm 2008: Tô Nhuận Vỹ, Trần Thùy Mai, Nguyễn Đặng Mừng, Đỗ Lai Thúy, Bùi Minh Đức, Đào Duy Anh, Đinh Thị Như Thúy.
* Số 240 (tháng 2/2009) - Chuyên đề THƠ:
* Số 241 (tháng 3/2009): Bắt đầu giới thiệu các tác giả thuộc Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế.
* Số 244 (tháng 6/2009): Khởi đăng “Những kỷ niệm của tôi về văn học miền Nam” của Nguyễn Đức Tùng, Về một xu hướng thơ Việt hải ngoại: Thơ Tân Hình Thức (Đặng Tiến).
* THÁNG 8/2009: GẶP MẶT CỘNG TÁC VIÊN TẠI HÀ NỘI.
* Số 247 (tháng 9/2009): Tạp chí Sông Hương và cuộc hội ngộ trên đất Hà Thành (Về cuộc gặp mặt Công tác viên Sông Hương ở Hà Nội) - (Phạm Nguyên Tường).
* THÁNG 10/2009: Phát động cuộc thi truyện ngắn dành cho Sinh viên Huế.
* Số 249 (tháng 11/2009): Chuyên đề “LỤT” (Kỷ niệm 10 năm Đại hồng thủy 1999).
* Số 250 (tháng 12/2009): Danh sách tặng thưởng tác phẩm hay trên Sông Hương năm 2009: Truyện ngắn: Cái chết của Rối (Mai Ninh). Thơ: Nguyên Quân, Lê Huỳnh Lâm. Nghiên cứu phê bình: Luận bàn về những vấn đề minh triết (Hoàng Ngọc Hiến), Những kỷ niệm của tôi về văn học miền Nam (Nguyễn Đức Tùng), Đọc tiếng Huế mình cho đỡ nhớ (Trần Thị Linh Chi).
* Số 251 (tháng 1/2010): Chuyên đề MỘT THOÁNG TRẺ: Con đường văn học trẻ (Trần Tố Loan), Thơ trẻ Huế hôm nay (Đông Hà), Thơ Trẻ và những gương mặt trẻ (Minh Minh), Thơ trẻ 360 độ - Những thanh âm đa sắc và đồng điệu (Mạc Thủy). Thơ của Lệ Bình Quan, Đồng Chuông Tử, Tuệ Nguyên, Lê Tấn Quỳnh, Thanh Tuyền, Huỳnh Thúy Kiều, Lê Vĩnh Thái, Fan Tuấn Anh, Nguyễn Anh Vũ, Lữ Thị Mai, Huyền Minh, Nguyễn Quang Hưng, Điệp Giang, Thụy Anh, Nguyễn Phan Quế Mai.
- Khởi đăng Dự thi truyện ngắn Sinh viên Huế.
* Số 252 (tháng 2/2010):
- Danh sách Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần IV (2003 - 2008).
- Phát động Cuộc thi Thơ Lục bát do Tạp chí Sông Hương phối hợp với Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức.
* TỪ THÁNG 3/2010, TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG RA MẮT SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG, PHÁT HÀNH 3 THÁNG 1 SỐ.
SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG (1), ra mắt tháng 3/2010, khổ 20 x 30cm. Bìa do họa sĩ Phan Ngọc Minh trình bày. Ngoài các bài vở sáng tác, nghiên cứu, các chuyên mục đặc trưng của số đặc biệt gồm: Chuyện mấy lối, Coffee. com, Chuyện ít ai biết...
* SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG (2), phát hành tháng 5/2010: Nhà xuất bản Tinh Hoa, những điều tôi biết (Trần Bá Đại Dương).
* THÁNG 6, trong dịp Festival Huế 2010, Tạp chí Sông Hương tổ chức GALA TINH HOA - SÔNG HƯƠNG, mục đích tôn vinh NXB Tinh Hoa.
* Số 260 (tháng 10/2010): Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế.
* Số 261 (tháng 11/2010): Đại hội Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế lần XI.
* Số 263 (tháng 1/2011): Danh sách Tặng thưởng tác phẩm hay trên Sông Hương 2010: Bút ký “Đôi mắt Lý Sơn” (Nguyễn Văn Dũng). Truyện ngắn “Xuân nữ” (Dạ Ngân). Thơ: “Sông Mã vẫn chảy bên chái nhà ta” (Nguyễn Minh Khiêm). Nghiên cứu, phê bình: “Hòa giải và hóa giải ba loại nhà thơ hôm nay” (Inrasara).
* Số 266 (tháng 4/2011): Chuyên đề Kỷ niệm 10 năm ngày mất Trịnh Công Sơn.
- Họa sĩ trình bày từ số này: Thái Ngọc Thảo Nguyên (NHÍM).
* Số 267 (tháng 5/2011): Chuyên đề Ẩm thực vườn Huế.
* Tháng 6 và tháng 8/2011, CHƯƠNG TRÌNH TÌNH SÔNG HƯƠNG thực hiện 2 đợt trao quà tình nghĩa cho nạn nhân da cam, trị giá trên 60 triệu đồng.
* Số 269 (tháng 7/2011): Từ số này, Tổng Biên tập: HỒ ĐĂNG THANH NGỌC.
- Chuyên đề “Vọng ra biển”.
- Chuyên đề “Dấu ấn Hậu hiện đại”: “Cái không hạn định” (Sông Hương), “Chú giải ngắn về Hậu hiện đại” (Inrasara), “Hậu hiện đại từ tia nhìn gần” (Nguyễn Mạnh Tiến). Thơ của: Đào Duy Anh, Vũ Thành Sơn, Lê Vĩnh Tài, Inrasara, Trần Tuấn. Truyện ngắn: “Gloomy Sunday” (Lê Minh Phong), “Ngày cuối cùng của một diễn viên hài” (Hồ Đăng Thanh Ngọc), “Tôi đã nôn ra những đứa trẻ” (Lê Vũ Trường Giang), “Vòng luân hồi của chữ” (Nhụy Nguyên).
* Số 270 (tháng 8/2011):
- Công bố Ban Biên tập gồm: HỒ ĐĂNG THANH NGỌC, PHẠM TẤN HẦU, ĐẶNG MẬU TỰU, HOÀNG VIỆT HÙNG, LÊ VĨNH THÁI, NHỤY NGUYÊN.
- Chuyên đề Côn Đảo.
* Số 272 (tháng 10/2011): Đau đáu tấc lòng trước nền văn học dài trên bảy trăm năm (lược thuật Hội thảo “Giá trị văn học Thừa Thiên Huế - những định hướng bảo tồn”).
* Số 274 (tháng 12/2011): Chuyên đề Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thanh Tịnh.
* Số 275 (tháng 1/2012): Tặng thưởng Sông Hương 2011: Văn xuôi: Truyện ngắn “Biển của người dưng” (Bạch Lê Quang), bút ký “Thoát kiếp nổi trôi”, “Rác đã hóa thân” của Hữu Thu - Bảo Hân. Thơ của Bạch Diệp, Ngọc Tuyết. Nghiên cứu, bình luận: “Nguyên lý mẫu và nữ tính vĩnh hằng”, “Những mộng tưởng thoạt kỳ thủy” của Nguyễn Quang Huy.
* Số 276 (tháng 2/2012): Công bố Giải thưởng Cuộc thi Thơ Lục bát do Tạp chí Sông Hương phối hợp với Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức (2011 - 2012). Kết quả: Không có giải nhất. Giải nhì thuộc về hai tác giả Vũ Thiên Kiều (chùm thơ Trễ mùa, Thanh bình em gieo, Câu cá, Ma trận) và Ngọc Tuyết (chùm thơ Em về, Khi con khóc, Trăng 14, Lỡ xe).
* Số 277 (tháng 3/2012): Chuyên đề 100 năm ngày sinh Hàn Mặc tử và 7 thập kỷ bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ”. Chuyên đề “Kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao văn học giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Trung tâm Wiliam Joiner (Mỹ).
* ĐÊM 10/4/2012, tại Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội Đồng Hương tỉnh Thừa Thiên Huế tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Đêm Văn nghệ TÌNH SÔNG HƯƠNG.
* Số 279 (tháng 5/2012): Lược thuật Hội thảo “Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế trong dòng chảy văn hóa Huế”: - Xây dựng Bảo tàng Văn học Nghệ thuật đang là vấn đề bức thiết.
* THÁNG 6/2012, TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG có thêm 3 nhà văn nguyên Tổng Biên tập được trao tặng Giải thưởng Nhà nước, là các nhà văn Tô Nhuận Vỹ, Hồng Nhu, Nguyễn Khắc Phê. Trước đó, trong Ban Biên tập Tạp chí Sông Hương có 3 người đã được Giải thưởng Nhà nước là: nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
* Tháng 6/2012: Tạp chí tổ chức Phòng triễn lãm tranh cho các họa sĩ Khuyết tật lần thứ nhất, mang tên KHÁT VỌNG.
* Số 280 (tháng 6/2012):
- Chuyên đề Thơ Tân Hình Thức: Phong cách Tân chiết trung (Khế Iêm), Bình luận về Thơ Khác (Alexander Kotowske), Về một nỗ lực làm mới thơ Việt (Văn Giá), Vài băn khoăn nhỏ từ Tân Hình Thức (Nhã Thuyên). Những thiên sứ nổi dậy - 25 nhà thơ Tân Hình Thức (Mar Jaman & David Mason), Những bài thơ Tân Hình Thức Mỹ (Khế Iêm tuyển dịch). Thơ của: Nguyễn Thị Khánh Minh, Trầm Phục Khắc, Đặng Xuân Hường, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Nguyên Quân, Trần Phương Kỳ, Biển Bắc, Gyảng Anh Iên, Bỉm, Nguyễn Tuệ, Inrasara, Nguyễn Hoạt, Huỳnh Lê Nhật Tấn, Thiền Đăng, Nguyễn Hoài Phương, Nguyễn Tất Độ, Trần Vũ Liên Tâm, Đoàn Minh Hải, Lý Đợi, Hà Duy Phương, Huy Hùng, Lê Hưng Tiến, Đài Sử.
* Số 281 (tháng 7/2012): Bổ sung LÊ MINH PHONG và LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG vào Ban Biên tập.
* SÁNG NGÀY 06/11/2012, Chương trình Tình Sông Hương tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho một gia đình có 3 người chết vì nhiễm chất độc da cam ở Hồng Thái, A Lưới.
* THÁNG 12/2012: Giới thiệu tác phẩm “Đi tìm xác đồng đội” của Trần Vàng Sao.
* Số Đặc Biệt tháng 12/2012 (số 7): Chuyên đề Kỷ niệm 10 năm ngày mất họa sĩ Bửu Chỉ.
* Số 287 (tháng 1/2013):
- Chuyên đề “Một thoáng văn chương Việt đương đại”. Thơ: Phan Đạo, Hoàng Diệp Lạc, Lê Vĩnh Tài, Tuệ Lam, Lê Vĩnh Thái, Lê Tấn Quỳnh, Đông Hà, Đoàn Minh Châu, Lê Vũ Trường Giang, Khương Hà, Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Tanka, Khánh Phương, Tuệ Nguyên. Truyện: Mình hót lên (Nhã Thuyên), Nghệ sĩ xăm mình (Nguyễn Văn Thiện), Tâm cảnh (Mai Sơn). Phê bình, lý luận: Những suy tư về lối viết (Lê Minh Phong phỏng vấn các tác giả đương đại); Thơ hôm nay đang tự xa rời quần chúng (Inrasara); Thơ trẻ - nhìn từ thể loại (Lường Tú Tuấn); Sinh quyển tồn tại mới của thế hệ nhà văn trẻ viết trên mười đầu ngón tay: mê cung, những con quái vật Minotaur và kho báu của bốn mươi tên cướp (Phan Tuấn Anh); Hướng tới những khả thể hư cấu (Lê Minh Phong).
* Số 288 (tháng 2/2013) (Tết Quý Tỵ): Ai cũng có một người thầy (Phạm Duy). Đây là bài viết cuối cùng của nhạc sĩ Phạm Duy gửi cho Tạp chí Sông Hương trước khi qua đời (27/1/2013).
* Số Đặc Biệt tháng 3/2013 (số 8): Chủ đề Huyền Trân Công Chúa và phụ nữ Huế.
* Tháng 4/2012: Tạp chí tổ chức Phòng triển lãm tranh cho các họa sĩ Khuyết tật lần thứ hai, mang tên NGÀY MỚI.
* Số 292 (tháng 6/2013) và Số Đặc biệt Sông Hương tháng 6/2013 (số 9):
- Chuyên đề Kỷ niệm 30 năm Tạp chí Sông Hương.
P.V
(SH292/06-13)