Tạp chí Sông Hương -
Sáng 26/3/2008, Học viện Âm nhạc Huế công bố Quyết định thành lập Học viện của Thủ tướng Chính phủ và chính thức ra mắt.
Vũ điệu của huyền thoại
Đẳng cấp Festival Huế bây giờ đã khác trước. Nhiều chuyên gia Festival nước ngoài cũng bắt đầu công nhận Festival Huế đã mang tầm quốc tế. Đó là bởi chất nhân văn của lễ hội này đang ngày một có hàm lượng cao hơn
Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tuyên dương gia đình chị Lê Thị Thêu, người dân tộc Katu, trong phong trào hiến máu nhân đạo. Có tới 9 thành viên trong gia đình chị cùng tham gia hiến máu.
Trên thực tế, việc bảo tồn những vốn quý của cha ông để lại quả không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ không thể có sự chọn lựa nào khác bởi vì sẽ không có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nào cả nếu từ bây giờ chúng ta không biết giữ lấy những gì mình đang có.
Một ngày ở Quảng Điền
Cả khung trời hồng dần lên. Sóng Tam Giang lấp lánh hồng. Con thuyền của chúng tôi như rẽ bình minh đi thẳng đến mặt trời. Bầy chim trời đang ăn trên mặt phá, gặp động, chúng rào rào vỗ cánh vù bay lên, rợp trời, như một đám mây, rồi lại rào rào hạ cánh đáp xuống phía phá bên kia.
Mang tên dòng sông duyên dáng thả mình bên thành phố Huế - SÔNG HƯƠNG, những trang tạp chí này là dòng chảy của những cảm xúc tươi đẹp trên “khúc ruột miền Trung” đất nước.
Từ xa xưa đến bây giờ, thường tục vẫn nói "sông có khúc người có lúc". Không biết Sông Hương bản báo năm rồi (năm tuổi 15) là sông hay là người? Có lẽ cả hai. Vậy nên cái khúc và cái lúc của nó đã chồng lên nhau - chồng lên nhau những khó khăn và tai tiếng!
Mùa lễ hội trong mưa
Khó có thể nói hết những cảm xúc lạ lùng bởi Festival Huế 2004 diễn ra trong mưa đem lại. Một Festival tiến hành trong bầu áp thấp nhiệt đới về sớm quả là lạ. Âm thanh cũng khác, sắc màu  cũng khác, và cái cách con người về với lễ hội nhìn nhau cũng khác, nó ẩm ướt hơn...Mưa Huế, với bao nhiêu cung bậc cảm xúc tự thân mà nó đã từng hào phóng đem cho, giờ nó lại mang đến cho nhiều người những khám phá mới-cái đẹp của mùa lễ hội trong mưa.... 
Xuất lộ phần di tích Đàn Xã Tắc
Toàn bộ hai tầng của đàn Xã tắc - bộ phận quan trọng bậc nhất trong quần thể di tích - di sản thế giới tại Huế, đã được xác định rõ, đặc biệt trong đó là sự xuất lộ rất nhiều tầng đất khác nhau trên khu đàn chính... Đó là kết quả bước đầu của đợt khai quật khảo cổ học di tích đàn Xã tắc triều Nguyễn - TP Huế, do Bảo tàng Lịch sử VN tiến hành từ đầu tháng 2/2008 đến nay.
Thanh trà Huế năm nay chết rét
Do ảnh hưởng của hai đợt rét đậm, rét hại kéo dài gần hai tháng qua, hàng chục ha cây thanh trà ở xã Thủy Biều, TP Huế không thể ra hoa. 
Thương tiếc hoạ sĩ Đỗ Kỳ Hoàng
Hoạ sỹ Đỗ Kỳ Hoàng nguyên ủy viên thường vụ Hội LH.VHNT TT.Huế, nguyên chủ tịch Hội Mỹ thuật TT.Huế, nguyên giảng viên Đại học Nghệ thuật Huế v.v... đã từ trần ngày 26 tháng 10 năm 2006, hưởng thọ 75 tuổi.Thương tiếc người hoạ sỹ tài danh xứ Huế, Sông Hương xin đăng bài viết của nhà thơ Võ Quê và xin được coi đây như một nén hương tưởng niệm
Nước mắt người trồng rau xứ Huế
Trong khi tại các chợ, rau xanh đang đắt như tôm tươi thì ở các vùng trồng rau trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, người trồng rau lại không có rau bán. Lũ lụt liên miên, rét mướt kéo dài khiến hàng loạt vùng trồng rau sạch của tỉnh Thừa Thiên - Huế tiêu điều. Người trồng rau nhìn giá mà ngậm ngùi...
Ông trẻ Axelbrod vào đại học
Một truyện ngắn của nhà văn Mỹ, đoạt giải Nobel đầu tiên của nền văn học này vào năm 1930, nhà văn Sinclair Lewis, với truyện “Ông trẻ Axelbrod vào Đại học” do dịch giả và nhà nghiên cứu văn học Phan Quang Định dịch. Các bạn sẽ thưởng thức tài năng viết truyện ngắn của nhà văn này, bên cạnh tài năng viết tiểu thuyết của ông.
Áo dài, nước mắm, hoa sen
Toàn cầu hóa đang là một xu thế, một hiện tượng rộng lớn bao trùm khắp thế giới, không chỉ về kinh tế mà cả trong lĩnh vực văn hóa và đời sống. Toàn cầu hóa và chống toàn cầu hóa đã trở thành vấn đề thời sự của thế giới. Trong bối cảnh đó, yêu cầu gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một đòi hỏi cấp thiết, có tính sống còn của mỗi dân tộc khi phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.        
Một nhà thơ làm báo bằng văn
Ai cũng biết, anh là tác giả của các tập thơ và trường ca Bến đợi, Hát rong, Hoa tường vi trong mưa, Ngựa trắng bay về, Gõ chiều vào bàn phím...với những thao thiết của dã quỳ vàng, của thông xanh, xoan tím, phượng hồng, những gió và nắng, những bùn lầy và cát bụi, những cần rượu và cồng chiêng
Nhà văn dụng võ (Hoặc là “Vạch túi cho người xem... bia”)
Cũng như cuộc đời, văn nghệ có biết bao buồn vui. Nhà văn cũng là người, cho nên có lúc cũng dở khóc dở cười bởi những chuyện ngoài văn chương. “Vạch túi cho người xem... bia” là câu chuyện hậu kì để bạn đọc chia sẻ với chuyện bếp núc làng văn.
Trang 1033/1033