Tạp chí Sông Hương -
“Thị dân và nông dân Bắc bộ đầu thế kỷ 20” trở lại Hà Nội
Hơn 40 bức pano và đèn lồng mô tả cuộc sống thị dân và nông dân Bắc bộ đầu thế kỷ 20 đang được trưng bày tại nhà gốm - Bảo tàng Dân tộc học VN (Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội), kéo dài đến hết 4-10. Mỗi bức sẽ giới thiệu khoảng 10 ký họa theo một chủ đề nhất định như: các bước làm ra hạt gạo, kiểu tóc và cách vấn khăn...
Việc TP.HCM chi 47 tỉ đồng trang bị cho Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch của mình dàn nhạc cụ mới và "xịn" nhất nước đã nói lên sự quan tâm và đánh giá đúng đắn vai trò của nhà hát này trong tiến trình nâng cao văn hóa âm nhạc cho người dân thành phố.
Dựng bia thơ Đã chết nghìn thu tiếng nguyệt cầm
Đó là tấm bia (ảnh) khắc nguyên bài thơ Đã chết nghìn thu tiếng nguyệt cầm (được bạn đọc bình chọn là 1 trong 2 bài thơ hay nhất năm 1990 của bán nguyệt san Kiến thức ngày nay) dựng lên cạnh ngôi mộ của chính tác giả bài thơ - nhà thơ Tô Nhược Châu - tại ấp Phước Hậu, xã An Phước (Châu Thành, Bến Tre) 1 tuần sau ngày ông được an táng (25.8.2009).
Triển lãm mỹ thuật Dấu ấn đức tin II
Vào lúc 16 giờ ngày 9.9, tại hội trường Trung tâm Văn hóa Công giáo (số 6 Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM), Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng giám mục Việt Nam sẽ khai mạc triển lãm mỹ thuật tôn giáo mang tên Dấu ấn đức tin II.
Để có dòng phim Discovery (khám phá) hay: Nên bắt đầu từ nông thôn Việt Nam
Vài năm trở lại đây, dòng phim khám phá các vùng đất Châu Á và thế giới đã được các đài truyền hình trong nước thực hiện. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi là, tại sao các đoàn không làm phim khám phá ở VN, mà phải sang tận vùng đất khác, nơi từng có nhiều người đến làm phim?
Tuyển tập 27 truyện ngắn “Càphê hàng Hành”
“Càphê hàng Hành” là tuyển tập 27 truyện ngắn hay từng in trên báo Văn Nghệ. Đây là tập truyện ngắn có mặt nhiều thế hệ nhà văn, từ các tác giả nổi tiếng (Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái...) đến các cây bút trẻ (Di Li...) và sáng tác của người Việt ở xa đất nước, tạo nên giọng điệu đa dạng.
Khai giảng lớp Bồi dưỡng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Sáng ngày 7/9, tại thành phố Huế, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức khai giảng Lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình và chỉ đạo, quản lý văn hóa nghệ thuật ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Dịch giả Cao Tự Thanh nói về tác phẩm của Hoàng Ưng
Ngày 14/9, tại Press Cafe (14, Alexandre de Rhodes, quận 1, TP HCM), dịch giả Cao Tự Thanh chia sẻ với độc giả những điều lý thú xoay quanh bộ sách 'Thẩm Thăng Y' của tác giả nổi tiếng Trung Quốc Hoàng Ưng, do ông vừa chuyển ngữ.
"Chợ phiên Tây Bắc" là triển lãm ảnh của NSNA Nguyễn Xuân Khánh - giảng viên nhiếp ảnh - Trường Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh TPHCM (khai mạc 9.9 tại Idecaf).
Ra mắt Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội CODES
Sáng 6/9, tại trụ sở 130/7 Đặng Thái Thân, TP Huế, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội ( tên viết tắt là CODES) đã công bố thành lập và tổ chức lễ công bố sứ mệnh CODES,  đồng thời ký kết hợp tác giữa CODES với các đối tác: Trung tâm vì sự phát triển miền núi (CSDM) Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển vùng duyên hải (CMD) thuộc trường ĐH Khoa học Huế, Công ty Cổ phần truyền thông Nghệ thuật hiện đại VN (VMA) ở Hà Nội,Tạp chí Sông Hương,  trường Tiểu học Kim Long (Huế).
Trở lại Việt Nam với 'Những vết thương vô hình'
Tháng 4/2007 ra mắt "Không thể chuộc lỗi", hơn 2 năm sau tác giả - bác sĩ Allen Hassan, trở lại VN khi hoàn thành cuốn "Invisible wounds - Những vết thương vô hình" đề cập chấn thương tinh thần của lính Mỹ sau cuộc chiến ở VN, Iraq, Afganistan.
Lần đầu có bản dịch 'Siddhartha' từ tiếng Đức
Lần đầu tiên tiểu thuyết "Siddhartha" của văn hào, thi hào người Đức Hermann Hesse ra mắt bạn đọc Việt qua bản dịch từ nguyên tác tiếng Đức của dịch giả Lê Chu Cầu.
Trên thế giới có nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong mỗi nước, ngoài mẫu số chung về nền văn hóa của cả dân tộc, còn có văn hóa vùng miền được phân định căn cứ vào đặc điểm nhân văn riêng của từng nơi. Nơi nào có được tính cách nhân văn đặc thù thì nơi ấy có văn hóa địa phương hay văn hóa bản địa. Một từ mà các nhà văn hóa học năng sử dụng khi đề cập đến lĩnh vực này là “bản sắc”. Nếu dùng từ bản sắc làm tiêu chí để nhận diện văn hóa thì Việt Nam có nền văn hóa riêng của mình, trong đó có văn hóa Huế.
Chơi vơi gây chú ý tại LHP Venice 2009
Phim Chơi vơi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên (với các diễn viên: Phạm Linh Đan, Hải Yến, Johnny Trí Nguyễn, Duy Khoa, NSND Như Quỳnh) không lọt vào danh sách 23 phim tranh giải Sư tử vàng Liên hoan phim (LHP) Venice 2009 nhưng đã gây sự chú ý cho báo giới trong những ngày qua
Nên ngừng việc 'làm mới' các di tích hàng trăm tuổi
So với lịch sử mấy trăm năm của di tích thì dừng việc trùng tu vài năm để xây dựng quy trình chuẩn còn hơn cứ sửa theo kiểu "phá" giá trị di tích như hiện nay- KTS Lê Thành Vinh.
Bức chân dung mới
Từ tháng 5 đến tháng 9.2008, bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Singapore tổ chức một triển lãm trưng bày khoảng 60 tác phẩm, một cuộc hội thảo và một cuốn sách in kèm cùng tên: Mỹ thuật Việt Nam sau 1990 – hậu đổi mới. Sau cuộc triển lãm đó, nhiều câu hỏi được đặt ra: Biết đến khi nào mỹ thuật Việt thời đổi mới có được vị trí xứng đáng trong bảo tàng Mỹ thuật Việt ? Bài viết sau đây không phải là câu trả lời, nó chỉ đưa ra đặc điểm khác biệt nhất của mỹ thuật Việt thời đổi mới so với hai trào lưu trước đó.
Cụ Nguyễn Du cũng… khóc!
Năm 2000, Khu di tích văn hoá Nguyễn Du nằm trong khuôn viên lưu niệm, thuộc khu đất Tiên Điền được xây dựng. Khu này được các nhà thiết kế dựa trên ý tưởng kiến trúc đình làng Việt rất bề thế, là nơi trưng bày giới thiệu hơn 500 tư liệu hiện vật quý hiếm liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Du. Trong đó, Thư viện Nguyễn Du có diện tích 500m2, với một phòng đọc đa chức năng, có trên 2000 đầu sách để phục vụ bạn đọc.
Lửa cách mạng sáng choang bờ cõi
Cách mạng VN đang đi trên con đường lớn, hội nhập sâu rộng và ngày càng có vị thế trên trường quốc tế. Trong thế đi lên của cách mạng, chúng ta không bao giờ quên những chặng đường đã qua, những khó khăn gian khổ buổi ban đầu của cách mạng.
Mỗi hiện vật là một câu chuyện cảm động
Trong những năm qua, hàng ngàn tư liệu, hiện vật, kỷ vật vô giá liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đã được Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm và thu nhận từ nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Triển lãm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh chào mừng 64 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chào mừng kỷ niệm 64 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9 (1945- 2009) và 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Mỹ thuật, Hội nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thể thao thành phố Huế tổ chức triển lãm Mỹ thuật Mùa thu 2009 tại số 4 Hoàng Hoa Thám và phòng trưng bày các tác phẩm Nhiếp ảnh đạt giải trong 30 năm qua tại 26 Lê Lợi, Huế.
Trang 981/1037