Sáng ngày 13/7, Ủy ban nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “ Định hướng các loại hình dịch vụ, du lịch trên địa bàn thành phố Huế.
Ngày 11/7, Trung tâm văn hoá Pháp L’Escape phối hợp cùng Nhà xuất bản Văn học và Công ty TNHH Sách và truyền thông Việt Nam đã tổ chức buổi toạ đàm giới thiệu bộ sách Tấn trò đời của đại văn hào Pháp Honore de Balzac.
“Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Từng bùng phát mạnh mẽ vào khoảng cuối năm 2015 đến 2016, năm 2017 bắt đầu suy thoái, nhưng bất ngờ, vào những ngày giữa năm 2018, hai đề tài du ký và lịch sử bất chợt trở lại thị trường sách trong nước.
"Thành Cát Tư Hãn và sự hình thành thế giới hiện đại" khắc họa hành trình chinh phạt, bành trướng của đế chế Mông Cổ.
TRẦN THANH HÀ
Ngày đó, ông tôi mở nắp chiếc thùng gỗ lấy ra một bộ áo chùng đen, xuýt xoa ngắm vuốt rồi mặc để ra Gò lễ cúng. Chưa bao giờ hương khói nhiều và thơm đến thế, hương bay toả khắp ruộng, khắp đồng khắp mặt sông...
Chiều ngày 10/7, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm “Về bản di chúc của vua Tự Đức và về một tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn” do nhà nghiên cứu, diễn giả Trần Viết Ngạ trình bày, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
Chưa bao giờ văn học trẻ lại vươn mình mạnh mẽ, trong đó phần nhiều là những cây bút trẻ với những cuốn sách tản mạn, tùy bút, tản văn, truyện ngắn. Nhiều tác giả trẻ rất có ý thức xây dựng hình ảnh cá nhân, duy trì sức nóng tên tuổi của mình và những cuốn sách.
Mùa World Cup 2018 đang đến những giờ phút cao trào của xúc cảm trong lòng người hâm mộ môn thể thao “vua”. Mỗi trận đấu mang lại nhiều cung bậc tình cảm: hân hoan, hào hứng, thất vọng, buồn khổ... theo từng đường bóng. Trong làng văn cũng có rất nhiều người hâm mộ đang cuồng nhiệt cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích, thành thật khóc - cười sau mỗi trận bóng, và cuối cùng là đặt bút... làm thơ.
NSND Bạch Tuyết, người được mệnh danh là "Cải lương chi bảo" (bảo vật của ngành cải lương) sẽ trở lại màn ảnh rộng sau hơn 40 năm vắng bóng. Trong bộ phim "Thạch thảo" do Mai Thế Hiệp làm đạo diễn, NSND Bạch Tuyết sẽ vào vai bà Hiệu trưởng nghiêm khắc nhưng giàu tình thương học trò.
Sau khi sự kiện văn chương danh giá nhất thế giới bị hoãn, nhiều người vẫn mong muốn có thể tôn vinh những tác phẩm giá trị.
Năm nay, thi sĩ Phan Vũ đã bước qua tuổi 92, và là nhân vật cao niên nhất trong làng thơ còn tại thế. Thi sĩ Phan Vũ tài hoa và đào hoa, nên sự thăng trầm của cuộc đời ông gần như không tránh khỏi.
Sau những chuyến trải nghiệm đến các vùng miền đất nước, cảm nhận nguồn năng lượng dồi dào và sức sống căng tràn của thiên nhiên, Trần An và Thái Nhật Minh đã hình thành quan niệm mới trong sáng tác. Các tác phẩm điêu khắc trong triển lãm “Mùa hoa và chim” của cả hai như một cuộc đối thoại giữa ngôn ngữ của hình khối, tính chất của vật liệu và màu sắc.
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày Báo Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Đông Dương Xứ ủy Trung Kỳ ra số đầu tiên tại Huế (6/7/1938-6/7/2018), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp cùng với Báo Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo khoa học: “Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng” tại Hội trường khách sạn Hương Giang (51 Lê Lợi, Huế).
Vở múa đương đại Cafe Sài Gòn do hai biên đạo Joost Vrouenraets (Hà Lan) và Maite Guerin (Pháp) dàn dựng cho Nhà hát Nhạc - Giao hưởng - Vũ kịch TPHCM (HBSO) vừa công diễn tại TPHCM. Trên sân khấu, 9 diễn viên, nghệ sĩ múa trẻ, tài năng của HBSO đã cháy hết mình với tác phẩm, để lại dấu ấn đẹp trong lòng khán giả.
Hơn 100 nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ và các nhà văn hóa Thụy Điển đã thành lập Viện hàn lâm mới với ý định trao giải thưởng văn học vào mùa thu này, cùng thời gian với giải Nobel Văn học hàng năm.
Ngày 30/6, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa 7 ngôi chùa cổ của Hàn Quốc cùng các tòa nhà theo phong cách Art Deco ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, vào danh sách Di sản Thế giới.
“Thời hoàng kim của Tuồng đã xa”, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh mở đầu câu chuyện về việc hiện nay có nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều “món ăn tinh thần” để thưởng thức, nên chuyện phần lớn khán giả không còn mặn mà với Tuồng cũng là điều dễ hiểu.