Tạp chí Sông Hương -
Nhà văn Vũ Tú Nam qua đời

"Túc tắc sống/ Ngày nối ngày/ Túc tắc say từng phút giây/ Tới khi nào buông tay bút/ Trời xanh ngút túc tắc bay..." - là những dòng thơ của con trai nhà văn Vũ Tú Nam mới đăng để tiễn biệt cha về cõi vĩnh hằng.

Nhà báo Trương Vĩnh Ký - Người đặt nền móng cho báo chí Việt Nam

Trên lĩnh vực báo chí, Trương Vĩnh Ký là người Việt Nam đầu tiên làm báo, giám đốc tờ báo tiếng Việt đầu tiên, chủ tờ báo tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Những cái đầu tiên ấy đưa ông trở thành người khai phá nền văn minh báo chí ở Việt Nam, người đặt nền móng cho báo chí Việt Nam.

Lễ kỷ niệm, tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du tổ chức ngày 25.9

Thông tin từ Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới, Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 1820) cho thấy, Tỉnh ủy Hà Tĩnh sẽ long trọng tổ chức đại lễ vào tối ngày 25.9 tại Quảng trường TP Hà Tĩnh.

Tạo thế và lực từ cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều ngày 09/9, tại Hà Nội, Thứ Trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương và Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chủ trì hội nghị góp ý Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ chế, chính sách sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chiều ngày 10/9, tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh quan điểm của tỉnh vẫn phải ưu tiên hàng đầu cho việc phòng chống dịch, "dẫu biết có nhiều bất tiện nhưng đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân vẫn là điều quan trọng nhất".

“Toan” - Tranh vẽ từ mùa dịch

Những cảm xúc về đời sống, về con người trong giai đoạn khó khăn khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là thông điệp mà ba họa sĩ Tào Linh, Doãn Hoàng Lâm và Nguyễn Vân Chung muốn gửi gắm đến công chúng trong Triển lãm “Toan” sẽ khai mạc ngày 11-9 tới tại 29 Hàng Bài, Hà Nội.

Đọc "Thời thơ ngây" sau 100 năm xuất bản

Tháng 9 này, chúng ta hãy cùng nhau đọc và nhìn lại tuyệt tác The Age of Innocence (Thời thơ ngây) xuất bản năm 1920 của nhà văn Edith Wharton (1862-1937). Đã 100 năm kể từ ngày câu chuyện về xã hội Mĩ, về gia đình, về tình yêu, về những yêu thương cùng mất mát ra đời, và dường như trong thế giới hiện đại, cuốn sách vẫn có chỗ đứng của riêng mình.

Văn Lê - Nhà thơ, nhà văn đa tài

Sớm thứ hai ngày 7-9, Trung tướng Triệu Xuân Hòa (Ba Hòa), nguyên Tư lệnh Quân khu 7, gọi cho tôi: “Anh nghe tin buồn chưa, bác Văn Lê đi đêm qua rồi”. Tôi không tin vào tai mình, hỏi lại: “Văn Lê nào, có phải nhà thơ Văn Lê?”. Giọng Ba Hòa buồn rười rượi: “Mới sớm qua, bác ấy còn đi qua ngõ nhà chúng tôi. Bác ấy vẫn cười vui mà?”.

Chiều ngày 8/9, bệnh nhân Covid-19 cuối cùng điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (xã Phong An, huyện Phong Điền) đã được ra viện.

Ngày 07/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh đã có văn bản hướng dẫn các biện pháp phòng dịch khi công dân từ vùng có dịch đến Thừa Thiên Huế với mục đích cá nhân đối với công dân từ vùng có dịch vào tỉnh Thừa Thiên Huế.

Những lời nói thẳng

Chúng ta đang trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” khi dịch bệnh hoành hành, gây nên vô số hệ lụy trong đời sống. Trên khắp thế giới và cả trong nước, các mặt kinh tế - xã hội đều ngổn ngang những vấn đề.

Tái hiện huyền tích về vua Lý Công Uẩn trên sân khấu kịch

Vở kịch “Huyền thoại gò Rồng Ấp” kể về sự ra đời của vua Lý Công Uẩn - vở diễn đặc biệt hướng tới Kỉ niệm Thủ đô tròn 1010 năm tuổi.

"Khu vườn ngôn từ" của Shinkai Makoto đẹp như một thước phim điện ảnh

Nỗi buồn, sự cô đơn là một đề tài phổ biến trong văn học và trở đi trở lại qua các tác phẩm văn chương từ xưa tới nay. Khu vườn ngôn từ, cuốn tiểu thuyết đương đại của Shinkai Makoto, cũng đề cập đến đề tài ấy, nhưng mang màu sắc riêng gắn với tâm thức con người và không gian văn hóa của một xứ sở.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở kinh doanh game online trên địa bàn tỉnh.

Những bài hát cách mạng đi cùng năm tháng

Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 trở thành ký ức không thể nào quên trong tâm trí của nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Những khoảnh khắc thiêng liêng ấy đã được nhiều nhạc sĩ lưu lại trong những ca khúc cách mạng sống mãi cùng lịch sử dân tộc.

Vu lan & triết lý Nhân quả

Sau khi đắc quả A-la-hán, Tôn giả Mục-kiền-liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất. Thấy mẹ đang chịu đói khát khổ sở trong kiếp ngạ quỷ, Ngài đau lòng vô cùng, vội dâng lên mẹ bát cơm. Lòng bỏn sẻn tham lam chưa dứt, bà sợ chúng ma cướp giật nên đưa tay che bát cơm. Nhưng cơm đã hóa thành lửa đỏ!

Những đồng cảm không tên

“Mở mắt ngày đã trôi” là tập truyện mới của tác giả Hoàng Thanh Hương nằm trong đề án Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam thực hiện năm 2020.

Nhiệt huyết và khát vọng dân tộc

Nhìn vào những tác phẩm tranh cổ động vắt qua hai thế kỷ mà sống dậy cả một giai đoạn lịch sử, thấy ở đó nhiệt huyết, khát vọng của dân tộc Việt Nam trên suốt dặm trường đầy gian nan, thử thách.

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Việt Nam - Độc lập, Tự cường”

Với hơn 200 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu, Trưng bày chuyên đề "Việt Nam - Độc lập, Tự cường" giới thiệu đến công chúng về ý chí quyết tâm, quá trình phấn đấu vì độc lập dân tộc, những hy sinh gian khổ của cả dân tộc Việt Nam để xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam hôm nay.

Tìm hiểu về Phật giáo, vẻ đẹp của quá khứ qua góc nhìn hai chiều

Cuốn sách “Các tầng địa ngục theo Phật giáo” là chuyến chu du đầy suy tư qua những ngôi chùa Việt Nam của hai tác giả người Pháp Léon Riotor và Léofanti, họ“phỏng vấn” và đàm đạo với các sư trụ trì tại đây về “địa ngục” theo Phật giáo, được các nhà sư dùng kiến thức triết học, tôn giáo cùng những truyền thuyết của xứ sở để thuyết minh cặn kẽ các tranh vẽ địa ngục trên tường chùa.

Trang 92/1037
1 ...90 91 9293 94 ...1037