Tạp chí Sông Hương -
Khai mạc liên hoan Tiếng hát truyền thống và ca nhạc Lưu Hữu Phước
Với chương trình chủ đề “TP.HCM hôm qua và hôm nay”, Trung tâm Văn hóa Q.8 đã mở đầu liên hoan Tiếng hát truyền thống và ca nhạc Lưu Hữu Phước khai mạc tối 14-9 tại nhà hát Bến Thành, TP.HCM.
Nỗi niềm “giao hưởng” chung cư
Tuy sáng tác trong lặng thầm nhưng có thể nói, suốt cuộc đời GS - TS - nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam đã cống hiến cho đất nước, cho âm nhạc. Những cống hiến này đã được tôn vinh bằng Giải thưởng Nhà nước (đầu năm 2007), nhưng cuộc sống đời thường của ông cũng còn lắm nỗi chông chênh...
Lê Phổ: nghệ sĩ bậc thầy trường phái hậu ấn tượng
Người học trò đầu của trường Mỹ thuật Đông Dương
Cao Tự Thanh: 'Với việc dịch, một chữ cũng không được coi thường'
Trong giới dịch thuật, Cao Tự Thanh nổi tiếng là người làm việc nghiêm túc và tâm huyết. Nhân dịp ra mắt bộ sách mới, ông chia sẻ những suy nghĩ về sự phát triển của tiểu thuyết võ hiệp.
1. Trung tâm văn hóa tôi muốn đề cập ở đây là thành phố Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đã là một Trung tâm văn hóa thì bao giờ cũng quy tụ nhiều nhân tài lớn, trên nhiều lĩnh vực, từ mọi miền đất nước, thậm chí từ cả ngoài nước, trải qua nhiều thế hệ, nhiều thử thách khó khăn mới vun đắp lên nổi một truyền thống, mà có được truyền thống văn hóa lại càng khó khăn hơn. Trong bài viết này tôi chưa đề cập tới những nhà khoa học, những nhà văn hóa và văn nghệ sĩ xuất sắc đang sống và hoạt động tại Thừa Thiên Huế, mà tôi chỉ muốn nói tới chủ yếu các vị đã qua đời nhưng đã để lại dấu ấn sâu đậm, lâu dài cho mảnh đất này, góp phần quan trọng hình thành nên truyền thống văn hóa Huế.
Hội An: đời sống mỹ thuật sa sút
Từ sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, Hội An với những nét đẹp văn hóa truyền thống đã thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, cũng từ đó phố cổ hình thành một thị trường mỹ thuật sôi động.
Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2009: Vì sao vắng thơ và tác giả trẻ?
Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội hằng năm đã thu hút được sự quan tâm của giới cầm bút và những người yêu văn chương cả nước.
Bật mí thú vị về nhà văn Homer H.Hickam
Sự hóm hỉnh, cởi mở của tác giả cuốn 'Rocket boys' khiến không khí buổi giao lưu giữa ông và các bạn trẻ TP HCM chiều 10/9 trở nên sôi động. Nhà văn chia sẻ vài thông tin thú vị nhân dịp bản sách tiếng Việt vừa ra mắt.
Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc: nhạc cụ dân tộc... “lấn sân”!
Tiếng sáo, tiếng khèn vui hội mùa xuân réo rắt, tiếng cồng chiêng nơi nguồn cội núi rừng âm vang, tiếng đàn đá, đàn tre lắc, đàn bầu... ngân vang, thánh thót, tiếng trống ghinăng, trống paranưng trầm bổng... Và, những câu hát giao duyên của liền anh liền chị quan họ đã góp làm nên những nét văn hoá đặc sắc, hấp dẫn cho hội diễn...
Nhận biết về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghệ thuật
Chủ nghĩa hậu hiện đại (post modernisme) xuất hiện cuối những năm 70, đầu tiên là ở Mỹ. Những đồ đệ của khuynh hướng này quan niệm rằng, nghệ thuật cần phải đến với tầng lớp bình dân nhiều hơn, cần những chất liệu "tầm thường - thô nhám", những biện pháp đa thanh, đa sắc, nhiều "sân chơi" và trò giải trí để dễ đi vào lòng người.
Trao giải thưởng cuộc thi ảnh quốc tế “Nikon Photo International Contest” tại Việt Nam
3 tác giả của làng nhiếp ảnh Việt Nam vừa được tổ chức Nikon Corporation trao giải thưởng trị giá 3.300 USD của cuộc thi ảnh quốc tế “Nikon Photo International Contest” tại Việt Nam. Đó là: Trần Minh Ngọc (Khánh Hòa) với tác phẩm “Thu hoạch muối”, Trần Thị Minh Hà (Kim Chi-TPHCM) tác phẩm “Đồng hành”, Đỗ Hữu Tuấn (Bình Thuận) tác phẩm “Bình minh trên biển”.
Cần có văn học sử Việt Nam mới
Những công trình văn học sử Việt được biên soạn gần đây nhất (hai bộ giáo trình văn học Việt của khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội và khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội) đã có tuổi thọ trên dưới 30 năm. Điều cần thiết là phải “viết lại và viết khác đi”.
Lần đầu có Ngày thơ Lục bát Việt Nam
Nhân ngày lục - bát (mồng 6/8 Âm lịch), tức ngày 24/ 9 tới, Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội, CLB Thơ Việt Nam, website lucbat.com... phối hợp, đồng tổ chức Ngày thơ Lục bát Việt Nam lần thứ nhất tại Triển lãm Vân Hồ (số 2 Hoa Lư, Hà Nội) suốt từ 7h sáng đến 16h30 chiều nhằm góp phần tôn vinh thơ lục bát và văn hóa truyền thống Việt Nam.
Giải thưởng HNV Hà Nội 2009: Không có thơ!
Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, tiểu luận phê bình của Đỗ Lai Thúy và tiểu thuyết dịch của Nguyên Ngọc giành giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2009
Điểm sáng trên “lục địa đen”
Sinh năm 1977 và đây mới là cuốn tiểu thuyết thứ hai, nhưng Nửa mặt trời vàng (*) của nữ văn sĩ Nigeria Chimamanda Ngozi Adichie đã trở thành một sự kiện văn học không chỉ của châu Phi.
Cái độc đáo và duy nhất của 82 bia Văn Miếu Hà Nội
Hồ sơ đề cử danh hiệu Di sản Tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 82 bia đá Tiến sĩ (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) vừa hoàn tất. Ngày 20.9, chuyên gia UNESCO sẽ đến khảo sát hiện trạng.
Thêm một nhà thơ tiền chiến ra đi
Nhà thơ Lam Giang tạ thế vào giờ Mùi ngày 7.9.2009. Vậy là thêm một nhà thơ thời tiền chiến ra đi, thọ 90 tuổi tại Sài Gòn.
Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2009: Quy định thời lượng vở diễn không hợp lý
“Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc” (về kịch nói và cải lương) sẽ diễn ra tại TPHCM từ cuối tháng 9-2009, thế nhưng đến nay vẫn còn những bất cập khiến không ít nghệ sĩ và các đơn vị nghệ thuật ngại tham gia…
Dàn nhạc giao hưởng New York nổi tiếng thế giới biểu diễn tại Việt Nam
Dàn nhạc giao hưởng New York (New York Philharmonic) sẽ sang thăm và biểu diễn tại Hà Nội trong 2 ngày 16 và 17-10 – 2009, trong khuôn khổ chương trình lưu diễn tại một số nước Châu Á, theo lời mời của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam.
Một cuộc chơi “lịch”
Tám năm sau triển lãm lịch Năm mùa (2002), họa sĩ thiết kế Nguyễn Tri Phương Đông (Mỹ) và nhiều thế hệ học trò của ông tại VN lại hội ngộ “online” (làm việc qua mạng) trong gần hai tháng trời để cuối cùng dọn ra một cuộc chơi mới: thiết kế lịch theo chủ đề Mùa yêu  - an - vui - đón chào năm 2010 (ảnh).
Trang 980/1037