Tạp chí Sông Hương -
Tuyển tập truyện ngắn Sông Hương 30 năm: SÔNG ƠI

TRẦN THANH HÀ

Ngày đó, ông tôi mở nắp chiếc thùng gỗ lấy ra một bộ áo chùng đen, xuýt xoa ngắm vuốt rồi mặc để ra Gò lễ cúng. Chưa bao giờ hương khói nhiều và thơm đến thế, hương bay toả khắp ruộng, khắp đồng khắp mặt sông...

Tọa đàm về bản di chúc của vua Tự Đức và về một tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn.

Chiều ngày 10/7, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm “Về bản di chúc của vua Tự Đức và về một tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn” do nhà nghiên cứu, diễn giả Trần Viết Ngạ trình bày, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế. 

Số Đặc Biệt T6-2018

VỚI SỰ GÓP MẶT CỦA CÁC TÁC GIẢ:
Nguyễn Khoa Điềm * Hồng Nhu * Tô Nhuận Vỹ * Nguyễn Khắc Phê * Nguyễn Quang Hà * Nguyễn Khắc Thạch * Trần Thùy Mai * Nguyễn Trọng Tạo * Trương Đăng Dung * Văn Giá * Hồ Thế Hà * Đỗ Lai Thúy * Đặng Tiến * Ngô Lan Hương * Phạm Đại * Phan Thanh Bình * Nguyễn Thiện Đức * Đặng Nhật Minh * Thái Kim Lan * Nguyễn Đặng Mừng * Từ Hoài Tấn * Hoàng Vũ Thuật * Vĩnh Phúc * Phạm Phú Phong * Lê Phùng * Hoàng Việt Hùng * Nguyễn Dư * Đông Hà * Mai Văn Phấn * Phùng Tấn Đông * Phạm Nguyên Tường * Lê Vĩnh Thái * Trần Tuấn * Trần Ngọc Cư * Nguyễn Đức Tùng * Nguyễn Man Kim * Phan Tuấn Anh * Lê Tấn Quỳnh * Lương Ngọc An * Đức Sơn * Lê Minh Phong * Lê Hưng Tiến * Nguyễn Tất Hanh * Phan Trung Thành * Huỳnh Như Phương * Dana Gioia * Khế Iêm * Triều Nguyên * Cao Chí Hải * Vũ Thanh Lịch * Phan Lệ Dung * Vũ Thiên Kiều * Trần Thị Tường Vy * Như Quỳnh De Prelle * Nguyễn Đặng Thùy Trang * Trần Vạn Giã * Hà Duy Phương * Lâm Hạ * Trần Ngọc Trác * Lê Vĩnh Tài * Mạnh Thống * Đoàn Lan Hương * Bùi Ngọc Lan * Nenden Lilis A * Võ Hoàng Minh * Nguyễn Ngọc Phú * Nguyễn Thanh Việt * Bạch Diệp * Đinh Thị Như Thúy * Nguyễn Văn Vũ * Nguyễn Thanh Mừng * Hường Thanh * Phạm Quyên Chi * Nguyễn Hoàng Anh Thư * Hạnh Ngộ * Nguyễn Hữu Trung * Ngàn Thương * Trương Đình Phượng * Hoàng Xuân Trí * Võ Vinh Quang * Hồ Xuân Thiên * Hồ Xuân Diên * Lê Vũ Trường Giang * Nhím * Phạm Tấn Xuân Cao * Anh Thư...

Thời của văn học trẻ

Chưa bao giờ văn học trẻ lại vươn mình mạnh mẽ, trong đó phần nhiều là những cây bút trẻ với những cuốn sách tản mạn, tùy bút, tản văn, truyện ngắn. Nhiều tác giả trẻ rất có ý thức xây dựng hình ảnh cá nhân, duy trì sức nóng tên tuổi của mình và những cuốn sách.

Khi nhà thơ lên sóng truyền hình bình... bóng đá

Mùa World Cup 2018 đang đến những giờ phút cao trào của xúc cảm trong lòng người hâm mộ môn thể thao “vua”. Mỗi trận đấu mang lại nhiều cung bậc tình cảm: hân hoan, hào hứng, thất vọng, buồn khổ... theo từng đường bóng. Trong làng văn cũng có rất nhiều người hâm mộ đang cuồng nhiệt cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích, thành thật khóc - cười sau mỗi trận bóng, và cuối cùng là đặt bút... làm thơ.

"Bảo vật của ngành cải lương", NSND Bạch Tuyết trở lại màn ảnh rộng sau hơn 40 năm vắng bóng

NSND Bạch Tuyết, người được mệnh danh là "Cải lương chi bảo" (bảo vật của ngành cải lương) sẽ trở lại màn ảnh rộng sau hơn 40 năm vắng bóng. Trong bộ phim "Thạch thảo" do Mai Thế Hiệp làm đạo diễn, NSND Bạch Tuyết sẽ vào vai bà Hiệu trưởng nghiêm khắc nhưng giàu tình thương học trò.

Văn nghệ sĩ Thụy Điển lập giải mới thay thế Nobel Văn học 2018

Sau khi sự kiện văn chương danh giá nhất thế giới bị hoãn, nhiều người vẫn mong muốn có thể tôn vinh những tác phẩm giá trị.

Phan Vũ - đã làm lành cánh chim trời xa xứ

Năm nay, thi sĩ Phan Vũ đã bước qua tuổi 92, và là nhân vật cao niên nhất trong làng thơ còn tại thế. Thi sĩ Phan Vũ tài hoa và đào hoa, nên sự thăng trầm của cuộc đời ông gần như không tránh khỏi.

Màu của điêu khắc

Sau những chuyến trải nghiệm đến các vùng miền đất nước, cảm nhận nguồn năng lượng dồi dào và sức sống căng tràn của thiên nhiên, Trần An và Thái Nhật Minh đã hình thành quan niệm mới trong sáng tác. Các tác phẩm điêu khắc trong triển lãm “Mùa hoa và chim” của cả hai như một cuộc đối thoại giữa ngôn ngữ của hình khối, tính chất của vật liệu và màu sắc.

Hội thảo kỷ niệm 80 năm ngày báo Dân của Xứ ủy Trung Kỳ ra số đầu tiên

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày Báo Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Đông Dương Xứ ủy Trung Kỳ ra số đầu tiên tại Huế (6/7/1938-6/7/2018), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp cùng với Báo Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo khoa học: “Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng” tại Hội trường khách sạn Hương Giang (51 Lê Lợi, Huế).

 

Vở múa đương đại Cafe Sài Gòn: Dấu ấn từ sự sáng tạo

Vở múa đương đại Cafe Sài Gòn do hai biên đạo Joost Vrouenraets (Hà Lan) và Maite Guerin (Pháp) dàn dựng cho Nhà hát Nhạc - Giao hưởng - Vũ kịch TPHCM (HBSO) vừa công diễn tại TPHCM. Trên sân khấu, 9 diễn viên, nghệ sĩ múa trẻ, tài năng của HBSO đã cháy hết mình với tác phẩm, để lại dấu ấn đẹp trong lòng khán giả.

Sẽ có giải Nobel văn học 2018 do một Viện hàn lâm khác đưa ra?

Hơn 100 nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ và các nhà văn hóa Thụy Điển đã thành lập Viện hàn lâm mới với ý định trao giải thưởng văn học vào mùa thu này, cùng thời gian với giải Nobel Văn học hàng năm.

UNESCO công bố các di sản thế giới mới tại Hàn Quốc và Ấn Độ

Ngày 30/6, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa 7 ngôi chùa cổ của Hàn Quốc cùng các tòa nhà theo phong cách Art Deco ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, vào danh sách Di sản Thế giới.

Đưa Tuồng vào học đường: Giữ cho lớp sau

“Thời hoàng kim của Tuồng đã xa”, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh mở đầu câu chuyện về việc hiện nay có nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều “món ăn tinh thần” để thưởng thức, nên chuyện phần lớn khán giả không còn mặn mà với Tuồng cũng là điều dễ hiểu.

Cây bút luôn lạc quan về lòng người

Đọc sách của Bùi Nguyễn Trường Kiên, bạn đọc thấy rất nhiều bi kịch cuộc đời, các nhân vật chính hoặc là trẻ mồ côi, hoặc là những đứa bé bị bỏ rơi, thậm chí ngay cả các nhân vật phụ hoàn cảnh cũng không khá hơn. 

Thế giới ảo có khiến chúng ta mất tự do?

Chúng ta tưởng rằng, chúng ta tạo ra mạng xã hội là để chúng ta tự do hơn: tự do phát ngôn, tự do thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình, nhưng nhìn những điều đang diễn ra, chúng ta liệu có đạt được tự do thực sự và quan trọng hơn, là tìm kiếm được hạnh phúc?

Đón đọc Sông Hương số 353 - tháng 07/2018

Tháng 7, những dòng văn viết về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 như nghẹn lại, nhói lòng người đọc bằng những “câu thơ đắp cho linh hồn ngang dọc”. Tháng 7 nhớ về các chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại Trường Sơn, hay Trường Sa với những ngôi mộ gió quanh các bãi bờ. Những người bị vùi tuổi xuân nơi địa ngục trần gian Côn Đảo, và hôm nay lớp con cháu cầm ký ức của cha ông nơi đã trở thành chứng tích cho lòng quả cảm anh hùng, để cảm nhận những người tù chính trị ngày trước vẫn như còn ấm từng dấu nằm và lời thì thầm trao truyền niềm tin vào một ngày mai ánh bình minh xuyên vào hốc tối đau thương.

Ấm áp phòng tranh “Ngày mới 2018” của các họa sĩ khuyết tật

Vào lúc 15h30 ngày 28/06, nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi lễ khai mạc phòng triển lãm tranh “Ngày mới 2018” của bốn họa sĩ khuyết tật đến từ Yên Bái, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ cũng như kết nối của kỹ sư Nguyễn Quỳnh Hoa đến từ Hà Nội tại hội trường tạp chí. 

 

Xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nghề làm tranh Đông Hồ

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan này thống nhất với đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc xây dựng Hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới.

Trang 164/1037